Vây cánh phe Giang bị thanh trừng: Gần 2000 quan chức Giang Tô bị điều tra

Quan trường tỉnh Giang Tô, căn cứ quan trọng của phe cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân, tiếp tục có sự xáo động trong năm gần đây. Từ tháng Hai năm nay, chính quyền ông Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch thứ 2 nhằm thanh trừng hệ thống chính trị pháp luật, loại bỏ sự ảnh hưởng của phe Giang, củng cố thế lực phe Tập. Đến nay, Giang Tô đã có 1.972 người bị lập án điều tra hoặc bị thẩm tra.

Ông Giang Trạch Dân (phải) và ông Tăng Khánh Hồng. (Ảnh: NTDTV)

Quê nhà Giang Tô của ông Giang: Gần 2000 quan chức bị điều tra

Hôm 20/11, theo truyền thông trong nước Trung Quốc đưa tin, vào tháng 7/2020 chính quyền Tập Cận Bình bắt đầu triển khai chiến dịch thanh trừng đợt 1 đối với hệ thống chính trị và pháp luật, tháng 2 năm nay lại phát động đợt thanh trừng thứ 2. ĐCSTQ gọi đó là “chính đốn tác phong”. Tỉnh Giang Tô là một trong những mục tiêu tấn công trọng điểm của đợt thanh trừng lần này. 

Đến cuối tháng 10, ngoài 1.972 quan chức Giang Tô bị lập án điều tra và thẩm tra, còn có 5.718 quan chức bị xử lý, xử phạt, bị giáng cấp hoặc điều chuyển chức vụ. Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật tỉnh Giang Tô còn công bố điều tra xử lý đối với ông Nghiêm Minh – Phó Viện trưởng Viện kiểm sát tỉnh Giang Tô; La Văn Tiến – nguyên đội trưởng Đội cảnh sát hình sự Công an tỉnh Giang Tô; Thời Vĩnh Tài – nguyên Chánh án Tòa án trung cấp thành phố Vô Tích, Vương Lập Bân – nguyên thường ủy Thị ủy kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật thành phố Liên Vân Cảng, v.v.

Đảng ủy Công an tỉnh Giang Tô cho biết, yêu cầu “kiên quyết thanh trừng ảnh hưởng từ di độc của những người như Vương Lập Khoa, xử lý miễn nhiệm chức vụ và điều chuyển chức vụ đối với 5 cán bộ đã được điều tra rõ là được đề bạt vào cơ quan do Vương Lập Khoa can dự trái quy định”. Hiện đã có 12 quan chức cấp cao bị lập án điều tra, có 76 manh mối đã được xử lý. Chính quyền gọi họ là dư độc của Vương Lập Khoa. 

Cựu Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật tỉnh Giang Tô là Vương Lập Khoa đã chủ động đầu thú vào ngày 24/10/2020; ngày 22/9/2021 bị khai trừ đảng tịch và công chức (song khai); ngày 12/10, bị bắt. Trong thông báo về vụ việc, chính quyền quyền đã sử dụng từ ngữ nghiêm trọng, nói rằng Vương Lập Khoa “chưa bao giờ thực sự dựng lập lý tưởng và lòng tin”, “chưa bao giờ trung thành thật thà đối với đảng”, “lập bè nhóm, đầu cơ chính trị, dựa thế thăng quan, đời sống xa xỉ hủ bại, mua quan bán tước, nhận khoản tiền tiền vật lớn phi pháp”.

Ngày 24/10 năm nay, Trần Dật Trung – cựu Phó Giám đốc Công an tỉnh Giang Tô đã nghỉ hưu 3 năm, cũng không thoát khỏi bị xử lý. Sau 2 tuần vụ án Vương Lập Khoa chính thức bước sang thủ tục tư pháp thì Trần Dật Trung cũng bị lập án điều tra. Trong thời gian giữ chức Phó Giám đốc thường trực Công an tỉnh Giang Tô, cấp trên của ông ta chính là Vương Lập Khoa. Vương Lập Khoa được điều chuyển từ Liêu Ninh tới Giang Tô nhậm chức phó tỉnh trưởng và giữ các chức vụ như thường ủy tỉnh ủy vào năm 2013, sau đó thăng chức làm Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật tỉnh ủy Giang Tô. Trần Dật Trung và Vương Lập Khoa là cộng sự trong nhiều năm. 

Đợt thanh trừng hệ thống chính trị pháp luật lần này, có tên là ĐCSTQ “giáo dục chỉnh đốn đội ngũ chính trị pháp luật toàn quốc”, chính quyền nói mục đích của chiến dịch này là xử lý và giải quyết những vấn đề to lớn còn tồn tại trong hệ thống chính trị và pháp luật. Nhưng có phân tích cho rằng, mục đích cuối cùng của những động thái thanh trừng này là có liên quan đến đấu tranh giữa phe Tập Cận Bình và phe Giang Trạch Dân. 

Quan chức chính trị pháp luật Giang Tô âm mưu ám sát Tập Cận Bình?

Giang Tô là quê nhà của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, là căn cứ quan trọng của phe Giang. Trong thời gian dài trong quá khứ, các cơ quan quan trọng trong chính quyền và đảng của tỉnh Giang Tô đều do thành viên của phe Giang nắm giữ. Giới phân tích cho rằng ông Tập Cận Bình thành trừng quan trường Giang Tô, thực ra là từng bước áp sát, bao vây tập đoàn âm mưu đảo chính của phe Giang Trạch Dân. 

Trước khi Vương Lập Khoa bị “song khai”, cấp dưới của Vương là La Văn Tiến, nguyên Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự Công an Giang Tô, bị truyền thông Đại Lục phơi bày bức màn đen đằng sau liên quan đến lên kế hoạch mưu sát “nhà lãnh đạo”. Trang tin Sohu và Wangyi tại Đại Lục hôm 14/9 đăng bài viết ký tên “Thương Hiền Lão Hầu” tiết lộ, La Văn Tiến cùng với cựu Cục trưởng Công an Trùng Khánh là Đặng Khôi Lâm đều cùng quê Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, hai người “bù đắp cho nhau, tùy tiện thảo luận về trung ương”, “nhục mạ lãnh đạo chính của đất nước. Thậm chí có kế hoạch gây rối khi lãnh đạo tổ chức hoạt động kỷ niệm tại Nam Kinh”, nhưng “hoạt động tội ác” đã bị nhân viên cơ quan an ninh ngăn chặn. Bài viết không nhắc đến tên của lãnh đạo và thời gian địa điểm cụ thể. 

Trong bài viết của mình, “Thương Hiền Lão Hầu” còn đề cập đến nguyên Phó Viện trưởng thường trực Viện Kiểm sát tỉnh Giang Tô là Nghiêm Minh, “ngã ngựa” trong cùng tháng với La Văn Tiến, đã khai ra tình hình qua lại phi pháp giữa La Văn Tiến, Đặng Khôi Lâm, Lại Tiểu Dân. Bài viết chỉ ra, 2 tháng sau đó, cấp trên của La Văn Tiến, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Giang Tô kiêm Cục trưởng Cục Công an Vương Lập Khoa, đã đầu thú.

Nhà bình luận thời sự Đường Tĩnh Viễn phân tích, âm mưu bất chính của La Văn Tiến có thể chính là thực hiện nhắm mục tiêu vào ông Tập Cận Bình hồi cuối năm 2017. Theo truyền thông ĐCSTQ đưa tin, ngày 13/12/2017, ông Tập Cận Bình tham dự Lễ tưởng niệm cấp quốc gia Kỷ niệm đại thảm sát Nam Kinh. Khi đó, La Văn Tiến giữ chức Đội trưởng đội Cảnh sát hình sự, kiêm Cục trưởng Cục Điều tra trinh sát hình sự Công an tỉnh Giang Tô. Công việc đảm bảo an ninh nơi tổ chức kỷ niệm Nam Kinh cũng là do La Văn Tiến phụ trách. 

Ngoại giới cho rằng chính quyền Bắc Kinh tung ra ngày càng nhiều thông tin liên quan đến đảo chính và ám sát, La Văn Tiến, Nghiêm Minh và Vương Lập Khoa được “Thương Hiền Lão Hầu” điểm tên, rất có khả năng đều là thành viên của bè nhóm lên kế hoạch ám sát. Điều này có nghĩa là trước Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, cuộc đọ sức giữa phe Tập Cận Bình và phe chống Tập ngày càng kịch liệt.

Ngày 19/11, trong một thông cáo, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương cho biết, “quét sạch dư độc của những người như Vương Lập Khoa, là trọng điểm công tác của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật tỉnh Giang Tô”, “chiến dịch lần này sẽ không dừng lại, mà chỉ tiếp tục tăng mạnh lực độ xử lý các vụ án”.

Cùng với chiến dịch thanh trừng diễn ra sâu rộng, người của phe Tập Cận Bình cũng liên tiếp nắm giữ các cơ quan quan trọng trong quan trường Giang Tô, bao gồm cả việc bổ nhiệm ông Vương Thường Tùng giữ chức Bí thư tỉnh ủy Giang Tô ngày 3/11; thuyên chuyển Bí thư tỉnh ủy Giang Tô Ngô Chính Long vào tháng trước, và thăng chức Phó Bí thư tỉnh ủy Giang Tô Hứa Côn Lâm.

Đổng Lâm Sam, Vision Times

Xem thêm:

Đổng Lâm Sam

Published by
Đổng Lâm Sam

Recent Posts

Ngày 22/4, NHNN sẽ đấu giá 16.800 lượng vàng

Ngày 22-4, NHNN sẽ đầu thầu 16.800 lượng vàng (0,63 tấn) để bình ổn thị…

4 giờ ago

Trung Quốc tăng cường bán phá giá thép, Mỹ kêu gọi tăng thuế

Ông Joe Biden đã chọn chính Pittsburgh để phát động cuộc tấn công vào hoạt…

4 giờ ago

Nội chiến Myanmar: Chính quyền quân sự liên tiếp thất bại tại các cảng biên giới

Lực lượng nổi dậy chống chính quyền quân phiệt ở Myanmar vào tuần trước đã…

4 giờ ago

Việt Nam đấu thầu vàng miếng SJC sau 11 năm

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ đấu thầu vàng miếng trở lại để…

6 giờ ago

Chuyên gia khuyến cáo thị trường còn tiếp tục “đỏ lửa”

Phiên 19/04/2024, VN-Index giảm 18.16 điểm về 1,174.85 điểm, tương ứng giảm 1.52%. Chuyên gia khuyến cáo…

6 giờ ago

Đông y: Hội chứng căng thẳng hành hạ con người hiện đại

Hầu như ngày nào con người cũng sống dưới sự kích thích của căng thẳng,…

7 giờ ago