Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình đã khiến tỷ lệ nam và nữ của Trung Quốc mất cân bằng nghiêm trọng, nam nhiều nữ ít. Năm 2021, Cục Thống kê của ĐCSTQ nhận thấy ở vùng nông thôn nước này, đàn ông nhiều hơn phụ nữ hơn 20 triệu người. Đây là số liệu của chính thức của ĐCSTQ, ngay cả khi họ khai man, thì đây cũng không phải là một con số nhỏ. Để giải quyết nhu cầu “kết hôn, sinh con”, những vụ buôn bán người và bạo hành phụ nữ kinh hoàng đã diễn ra.

id13554835 bcf41f628336ccb3510bd75b81ae8ae4
Khi vụ việc “bà mẹ tám con” bị xích cổ ở Từ Châu, Giang Tô nóng lên, nhiều câu chuyện mờ ám đằng sau nạn bắt cóc và buôn bán phụ nữ ở Trung Quốc cũng được phanh phui. (Ảnh ghép của Epoch Times)

Theo chương trình News Shooting Surprise’ của Epoch Times, sự chú ý đối với vụ việc bà mẹ 8 con bị xích cổ ở Từ Châu, Giang Tô đang dần nóng lên. Dư luận cả trong và ngoài bức tường lửa kiểm duyệt Internet của ĐCSTQ đều như vậy. Đây được coi là một lỗ hổng đối với nạn bắt cóc, buôn bán và ngược đãi phụ nữ.

Trong nhà “ông bố 8 con” nổi tiếng trên Internet có chuyện lạ: Người mẹ bị xích cổ

Trên Weibo Đại Lục, một người nổi tiếng trên mạng Internet tự nhận mình là “cha” của 8 đứa trẻ, 7 trai 1 gái. Ông ấy đã chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con cái của mình trên Internet và kể một loạt câu chuyện của riêng mình, thu hút hơn 60.000 người hâm mộ. Thỉnh thoảng, các blogger sẽ đến nhà ông ấy “tuyên truyền” rằng cha của 8 đứa trẻ là một “người cha nhân hậu”.

Sau đó, vào tháng trước, một blogger khác của TikTok đã đến nhà của “ông bố 8 con” này để quay phim và quảng bá cho một sự kiện có tên “Trao yêu thương, tặng ấm áp” tại thị trấn Hoan Khẩu, huyện Phong, thành phố Từ Châu, Tỉnh Giang Tô.

Nhưng điều bất ngờ là trong gia đình này có một người phụ nữ, nghe nói là mẹ của 8 đứa trẻ, nhưng bà ấy bị khóa cạnh giường trong nhà bằng xích sắt, giống như một con vật. Bà ấy nói năng không rõ ràng, thần sắc bất thường, tóc tai bù xù, nhếch nhác. Trên giường cũng rất bừa bộn, và còn có một bát cơm nguội.

Sau khi một đoạn video ngắn như vậy được đăng tải trên Internet, nó đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của cư dân mạng, mọi người đều muốn biết bà ấy đã phải trải qua những gì, đến nỗi bị xích vào đó như một con vật. Sự chú ý của dư luận đang nóng dần lên, và các cơ quan chính quyền địa phương buộc phải vào cuộc.

Hai lần thông báo của Huyện ủy huyện Phong lộ nhiều sơ hở, người phụ nữ bị xích là Lý Oánh, người Tứ Xuyên bị bắt cóc?

Một thông báo sự việc do Huyện ủy huyện Phong đưa ra vào ngày 28/1, nói rằng sau khi “điều tra và xác minh toàn diện”, người phụ nữ bị xích đã “kết hôn” với người đàn ông họ Đổng này vào tháng 8/1998, và nói rằng đây không phải là vụ bắt cóc buôn người; sở dĩ để bà ấy “sống một mình” là vì bà ấy bị bệnh tâm thần, thường đánh đập trẻ em và người già vô cớ. Nhưng liệu có nhất thiết phải khóa bằng xích sắt hay không? Thông báo này đơn giản là không thuyết phục.

Ngày 30/1, huyện này lại đưa ra một thông báo khác, và câu chuyện thậm chí còn gây phẫn nộ hơn, nói rằng người phụ nữ này tên là Dương x Hiệp, là một người lang thang ăn xin tại thị trấn Hoan Khẩu vào tháng 6/1998,  được ông Đổng x Canh, cha của ông Đổng x Dân, nhận về nuôi, sau đó “sống cùng” với ông Đổng x Dân, trong “quá trình sống chung” thì phát hiện ra bà Dương x Hiệp có biểu hiện thiểu năng trí tuệ.

Sau đó, thông báo cho thấy khi bà Dương x Hiệp và ông Đổng x Dân đăng ký kết hôn, nhân viên hành chính dân sự đã không xác minh chặt chẽ thông tin danh tính. Sau khi sinh 2 con, Sở Kế hoạch hóa Gia đình đưa ra các biện pháp kiểm soát sinh sản cho bà Dương x Hiệp không thành công, ông Đổng x Dân trốn tránh việc kiểm tra bằng nhiều cách khác nhau, nên bộ phận kế hoạch hóa gia đình đã không xử lý kịp thời. Thông báo này tiếp tục để lộ nhiều sơ hở, khiến nhiều cư dân mạng Trung Quốc lên tiếng phê phán.

Cùng thời điểm này, một bài viết ngắn đăng vào ngày 29/1 của một cư dân mạng trên Weibo với tiêu đề “Muốn xem Pháp Tang thức giấc” có vẻ gần hơn với sự thật của vụ việc, và ngay lập tức gây xôn xao dư luận. Nội dung cho biết người phụ nữ bị xích có hơi hướng giống cô gái mất tích trong nhà chú của cư dân mạng này, tên là Lý Oánh, sinh năm 1984 và mất tích năm 1996 khi mới 12 tuổi. Lúc đó cô đang học lớp 6 tại trường tiểu học tại Nam Sung, Tứ Xuyên. Một hôm sau khi tan học, cô bé đã biến mất khỏi thế giới.

p3091171a805630476
Người phụ nữ bị nghi là nạn nhân của nạn buôn người, cô Dương x Hiệp, bị xích cổ và đẻ 8 đứa con ở Từ Châu. (Ảnh chụp màn hình video)

Lý Oánh và người phụ nữ bị hại rất giống nhau, người trong cuộc tiết lộ khi bị bán cô đã chống trả quyết liệt

Ngay sau đó, không chỉ một nhà phân tích chuyên nghiệp đã ghép các bức ảnh của Lý Oánh và người phụ nữ bị xích lại với nhau, và kết quả thật đáng ngạc nhiên.

Ví dụ, trong bức ảnh so sánh này, chúng ta có thể thấy rằng hai bức ảnh giống nhau một cách đáng ngạc nhiên về hình dạng khuôn mặt, mắt, mũi, miệng, cằm và các bộ phận khác.

Nhiều cư dân mạng Đại Lục đã kêu gọi các cơ quan chính quyền địa phương tiến hành xét nghiệm ADN càng sớm càng tốt để xác minh danh tính của Lý Oánh và người phụ nữ bị xích.

Nhưng nhắm mắt cũng biết những quan chức địa phương đó có dám xét nghiệm ADN hay không. Bởi nếu ADN đồng nhất, thì những câu chuyện mà Huyện ủy huyện Phong bịa ra chẳng phải đều sẽ bị lộ? Đã thốt ra một lời nói dối, thì phải che đậy nó bằng vô số lời nói dối khác, đây chính là một ví dụ. Tuy nhiên, các nguồn tin nói rằng trong trường hợp này, một cơ quan ở Nam Sung, Tứ Xuyên có thể đang lên kế hoạch làm xét nghiệm ADN.

Tuy nhiên, chuyện này hiện có sức ảnh hưởng lớn như vậy, chắc hẳn phải có sự can thiệp của ban ngành cấp trung ương, Nam Sung muốn giải quyết thế nào, hẳn cũng không thể tùy tiện. Nhưng hiện giờ mạng Internet rất phát triển, nhiều việc muốn che giấu cũng khó. Hiện tại, tin tức từ những người thạo tin khác nhau tại địa phương cho phép mọi người hiểu rõ toàn bộ bức tranh của vụ việc.

Ngôi làng này là “Thôn Đổng Tập” ở thị trấn Hoan Khẩu, huyện Phong, thành phố Từ Châu. Hầu hết người dân trong làng đều mang họ Đổng. Một cư dân mạng Đại Lục biết một người tại địa phương và đã tìm hiểu vụ việc.

Người phụ nữ bị xích đúng là đã bị bắt cóc và bán tới đây. Khi mới đến, tinh thần cô ấy bình thường và có thể nói được một ít tiếng Anh, nhưng không hề có giấy đăng ký kết hôn với người đàn ông đã mua cô ấy. Các cơ quan chính quyền địa phương đã liên kết với nhau cùng nói dối rằng đây không phải là phi vụ buôn người, mà họ đã kết hôn. Trên thực tế, họ không hề kết hôn, mọi người ở thôn Đổng Tập đều biết rằng cô ấy bị bắt cóc và bán đến đây.

Khi mới đến làng, cô gái mới mười mấy tuổi với tính cách ngang bướng, thường bỏ chạy và cào cấu, cắn xé bất cứ ai đến gần. Cô bé đã bị đánh gãy răng, chỉ còn lại 2 chiếc.

Bà mẹ của 8 đứa trẻ cũng bị tra tấn “cắt đầu lưỡi”, khi được cởi xích bà mắng cả nhà kẻ bạo hành là một phường cưỡng dâm

Thông tin được cung cấp bởi một người thạo tin khác tại địa phương thậm chí còn gây phẫn nộ hơn. Người này nói rằng vụ án thôn Đổng Tập là một vụ án xấu lồng ghép việc buôn người, ngược đãi tình dục và việc các cơ quan chính phủ “canh gác và tự trộm cắp”.

Ông Đổng x Dân mà chúng ta nhắc đến tên thật là Đổng Chí Dân. Người phụ nữ bị hại không chỉ bị 3 cha con Đổng Chí Dân cưỡng hiếp, mà cô còn bị cưỡng bức bởi những người đứng đầu thôn, thị trấn, gồm cả cán bộ đảng ủy thị trấn Hoa Khẩu ngay lúc mới bán tới đây khi còn nhỏ tuổi.

Ngoài chuyện bị sỉ nhục, cô còn bị ngược đãi đến mức răng bị gãy gần hết và bị cắt mất “đầu lưỡi”. Không chỉ vậy, để tránh việc nữ nạn nhân la hét mắng chửi những kẻ cưỡng hiếp mình, cô ấy còn bị cho uống thuốc phá giọng trong nhiều năm, khiến nạn nhân bị chấn thương tâm lý nghiêm trọng.

Mãi sau này, “ít nhất” cô đã sinh cho 3 cha con Đổng Chí Dân 8 người con. Nói rằng “ít nhất” là bởi mọi người nghi ngờ rằng tất cả các bé gái sinh ra có thể đã bị xử lý, và giữ lại hầu hết các bé trai.

Ngày nay, trước sự quan tâm rộng rãi của xã hội, nữ nạn nhân đã được cởi xích, nhưng không thể nói rằng bà ấy đã hoàn toàn tìm lại được tự do. Một đoạn clip cho thấy nạn nhân được cho là mất trí này đã chỉ vào nhà họ Đồng và nói: “Cái tổ này chẳng có thứ gì tốt đẹp, cả nhà đều là một phường cưỡng dâm.” Đây là giọng Tứ Xuyên rất nặng.

Mặc dù chính quyền ĐCSTQ không đưa ra bất kỳ tuyên bố thuyết phục nào, nhưng tin rằng hầu hết mọi người đều đã xác định được nạn nhân là cô gái “Lý Oánh” đã biến mất ở Nam Sung, Tứ Xuyên năm 1996. 26 năm trôi qua, cô ấy đã sống một cuộc đời như thế nào, ngay cả nghĩ nhiều người cũng không dám nghĩ tới.

Một người phụ nữ khác tại thôn Đổng Tập thậm chí còn thê thảm hơn, bi kịch tương tự cũng tồn tại ở các tỉnh khác

Cũng tại thôn Đổng Tập, một người phụ nữ khác bị bắt cóc và bán tới đó, cũng phải chịu đựng cảnh ngộ tương tự. Phóng viên Đại Lục Đặng Phi đã đưa tin trên Weibo, rằng có một “người mẹ” trong ngôi làng đó, bà ấy cũng bị xích, đến nỗi bị liệt và không thể đi lại bình thường, quanh năm không mặc quần áo, tâm thần bất thường.

Từ video có liên quan có thể thấy người phụ nữ này nằm sấp trên mặt đất, quấn trong một chiếc chăn bông to, lẩm bẩm điều gì đó mà không ai hiểu được, cổ của bà ấy rung lên bất thường, khiến mọi người nhói lòng. Đã hơn 20 năm qua, bà ấy vẫn bị xích trên mặt đất.

id13553595 e34d97b330c2a3d7856f45e117552c38 600x400 1
Nỗi xót xa của những “nữ nô lệ bị giam cầm” tại Trung Quốc. (Ảnh ghép bởi “News Shooting Surprise”)

Sau đó, đã có nhiều tình tiết được tiết lộ, rằng không chỉ có 1, 2 trường hợp tại thôn Đổng Tập, nhiều gia đình đã mua phụ nữ về, và họ đều có một cuộc sống khốn khổ.

Một cư dân mạng Đại Lục cũng nói rằng huyện Phong là quê hương của cô ấy, nơi đó cũng có 3 người phụ nữ bị bắt cóc và bán đến đây. Mẹ của một trong những bạn học tiểu học của cô ấy đã bị chặt một tay vì chạy trốn. Sau đó, khi đến nhà bạn học đó chơi, cô còn thấy mẹ bạn ấy làm bánh bao bằng một tay.

Hầu hết những phụ nữ địa phương bị bán đến đây đều đến từ 3 tỉnh Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên, có người bị đánh đập, thậm chí có người còn bị cho uống thuốc cố ý hủy hoại cơ thể họ.

Một số người may mắn hơn thì bị bán vào “những gia đình lương thiện”, số phận của họ không đến nỗi thê thảm như vậy. Sau khi bị bán đi, dần dần họ cũng bắt nhịp được với cuộc sống mới, và còn có thể trở về Tứ Xuyên thăm họ hàng.

Nạn buôn người tràn lan ở Từ Châu, vụ “8 phụ nữ lên núi Thiên Sơn” ở Tân Cương

Năm 2017, Hoa Kỳ đã liệt Trung Quốc vào danh sách những quốc gia tồi tệ nhất về nạn buôn người. Ngày nay, nhiều kênh truyền thông đã báo cáo một số liệu từ “Tài liệu về nạn buôn bán phụ nữ trên toàn quốc” xuất bản năm 1989.

Tác giả cho biết từ năm 1986 – 1989, có 48.100 phụ nữ bị bọn buôn người trên khắp đất nước bán đến thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô. Đây chỉ là dữ liệu của 3 năm trong những năm 1980.

Trong số đó, chỉ riêng một nơi duy nhất là thôn Ngưu Lầu, đã tăng hơn 200 người trong vòng 3 năm đó, tất cả đều là phụ nữ bị bán, chiếm 2/3 số phụ nữ đã có gia đình trong làng, và hầu hết họ đều đến từ Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên. Thôn Khương Tập ở Từ Châu được biết đến là “chợ buôn người lớn nhất” tại phía bắc Giang Tô. Hầu như tất cả dân làng địa phương đều tham gia vào hoạt động buôn người.

Ngày nay, tình trạng thế này vẫn tồn tại với số lượng lớn trên khắp Trung Quốc. Có vô số trường hợp thương tâm, nhiều người bị đánh đập đến tàn phế, bị nuôi nhốt như một ‘cái máy đẻ’ nhưng chính quyền ĐCSTQ vẫn nhắm mắt làm ngơ.

Ví dụ, một cô gái người Tứ Xuyên tên là “Tào Tiểu Cầm”, năm 1991, cô ấy bị tê liệt vì dùng thuốc trong tình trạng hôn mê sâu, sau đó cô ấy bị đưa đi bằng tàu hỏa và bị bán đến tận Nội Mông, trong quá trình đó cô bị bán đi bán lại tới 4 lần. Sống trong môi trường khắc nghiệt trong nhiều năm, phải mất gần 20 năm cô mới được giải cứu, khi đó cô cũng đã trở nên điên loạn.

Nạn buôn người này sớm đã trở thành một ngành công nghiệp. Một số bí mật bắt cóc các cô gái, sau đó bán, thậm chí bán sỉ và chuyển họ đến nhiều nơi khác nhau. Một số cung cấp dịch vụ “giao hàng tận nơi”, còn có những người trung gian “mua đi bán lại”, thực sự đã hình thành nên một chuỗi công nghiệp đen.

Kỳ thực, bản thân ĐCSTQ cũng làm điều này, hơn nữa họ còn không tốn một xu, mà hoàn toàn dựa trên sự lừa dối. Vào tháng 1/1950, ĐCSTQ chiếm đóng Tân Cương, 200.000 binh sĩ đóng quân tại đó, nhưng nhiều người trong số họ đều độc thân.

Vào thời điểm đó, quyền tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu Tân Cương, ông Vương Chấn, đã lừa gần 8.000 cô gái từ Hồ Nam, người lớn nhất 19 tuổi, nhỏ nhất mới 13 tuổi đến đây. Khi tuyển các cô gái này, họ chỉ nói là “tuyển quân nữ”, nhưng đến nơi mới biết là để giải quyết “vấn đề kết hôn, sinh con” của những người lính độc thân ở đó. Sau đó, khi vẫn chưa đủ, ông Vương Chấn còn tìm thêm hàng trăm gái mại dâm từ Thượng Hải để giải quyết “yêu cầu” của một số cựu binh tại địa phương.

21 triệu đàn ông độc thân ở nông thôn Trung Quốc

Năm 2018, dân số tại thành phố Bắc Kinh là hơn 21 triệu người, tương đương với số đàn ông độc thân tại vùng nông thôn của nước này. Có thể một số người ở các thành phố lớn và vừa không có khái niệm ​​gì về điều này, nhưng nếu về vùng nông thôn, đến những ngôi làng miền núi xa xôi hẻo lánh ở Trung Quốc, sẽ hiểu thế nào là “độc thân”. Hơn nữa, tâm bão của sự kiện vừa qua xảy ra ở tỉnh Giang Tô, nơi được coi là tỉnh kinh tế phát triển của Trung Quốc, chưa kể đến những nơi kinh tế kém phát triển khác.

Hiện giờ ĐCSTQ đang kêu gọi người dân sinh 3 con. Tính cả 20 triệu đàn ông độc thân này, thì điều đó có nghĩa là sẽ có ít hơn 60 triệu trẻ sơ sinh. Vấn đề mà Trung Quốc đang phải đối mặt hiện nay là dân số già do chính sách kế hoạch hóa gia đình trước đây mang lại.

Trong suốt năm 2021, giới chức Trung Quốc cho biết chỉ có 480.000 người mới được bổ sung. Tuy nhiên, có người đã lật lại số liệu thống kê của Bộ Công an và tin rằng dân số Trung Quốc đã tăng trưởng âm vào năm 2021. Điều này sẽ mang lại những vấn đề kinh tế to lớn và gánh nặng xã hội, hơn nữa còn ở ngay trước mắt.

Mọi người đều biết rằng, ĐCSTQ sẽ bất chấp mọi thủ đoạn, chỉ để đạt được mục tiêu. Họ không có những khái niệm như đạo đức, Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín hay Lễ Nghĩa Liêm Sỉ. Về cơ bản mà nói, ĐCSTQ sẽ không ngăn chặn những vụ bắt cóc và buôn bán trẻ em ở vùng nông thôn Từ Châu, Giang Tô. Cuối cùng ĐCSTQ chỉ có thể đưa ra một số báo cáo về một vài trường hợp chỉ để phô trương, nhưng sẽ không bao giờ ngăn chặn những chuyện này.

Từ đông bắc đến tây nam, chuyện mua bán phụ nữ sớm đã xảy ra, gồm cả phụ nữ Bắc Triều Tiên

Trên thực tế, chuyện bắt cóc phụ nữ sớm đã xảy ra ở Trung Quốc Đại Lục. Tại các vùng nông thôn miền đông bắc Trung Quốc, nhiều phụ nữ Mông Cổ và Triều Tiên, và cả phụ nữ Trung Quốc, đã bị bán đến những thung lũng hẻo lánh. Ở những nơi này điều kiện kinh tế rất kém, mọi người chỉ sống dựa vào núi rừng, các nguồn thu nhập khác rất hạn chế, việc giao tiếp với thế giới bên ngoài cũng rất ít. Ở Trung Quốc có rất nhiều ngôi làng hẻo lánh như vậy.

Những phụ nữ Mông Cổ, Triều Tiên, thậm chí một số người còn không biết nói tiếng Trung Quốc, đã bị bán tới đó. Đây là một tội lớn, nhưng nếu gặp những người chỉ để giải quyết nhu cầu “kết hôn và sinh con” thì số phận những người phụ nữ này cũng không đến mức quá bi thảm. Đôi khi người ta có thể nhìn thấy một số phụ nữ bị bán đang ôm con, nói chuyện ở đầu làng và sống theo phong tục của người dân địa phương.

Điều khủng khiếp nhất là gặp phải những kẻ lưu manh. Hơn nữa, những phụ nữ bị bán theo kiểu này thường bỏ trốn, nếu bị bắt, họ sẽ bị đánh đập rất dã man. Đây là chuyện xảy ra tại vùng nông thôn miền đông bắc của Trung Quốc.

Nhưng tại thành phố Từ Châu thuộc tỉnh Giang Tô, một tỉnh ven biển có nền kinh tế phát triển, ở phía tây nam Trung Quốc, thuộc vùng Vân Nam-Quý Châu-Tứ Xuyên, cũng tồn tại chuyện bắt cóc, buôn bán phụ nữ này. Chuyện này phổ biến ở khắp mọi nơi. Vụ việc ở vùng nông thôn Từ Châu thu hút sự chú ý của mọi người hiện giờ chỉ là một hạt cát giữa sa mạc mà thôi.

Những chuyện như thế này sớm đã xảy ra ở Trung Quốc suốt một thời gian dài, nhưng các nhà chức trách đã không quan tâm đến nó. Hiện giờ, ĐCSTQ cần thêm “nhân khẩu” và nhiều “rau hẹ” (đối tượng vỗ béo để thu hoạch) hơn, nhằm hỗ trợ “con tàu nứt” đang chìm của mình, vì vậy liệu ĐCSTQ có đòi lại công lý, hay quan tâm đến những chuyện này hay không?

Nếu ĐCSTQ thực sự kiểm soát việc này, thì ai quan tâm, người đó sẽ là một “sai lầm chính trị” trong hệ thống của ĐCSTQ. Bởi chuyện mua bán phụ nữ đáng xấu hổ và tội lỗi này, trong mắt ĐCSTQ, có thể giải quyết một phần vấn đề sinh sản. Để đạt được mục tiêu của mình, đảng sẽ không từ thủ đoạn, và không bị ràng buộc bởi bất kỳ truyền thống, đạo đức hay giá trị phổ quát nào.

Đến nay, ĐCSTQ đã mặc vest, cũng tổ chức Olympic Mùa đông, nhưng thương hiệu của chính phủ mà những tên thổ phỉ này khoác trên mình chỉ khiến họ hành sự dễ dàng hơn mà thôi.

Bình Minh

Xem thêm: