Người cao tuổi tập thể dục là chuyện đáng mừng. Thế nhưng, tại Trung Quốc việc này cũng gây ra lắm chuyện phiền toái và tranh cãi.

41
Vụ taxi đâm vào nhóm người cao tuổi đang chạy bộ

Theo truyền thông Đại Lục đưa tin, sáng sớm 8/7/2017, tại thị trấn Nghi Lâm, tỉnh Sơn Đông có một đoàn khoảng 20 người mặc đồng phục màu xanh lá, chạy theo hàng lối phía bên trái đường dành cho xe cơ giới. Trong khi đang chạy có một chiếc taxi từ phía sau lao vào giữa và va vào nhiều người, trong đó 2 người bị thương và 1 người chết. Cảnh sát cho biết do lái xe không cẩn thận nên đã xảy ra tai nạn.

Lái xe chắc chắn phải chịu trách nhiệm, nhưng điều gây tranh cãi nhiều nhất là nhóm người đó có nên chiếm dụng đường dành cho xe cơ giới để tập thể dục hay không?

Chạy bộ là một hình thức tập luyện thể dục rất phát triển trong mấy năm trở lại đây tại Trung Quốc. Những người lựa chọn hình thức tập luyện thể dục này chủ yếu là những người lớn tuổi, thời gian phần lớn vào sáng sớm hoặc sau bữa cơm tối. Địa điểm thường là công viên, sân vận động trong các trường học, ngoài đường hoặc các khu dân cư. Thường thấy nhất đó là chạy bộ ngoài đường, họ xếp thành hàng với mấy chục người, vừa chạy vừa hô khẩu hiệu.

Đầu tháng 6, tờ Bán Đảo Đô Thị tại Thanh Đảo cũng đưa tin, có 2 nhóm người chạy thể dục chạy trên đường dành cho xe cơ giới. Theo đó, khoảng 20-30 người chủ yếu là trung tuổi trở lên xếp thành hai hàng chạy trên đường, việc này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn giao thông. Trong video ghi hình lại cho thấy một số xe phải chạy chậm phía sau để nhường đường cho nhóm chạy bộ này.

14998668073119517 e1499966751328
Người lớn tuổi ở Trung Quốc chạy bộ trên đường dành cho xe cơ giới
14998668203887980 e1499966742445
Người lớn tuổi ở Trung Quốc chạy bộ trên đường dành cho xe cơ giới

Trên mạng xuất hiện lời bình: “Họ ngang nhiên chạy giữa đường, không chạy theo đường dành cho người đi bộ, không nhìn đèn giao thông, không chạy theo vạch kẻ đường, ai cho họ quyền này? Họ ‘cậy đông người’ ư ?

Có người nói: “Nhiều thành viên trong nhóm chạy bộ chạy trên đường dành cho xe cơ giới, thậm chí họ còn chạy ngược chiều!” Bởi nhiều thành viên trong nhóm là người già nên khó tránh khỏi bị rớt lại phía sau, vì để đuổi kịp, một số người không thèm để ý đến đèn giao thông mà cứ chạy thẳng, có lúc còn không nhường đường cho xe cộ, việc này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.”

Ngoài ra, chạy thể dục trong khu dân cư nhỏ cũng gây nhiều bức xúc. Ông Trương, sống tại khu dân cư gần bến tàu nói: “Tôi không phản đối tập thể dục, nhưng mỗi ngày đều có một nhóm người chạy qua thỉnh thoảng lại hô khẩu hiệu, sẽ rất làm phiền người khác.”

“Cư dân quanh đây đều đã nhiều lần nói chuyện với họ, còn phản ánh lên cả cơ quan chức năng. Nhưng đến nay, sự việc vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.”

Những người tham gia chạy bộ lại có giải thích khác, ông Lưu, một người tham gia chạy bộ được 5 năm cho biết, trước khi chạy bộ, sức khỏe của ông không tốt, còn bị gan nhiễm mỡ nặng, hiện giờ đã đỡ nhiều, gan nhiễm mỡ cũng giảm thuyên giảm. “Mỗi ngày chạy 9 km, có cả nhạc rất hay mang theo người, không chỉ rèn luyện sức khỏe, mà còn giúp cuộc sống tràn đầy cảm xúc”.

Theo tin từ trang thepaper.cn đưa tin, một cuộc khảo sát nhỏ “Bạn cảm thấy vụ tai nạn này ai chịu trách nhiệm lớn hơn”, trong số 6000 người tham gia khảo sát, 90% cho rằng người tham gia chạy bộ phải chịu trách nhiệm lớn hơn, những người chạy bộ trên đường dành cho xe cơ không chú ý đến quy tắc giao thông, tự hại mình hại người khác.

Sự việc những người lớn tuổi chiếm sân tập bóng rổ của một nhóm thanh niên để khiêu vũ xảy ra tại Lạc Dương, Trung Quốc cũng có điểm tương đồng.

Hồi tháng 6 vừa qua, tại thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam xảy ra một vụ tranh chấp sân tập giữa những người lớn tuổi và nhóm thanh niên chơi bóng rổ, một số người lớn tuổi còn đánh cả thanh niên đang tập bóng rổ. Dư luận chỉ trích những người lớn tuổi này là “cậy mình nhiều tuổi”.

bkncn 20170601160421887 0601 05011 001 01p e1499966916325
Vì giành sân tập bóng rổ của thanh niên để khiêu vũ, nhóm người lớn tuổi đánh cả thanh niên.

Sự việc như thế đã không còn là trường hợp cá biệt, mà nó đã trở thành một hiện tượng xã hội ở Trung Quốc. Có người còn đùa: “không phải người già biến thành kẻ xấu, mà kẻ xấu đã trở nên già”, ý nói rằng những người trong độ tuổi từ 50 – 70 này, đa phần là thanh niên đã trải qua thời Cách mạng Văn hóa, thời điểm mà những lễ nghi truyền thống tốt đẹp của Trung Quốc đã bị hủy hoại, và giữa người với người chỉ còn lại tranh đấu và thù hận…

Trí Đạt

Xem thêm: