Ngày 29/7, Hoàng Kỳ (Huang Qi), nhân sĩ bất đồng chính kiến nổi tiếng tại Trung Quốc, nhà sáng lập trang “64tiawang” lên tiếng cho những người yếu thế và vạch trần bộ mặt đen tối của chính quyền, đã bị toà án của chính quyền Trung Quốc tuyên án phạt 12 năm tù. Đây cũng là một trong những phán quyết nặng nhất đối với nhân sĩ bất đồng chính kiến của chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong nhiều năm qua. 

Hoàng Kỳ, Huang Qi, bất đồng chính kiến
Hoàng Kỳ, nhân sĩ bất đồng chính kiến nổi tiếng Trung Quốc, người sáng lập trang web nhân quyền “64tianwang”. (Ảnh từ internet)

Toà án Trung cấp thành phố Miên Dương tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc đăng một tuyên bố ngắn trên trang web chính thức của mình cho biết, Hoàng Kỳ 56 tuổi bị phán tội “cố ý tiết lộ bí mật quốc gia” và “cung cấp bí mật quốc gia ra bên ngoài lãnh thổ”, tuy nhiên tuyên bố này lại không cung cấp thêm bất cứ chi tiết nào. 

Trước đó, Hoàng Kỳ từng tỏ rõ thái độ, từ chối nhận cái gọi là “phạm tội”. Hoàng Kỳ nói với nhân viên thẩm vấn rằng, cơ bản không có sự thực đó, không phải là vấn đề nhận tội hay không nhận tội, mà là không hề có sự thực đó. Ông nói, “Nếu các vị cưỡng ép tôi nhận tội, các vị chỉ có thể nhận được một thi thể”.

Hoàng Kỳ là một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng tại Trung Quốc, là người sáng lập trang tin về nhân quyền “64tianwang”, lên tiếng cho những nhóm người yếu thế như người kêu oan, những người bất đồng chính kiến, nhóm người tập Pháp Luân Công, v.v, tiết lộ bộ mặt đen tối của ĐCSTQ, vì thế mà ông bị chính quyền đàn áp trong thời gian dài. 

Năm 2008, sau trận động đất Tứ Xuyên, trang “64tianwang” là nơi đầu tiên đưa tin về công trình trường học kém chất lượng. Sau đó, Hoàng Kỳ bị phạt 3 năm tù. Tháng 11/2016, “64tianwang” nhận được giải thưởng tự do báo chí của Tổ chức Phóng viên không biên giới. Sau đó vài tuần, Hoàng Kỳ tiếp tục bị bắt giữ tại quê nhà Thành Đô.

Sau khi Hoàng Kỳ bị xử oan, Luật sư Lưu Chính Thanh (Liu Zhengqing) – người từng bị chính quyền bức hại vì đại diện bào chữa cho vụ án của Hoàng Kỳ, đã chia sẻ với tờ Epoch Times cho biết, “Đây là vu tội không có căn cứ, Hoàng Kỳ không khuất phục, ĐCSTQ chính là muốn tấn công để trả thù.” “ĐCSTQ là tà ác, nó không nói luật pháp với bạn, luật pháp là nguỵ trang, bạn mà nói luật pháp với nó, nó sẽ chơi trò lưu manh”. 

Trần Vân Phi (Chen Yunfei), một nhà bất đồng chính kiến ở Tứ Xuyên cho rằng, cái gọi là “cơ mật”[mà Hoàng Kỳ “tiết lộ”], toàn là những thứ mà chính quyền đã công bố từ lâu, có gì để giấu diếm cơ chứ? Ông còn lo lắng cho bệnh tình của mẹ Hoàng Kỳ là bà Bồ Văn Thanh, sợ bà không chịu nổi cú sốc này, “quá tàn nhẫn”, Trần Vân Phí nói. 

Bà Bồ Văn Thanh đã 85 tuổi, vì để giải cứu con trai thân mang trọng bệnh vẫn bị giam giữ, nên bà đã đi khắp nơi để kêu gọi. Tháng 1 năm nay, sau khi Hoàng Kỳ bị xét xử về tội tiết lộ bí mật, bà Bồ Văn Thanh đã bị chính quyền hạn chế tự do nhân thân. Do nhớ con, lại thêm bị chính quyền đàn áp, doạ nạt, uy hiếp, v.v, nên bệnh tim của bà ngày càng nặng, gần đây bệnh phổi của bà cũng được bệnh viện kiểm tra và nghi là ung thư, do đó bà càng mong muốn được gặp Hoàng Kỳ. 

Sau khi Hoàng Kỳ bị xử oan, bà Bồ Văn Thanh nói với bạn bè rằng, bà đã biết việc Hoàng Kỳ bị tuyên án, chính quyền không thông báo trước cho bà, ngày 29/7, bà yêu cầu đến Miên Dương gặp Hoàng Kỳ và luật sư, nhưng bị nhân viên canh giữ ngăn cản, không cho bà ra khỏi cửa. 

Tháng 1 năm nay, sau khi toà án Miên Dương mở phiên toà xử vụ án Hoàng Kỳ, các quan chức ngoại giao phương Tây như Mỹ đã đến toà án Miên Dương với mong muốn tham gia nghe xét xử, nhưng đều bị ngăn chặn. 

Ngày 14/2 năm nay, bà Bồ Văn Thanh đã đến gặp mặt các quan chức ngoại giao của của nhiều lãnh sự quán trú tại Thành Đô, thỉnh cầu họ chú ý đến tình hình của Hoàng Kỳ. Sau đó, bà đã bị chính quyền canh giữ nghiêm ngặt. 

Một Luật sư tiết lộ, hồi tháng 6, ông chuẩn bị để bào chữa cho Hoàng Kỳ, như khi được hẹn đến Miên Dương và Thành Đô, thì mẹ của Hoàng Kỳ giam lỏng  nên đã không thể nào đi gặp ông kể ký đơn uỷ thác bào chữa. Vị Luật sư này còn bị chính quyền Tứ Xuyên tố cáo bậy lên Uỷ ban Chính trị Pháp luật của ĐCSTQ, từ lời của người làm trong Cục Tư pháp có thể thấy, vụ án Hoàng Kỳ là một vụ án lớn và đặc biệt nhạy cảm mà cả Uỷ ban Chính trị và Pháp Luật cũng phải chú ý. 

Theo các báo cáo trước đó, trong trại giam, Hoàng Kỳ bị đánh đập và ngược đãi, dẫn đến bệnh thận chuyển biến xấu.

Nhiều người theo dõi vụ án của Hoàng Kỳ từ thời kỳ đầu đều lên tiếng chỉ trích ĐCSTQ tàn nhẫn vô nhân tính. “Quá tà ác và tàn nhẫn”, “Không còn lời nào có thể diễn đạt được sự phẫn nộ trong lòng”, “ĐCSTQ thổ phỉ muốn bức chết Hoàng Kỳ …”, v.v.

Tổng thư ký của Tổ chức Phóng viên không biên giới (Christophe Deloire) hôm thứ Hai (29/7) nói: “Phán quyết này cũng bằng như phán từ hình đối với Hoàng Kỳ, quá khứ, ông đã bị giam cầm đến 10 năm trong môi trường khắc nghiệt, sức khoẻ của ông đã ngày càng xấu đi.” Hôm thứ Hai, tổ chức này cũng đăng kêu gọi trên Twitter, kêu gọi ông Tập Cận Bình thể hiện tấm lòng cảm thông, sử dụng lệnh đặc xá, phóng thích Hoàng Kỳ.

Trí Đạt

Xem thêm: