Vắc-xin COVID-19 của Trung Quốc được nghiên cứu và phát triển rất nhanh, và cũng được nhanh chóng quảng bá trên toàn thế giới, đồng thời được ông Tập Cận Bình tuyên bố là “lợi ích chung toàn cầu” để cho thấy sự “nhân từ” của Trung Quốc. Sau khi bán cho 28 nước, hàng trăm triệu liều đã được chuyển ra nước ngoài, và tặng miễn phí cho những địa phương tương đối nghèo hoặc có ý nghĩa chiến lược, cố gắng lấp đầy chỗ hổng cung ứng vắc-xin toàn cầu. 

shutterstock 1905639958
Vắc-xin ngừa virus corona mới của Sinovac Trung Quốc. (Ảnh: gungpri / Shutterstock).

Theo Daily Mail đưa tin ngày 2/5, kiểu ngoại giao vắc-xin này được Bắc Kinh gọi là “Con đường tơ lụa sức khỏe” (Health Silk Road), là một bộ phận quan trọng của hoạt động tuyên truyền của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Bởi vì hành động che giấu dịch bệnh của ĐCSTQ từ ban đầu đã khiến đại lịch lây lan rộng, hơn nữa, sự nghi ngờ của toàn cầu về nguồn gốc thực sự của chủng virus này cũng không ngừng gia tăng. 

Tuy nhiên, từ tháng Hai đến nay, Singapore vẫn luôn cất vắc-xin mà Trung Quốc cung ứng ở trong kho. Vài nước như Ba Lan, Hàn Quốc và Việt Nam cũng từ chối nguồn cung vắc-xin Trung Quốc do thiếu hiệu quả trị liệu đáng tin cậy và số liệu thử nghiệm. 

Chile là một trong những nước tiêm vắc-xin nhanh nhất trên thế giới, đã sử dụng vắc-xin của Trung Quốc, nhưng sau đó đã xuất hiện hiện tượng các ca bệnh COVID-19 tăng mạnh một cách lạ thường. Tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, một số người tiêm chủng sau khi tiêm 2 mũi thì phát hiện lực miễn dịch không đủ, buộc phải tiêm mũi thứ ba. 

Các nước khác cũng vì cung ứng thất bại mà tức giận. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trách Ngoại trưởng Trung Quốc, do cung ứng thiếu dẫn đến điểm tiêm chủng vắc-xin bị buộc phải đóng cửa. Còn hiện tại số ca bệnh lại tăng mạnh. Tại Mexico, do kéo dài thời gian làm lỡ việc nên đã buộc phải trì hoãn tiêm chủng lô vắc-xin thứ hai. 

Vậy thì, những nỗ lực của ĐCSTQ trong việc lợi dụng nguyện vọng bức thiết của toàn cầu đối với việc bảo hộ, họ đã lợi dụng vắc-xin làm vũ khí, khuyến khích các nước nghe theo lời của họ về vấn đề Đài loan, đồng thời chấp nhận công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei, nếu không sẽ đột nhiên tự chuốc lấy họa chăng? 

Cuối tuần qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang cân nhắc số liệu hiện hữu để quyết định liệu có đưa 2 loại vắc-xin Trung Quốc quan trọng vào danh sách sử dụng khẩn cấp hay không, đây là một loại chứng nhận an toàn chỉ dẫn cho các cơ quan giám sát trên thế giới. 

Trước đó, người ta có lo lắng đối với vắc-xin Trung Quốc thiếu nghiên cứu đánh giá cùng ngành và công bố số liệu thử nghiệm lâm sàng. Điều này khác với vắc-xin của Pfizer, Astrazeneca, Moderna và Johnson & Johnson, vắc-xin của các công ty này đã được WHO phê duyệt. 

Ông Peter English, chuyên gia vắc-xin và bệnh truyền nhiễm tại Anh nói rằng: “Chúng tôi không quá rõ ràng lắm về tình huống của những vắc-xin này, điều này rất bất thường.” Ông cảm thấy lo lắng đối với kết quả của các nước sử dụng vắc-xin Trung Quốc. 

Ông Chong Ja Ian, giáo sư chính trị học tại Đại học Quốc gia Singapore nói với Washington Post rằng Chính phủ của Singapore đã nhận một loại vắc-xin Trung Quốc để tránh mạo phạm đến Chính phủ Trung Quốc. Nhưng xét thấy dữ liệu có hạn, không thể phê chuẩn sử dụng. Ông bổ sung thêm: “Singapore có lựa chọn, không giống như một số nước khác nhận vắc-xin Sinovac.”

Hiện tại có 2 loại vắc-xin chính của Trung Quốc đã được đưa đến các nơi trên thế giới. Loại vắc-xin đầu tiên mà WHO thẩm tra là vắc-xin do Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc sản xuất, đây là doanh nghiệp nhà nước khổng lồ. Nhà sản xuất tuyên bố vắc-xin có hiệu quả 79%, khiến người ta có ấn tượng sâu sắc, nhưng rõ ràng lại thấp hơn loại của các đối thủ cạnh tranh phương Tây và Nga. 

Một loại vắc-xin khác nữa là do Công ty Công nghệ sinh học Khoa Hưng  (Sinovac Biotech) sản xuất, đã được phân phối hơn 260 triệu liều trên toàn cầu. Tỷ lệ hiệu quả trong thử nghiệm từ 50,7% (cao hơn một chút so với ngưỡng có thể sử dụng là 50%) đến trên 83% lần lượt tại Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ. 

Một kết quả thử nghiệm trước đó còn tồi tệ hơn: Theo dự tính, loại vắc-xin này chỉ có 49,6% hiệu quả đối với ca bệnh có triệu chứng, nếu nhiễm COVID-19 không triệu chứng, thì con số này giảm xuống đến 35%. 

Một nghiên cứu tại Chile phát hiện, mức độ bảo vệ sau lần tiêm đầu tiên thấp đến mức kinh ngạc, trong đó một báo cáo nghiên cứu cho biết, tiêm một lần chỉ có hiệu quả 3%; trong khi đó một nghiên cứu thứ 2 lại phát hiện hiệu quả là 16%, hiệu quả lần tiêm thứ 2 nâng lên 67%. 

Những con số này cộng thêm sự xuất hiện của nhiều biến chủng virus và sự nới lỏng các quy định, có thể hỗ trợ cho giải thích về việc vì sao vào tháng trước số ca bệnh tại bệnh viện ở Chile lại tăng kỷ lục, mặc dù tốc độ tiêm chủng vắc-xin khiến người ta ngưỡng mộ. 

Tại Chile, trung bình cứ 10 công dân thì có 4 người tiêm chủng vắc-xin, không chênh lệch bao nhiêu so với tỷ lệ đã tiêm tại Anh và Israel, nhưng tỷ lệ tử vong vì COVID-19 tại đây lại gấp 16 lần ở Anh, còn số ca bệnh lại gấp 10 lần. 

Con số như thế này cũng là một cú đánh mạnh đối với nỗ lực thúc đẩy ngành sản xuất thuốc của Trung Quốc. Ngành sản xuất thuốc của Trung Quốc vẫn luôn vấp phải khó khăn vì bê bối, mức độ tín nhiệm trong nước (Trung Quốc) rất thấp, đồng thời cũng khiến nỗ lực chặn đứng virus lây lan toàn cầu gặp trở ngại. 

Nhà nghiên cứu, giáo sư y học Nikolai Petrovsky tại Đại học Flinders ở Adelaide (Úc) nói rằng: “Điều này cho thấy rõ khoa học vắc-xin của Trung Quốc không tiên tiến như các lĩnh vực khác.”

Giáo sư Nikolai Petrovsky nói, Trung Quốc đang phụ thuộc vào công nghệ cũ ở mức độ rất lớn, tức là virus bất hoạt dựa trên hỗn hợp có nhôm hydroxit, gọi là “tá dược” để kích thích hệ thống miễn dịch của người. 

Tuy nhiên, so với phương Tây hiện đang sử dụng công nghệ gen hiện đại, công nghệ lỗi thời này của Trung Quốc gần như là phương thức sản xuất vắc-xin trong một thế kỷ qua, khi virus bất hoạt được vội vã đưa vào sản xuất quy mô lớn, thì càng khó đảm bảo kiểm soát chất lượng và loại bỏ tính biến dị. 

Giáo sư Nikolai Petrovsky nói: “Trừ phi công ty Trung Quốc có thể nâng cao tiêu chuẩn và cung cấp số liệu để cho thấy hiệu quả ổn định, nếu không vắc-xin của họ rất có thể chỉ được các quốc gia tuyệt vọng sử dụng, bởi vì bất cứ loại vắc-xin nào đều có thể có sức cuốn hút, đặc biệt nếu lại được cung cấp miễn phí.”

Khi nỗ lực ngoại giao vắc-xin của ông Tập Cận Bình gặp trở ngại, ông Cao Phúc (George Gao) của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) Trung Quốc thừa nhận vắc-xin Trung Quốc có “vấn đề”, tức vắc-xin của họ có hiệu lực “không cao”. Sau đó ông lại nhanh chóng lật lại, tuyên bố rằng đã bị “hiểu sai hoàn toàn”, ngôn luận của ông cũng bị kiểm duyệt trên mạng tại Trung Quốc Đại Lục. 

Ngày 29/4, Cơ quan Hành động Đối ngoại châu Âu (European Foreign Action Service) cảnh báo các chính phủ rằng hai cường quốc Nga và Trung Quốc đang chơi trò Tổng bằng không (zero-sum game), sử dụng “thông tin sai lệch và các nỗ lực thao túng để làm xói mòn lòng tin vào vắc-xin do phương Tây sản xuất”, “Cả Nga và Trung Quốc đều đang sử dụng các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát, các mạng truyền thông được ủy quyền và mạng xã hội, bao gồm các tài khoản mạng xã hội ngoại giao chính thức, để đạt được những mục tiêu này.”

Thành Dung, Vision Times

Xem thêm: