Ca sĩ Malaysia Hoàng Minh Chí (Wee Meng Chee) đã mời ca sĩ Trần Phương Ngữ (Kimberley Chen) song ca bài hát tiếng Trung “Trái tim thủy tinh”. Bài hát này nhanh chóng nổi tiếng trên các nền tảng trực tuyến sau khi phát hành vào ngày 15/10. Tuy nhiên, nó lại bị cấm toàn diện tại Trung Quốc Đại Lục, thậm chí cả Weibo của ca sĩ liên quan cũng bị chặn. 

p3025861a519108064 ss
Ca khúc tiếng Trung “Trái tim thủy tinh” sau khi phát hành trên các nền tảng trực tuyến đã nhanh chóng nổi tiếng. (Ảnh từ internet).

Ca khúc trữ tình lãng mạn “Trái tim thủy tinh” do Hoàng Minh Chí viết lời, soạn nhạc và đạo diễn, gần đây đã nổi tiếng cả trong và ngoài Trung Quốc. Sau khi ca khúc này được đăng lên Youtube vào ngày 15/10, chỉ trong thời gian 3 ngày ngắn ngủi đã trở thành quán quân của các video âm nhạc gây sốt. Tuy vậy, bài hát này lại bị chặn toàn diện tại Trung Quốc Đại Lục. Không chỉ toàn bộ các tác phẩm của Hoàng Minh Chí và Trần Phương Ngữ bị gỡ xuống và cấm phát, mà ngay cả tài khoản Weibo của họ cũng bị chặn. Điều này khiến dư luận không khỏi tò mò tìm hiểu nguyên nhân đằng sau sự việc.

Từ video bài hát “Trái tim thủy tinh” cho thấy, tông màu chủ đạo được chọn là màu hồng, đồng thời thêm vào nhiều chi tiết đạo cụ như dơi, rau hẹ, gấu trúc, gấu con, bông, v.v… đều có mang ẩn ý. Toàn bộ hiệu ứng hình ảnh của video không khỏi khiến người ta liên tưởng đến tên gọi “tiểu phấn hồng” – chỉ những thanh niên trẻ ủng hộ mù quáng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tên bài hát “Trái tim thủy tinh” cũng có ý ám chỉ ĐCSTQ với tâm lý nhạy cảm cao độ, mong manh, dễ vỡ, không muốn và không để cho ai nói động đến mình.

Dưới đây là một số đoạn ca từ và giải nghĩa châm biếm của bài hát:

CA TỪGIẢI NGHĨA CHÂM BIẾM
Nam“Những lời nói trước giờ em đều không muốn nghe, lại thao thao bất tuyệt xuất chinh phản kích.

Không hiểu rốt cuộc anh đã xúc phạm em ở đâu, cảm thấy em luôn coi thế giới là kẻ địch của mình.

 

“Xuất chinh” là chỉ diễn đàn của người tự xưng là vua bóng đá Lý Nghị tại Trung Quốc. Những người trong diễn đàn này cùng nhau vượt tường lửa, dùng những lời dơ bẩn, tục tĩu để công kích những người bất đồng chính kiến với ĐCSTQ.

Nam, NữAnh nói em

(thuộc về anh)

Đừng trốn tránh

(hãy mau về nhà)

Một chút cũng không thể thiếu, để anh giành phần thắng

(không nói đạo lý)

Anh muốn em

(giải thích rõ)

Mối quan hệ không thể tách rời, lại phải yêu thương nâng niu anh như thủy tinh dễ vỡ.

ĐCSTQ phủ định chủ quyền của Đài Loan, luôn muốn cưỡng chế thôn tính Đài Loan.

ĐCSTQ có câu: “Lãnh thổ do tổ tiên để lại, một chút cũng không được thiếu”, và “Trung Quốc một chút cũng không thể bị mất”.

Nam, NữXin lỗi, đã làm tổn thương anh, làm tổn thương đến tình cảm của anh. Em nghe thấy một âm thanh, là tiếng trái tim thủy tinh vỡ khắp mặt đất.

Xin lỗi, em quá tùy hứng, nói lời thật luôn làm người khác đau lòng, có lẽ không nên quá thẳng thừng. Em rất xin lỗi, lại làm anh tức giận.

ĐCSTQ không muốn nghe lời thật, luôn tìm cách bịt miệng và bắt bớ những nhà bất đồng chính kiến. Tâm lý nhạy cảm như thủy tinh dễ vỡ.
NữAnh có trái tim màu hồng thuần khiết, yêu mến cún con, gấu nhỏ, dơi, cầy hương.

Nghe lời đi, đừng vượt tường nữa, ông nội biết lại nhớ nhung anh.

“Cún con, mèo con, dơi và chồn” ám chỉ sau khi bùng phát viêm phổi Vũ Hán, nhiều người nghi ngờ nó xuất phát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, nhưng ĐCSTQ đổ cho virus xuất phát từ dơi.

Trong dịch SARS năm 2003, ĐCSTQ nói chồn là nguồn gốc gây ra dịch bệnh.

Nam, Nữ“Anh nói anh rất nỗ lực, gánh đi 10 dặm không đổi vai, gánh bông lấy mật hoa để cùng sung túc (thịnh vượng chung), cố hết sức phải thoát nghèo, mỗi ngày đến vườn hẹ, thu hoạch và nhận tiền, mỗi tháng 1 nghìn, thật vui.”“Anh nói anh rất nỗ lực, gánh đi 10 dặm không đổi vai”, đây là lời ông Tập Cận Bình nói với truyền thông. Thời còn trẻ ông có thể gánh 200 cân (hơn 100 kg) lúa mạch trên vai đi 10 dặm (tương đương 5km) mà không đổi vai. (Tweet bên dưới là bức ảnh minh họa về hình ảnh này của ông Tập.)

“Thoát nghèo”, chỉ khẩu hiệu của ĐCSTQ thường dùng, và  ĐCSTQ coi đó là thành quả lãnh đạo của họ.

“Rau hẹ”, ám chỉ ĐCSTQ bóc lột các giới, các tầng lớp người dân Trung Quốc giống như trồng rau hẹ, để rau mọc tốt lên thì cắt lá, rồi lại chờ nó mọc lên rồi lại cắt.

Nam “Nói một câu còn cần phải giảm thanh, sợ bị tống vào [nhà giam], đi trồng dưa lưới, tái giáo dục.

Ăn táo, em lại còn muốn cắt dứa. Ở bên kia tức giận, liền mắng mẹ của anh.

Xin em đừng có ăn cắp đồ của anh, muốn anh quỳ gối ư?

Xin lỗi, anh không thể.

Nói chuyện với em giống như đánh đàn với gấu, thật kinh ngạc đến ngây người…”

“Dưa lưới”,trại cải tạo” là ám chỉ đến Tân Cương, phong trào phản đối các thương hiệu tẩy chay bông Tân Cương của ĐCSTQ. Các nước phương Tây cấm nhập khẩu bông và các sản phẩm từ bông Tân Cương do được sản xuất bằng lao động cưỡng bức.

“Ăn táo và cắt dứa”, ám chỉ ĐCSTQ đàn áp đóng cửa tờ Apple Daily tại Hồng Kông, và trừng phạt Đài Loan bằng cách cấm nhập khẩu dứa.

Từ “ăn cắp” được tô đậm trong phụ đề của lời bài hát ám chỉ ĐCSTQ ăn cắp công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới. “Quỳ gối” cũng được nhấn mạnh để cáo buộc việc ĐCSTQ ép các nghệ sĩ Đài Loan bày tỏ quan điểm “yêu Tổ quốc” chứ không phải “Đài Loan độc lập“, dùng Nhân dân tệ ép các nghệ sĩ quỵ lụy ĐCSTQ. 

Toàn bộ bài hát dễ khiến người nghe liên tưởng ngay đến hiện trạng của Trung Quốc Đại Lục. Tác giả Hoàng Minh Chí cũng viết trên nền tảng mạng xã hội: “Đây là một bài tình ca lãng mạn ngọt ngào đầy màu hồng, mong những người có bệnh tim thủy tinh cẩn thận …” “MV này chúng tôi đã rất tâm huyết khi quay, cũng đã chuẩn bị rất lâu, trong đó có rất nhiều chi tiết đáng chú ý, chỉ cần bạn luôn bấm tạm dừng thì sẽ có ngạc nhiên.”

 

Hiện bài hát này trên nền tảng YouTube đã có hơn 13 triệu lượt xem, cũng có rất nhiều cư dân mạng Đại Lục “vượt tường” thảo luận sôi nổi bên dưới.

Một cư dân mạng Đại Lục cho biết: “Tôi từ nhỏ đã nhận sự giáo dục của ĐCSTQ, từng là một thanh niên phấn hồng. Sau khi tốt nghiệp đại học, dần dần bắt đầu nảy sinh nghi ngờ đối với những sự việc xung quanh. Mặc dù rất không hài lòng đối với cuộc sống và môi trường làm việc của bản thân, nhưng có thể nó không động chạm mạnh mẽ đến tôi, nên tôi vẫn sống một cách tê liệt. Sau khi dịch virus corona mới bùng phát, tôi biết được sự việc của bác sĩ Lý Văn Lượng, tôi cảm thấy rất tuyệt vọng đối với xã hội Trung Quốc, từ đó tôi bắt đầu vượt tường lửa để tiếp xúc với thế giới bên ngoài.”

Một cư dân mạng Đại Lục khác cho biết: “Là một người Đại Lục, việc vui vẻ nhất mỗi ngày là có thể vượt tường nghe được một số năng lượng tích cực”.

Có nhận định cho rằng sở dĩ bài hát của Hoàng Minh Chí có thể thành công như vậy là không thể tách khỏi việc những “tiểu phấn hồng”, “ngũ mao” (lực lượng dư luận viên mạng) của Trung Quốc vượt tường xuất chinh. Có bình luận cho rằng nếu không phải là những lời nói và hành động ác ý của các “tiểu phấn hồng” hết lần này đến lần khác làm tổn thương đến tất cả người dùng Hoa ngữ và nền tảng Hoa ngữ trên toàn thế giới, thì “Trái tim thủy tinh” sẽ không trở nên nổi tiếng như vậy.

Vì sao bài “Trái tim thủy tinh” lại nóng như thế và ĐCSTQ vì sao lại sợ hãi đến thế, người dẫn chương trình “Ngã tư Thế giới” Đường Hạo đã có bình luận. Ông cho rằng chủ yếu bài hát này “thuận lòng trời, thuận lòng người, đã nói ra tiếng lòng phản đối ĐCSTQ của người dân; cắt vào chỗ hiểm của ĐCSTQ, dùng các ví dụ sắc bén, nhiều ẩn dụ; nhịp điệu ấm áp dễ nghe, nhiều ý sáng tạo qua nghe nhìn; kỹ thuật châm biếm cao tay, khiến ĐCSTQ rơi vào bẫy.”

Ông Đường Hạo còn chỉ ra, ca khúc này từ đầu đến cuối đều không nhắc đến Trung Quốc hay ĐCSTQ, nhưng lại bị triển khai chặn hoàn toàn. Điều này khiến Trung Quốc rơi vào bị động và bối rối. Ông nói: “Tôi cho rằng bài hát này không những là một tác phẩm kinh điển châm biếm ĐCSTQ, mà cách tiếp thị bài hát cũng là một cái bẫy vạch trần ĐCSTQ, dẫn dụ ĐCSTQ lộ mặt thật, và ĐCSTQ đã rơi vào bẫy, khiến bản thân mình trở thành bị động, lúng túng.”

Trí Đạt (t/h)

Xem thêm: