Theo báo cáo mới nhất từ ​​các kênh truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nước này đã tiêm được hơn 1,8 tỷ liều vắc-xin COVID-19. Nếu tính trên cơ sở 2 mũi tiêm cho mỗi người, ít nhất 900 triệu người đã được tiêm. Tuy nhiên, nếu để ý sẽ thấy rằng hầu hết các kênh truyền thông tại Trung Quốc Đại Lục đều không đưa tin về tình hình sau khi tiêm chủng.

(Bài viết của Châu Hiểu Huy thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)

IMG 6250 600x400 1
Tiêm vắc-xin tại tỉnh Hà Nam Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình video)

Một số ví dụ thực tế về các vấn đề sau khi tiêm chủng ở Trung Quốc Đại Lục được đăng trên Internet do người dân tự tiết lộ:

Theo Epoch Times đưa tin ngày 19/8, Tiểu Đông (hóa danh), một học sinh 15 tuổi đến từ huyện Tần An, thành phố Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc, sau khi tiêm vắc-xin xong thì xuất hiện triệu chứng buồn nôn, sau đó ngất xỉu, hôn mê 3 tiếng rưỡi mới tỉnh dậy, không chỉ đau toàn thân, mà còn xuất hiện hiện tượng mất trí nhớ.

Ngày 16/8, mẹ chồng của cô Quách ở thị trấn Thường Hà, huyện Thông Vệ, thành phố Định Tây, tỉnh Cam Túc, đã trải qua các triệu chứng nôn mửa, hôn mê và run rẩy sau khi tiêm vắc-xin. Tại địa phương này còn có một người dân sau khi tiêm vắc-xin đã được trực tiếp đưa đến đến bệnh viện thành phố.

Một cư dân mạng đến từ Quảng Đông đã viết trên Weibo vào ngày 10/8: “Tự nguyện cái quái gì, ngoài mặt là tự nguyện, nhưng thực ra là bắt buộc. Sau khi bố tôi tiêm vắc-xin thì bị xuất huyết não, hiện giờ vẫn đang hôn mê. Gọi cho CDC Quảng Đông thì đưa đẩy chỗ này chỗ kia. Thực sự quá đáng ghét…”

Cư dân mạng có tên “Leo” mới đây đã đăng tải thông tin trên Twitter rằng nhiều người ở Trung Quốc Đại Lục đã mắc bệnh ung thư máu sau khi tiêm chủng, dưới sự kiểm soát thông tin nghiêm ngặt của ĐCSTQ, đây có thể chỉ là một phần nổi của tảng băng. 

Ví dụ, cư dân mạng “Vì dù sao họ cũng không phải là công chúa” ở Chiết Giang, hôm 8/8 đã viết trên Weibo: “Tác dụng phụ của vắc-xin corona mới, thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang. Khám sức khỏe vào tháng 11/2020 không có vấn đề gì; mũi tiêm đầu tiên ngày 26/1/2021, sau khi tiêm mũi 2 vào ngày 9/2, tôi cảm thấy rất mệt, đến tháng 4 thì chảy máu nướu răng liên tục, đến bệnh viện kiểm tra thì bị giảm tiểu cầu. Nhập viện vào ngày 16/4 để điều trị, đến ngày 19/4, được chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp. Sau khi báo lên trên thì nói rằng nó không liên quan gì đến vắc-xin. Tại sao nhiều người như thế mắc bệnh sau khi tiêm vắc-xin mà không được báo chí đưa tin? Không có đơn vị liên quan nào giải quyết? Không có nơi nào để khiếu nại? Các loại vắc-xin cũng nên là tự bản thân tự nguyện chấp nhận tiêm, nhưng hiện giờ là mang tính cưỡng chế tiêm.”

Ngày 15/4, một cư dân mạng trên Weibo “Hoa dại dưới núi” đã đăng một dòng thông tin nói rằng em trai 28 tuổi của mình là một cảnh sát biên giới, đã được tiêm vắc-xin bất hoạt Sinopharm mũi đầu tiên vào ngày 11/1, lần tiêm thứ hai vào ngày 8/2. Trong thời gian này, người em mệt mỏi, xuất huyết dưới da, chảy máu nướu răng, nhập viện ngày 24/3 vì xuất huyết não do thiếu máu bất sản nặng (aplastic anemia), đến ngày 15/4 thì tử vong. Cô đặt câu hỏi với cơ quan chức năng: “Tại sao tiêm vắc-xin lại gây ra bệnh thiếu máu bất sản? Xin cho gia đình một lời giải thích!”

Tuy nhiên sau đó bài đăng này đã bị xóa. 

20210417030328105
Bài đăng của nick “Hoa dại dưới núi”
20210417030439693
Bài đăng của nick “Hoa dại dưới núi”

Dưới bài đăng của “Hoa dại dưới núi”, có người nhắn:

“Tôi bị mất khứu giác sau khi tiêm vắc-xin. Hiện tại sau khi tiêm vắc-xin được hai tuần thì khứu giác chỉ còn một chút, mùi vị ngửi được vẫn còn bị sai.”;

“Mẹ tôi bị đau đầu một tháng sau khi tiêm vắc-xin, đúng là may mắn sống sót sau kiếp nạn…”

“Một cô gái trên Douban cũng cho biết rằng bạn cùng lớp của cô ấy đã bị xuất huyết não vào ICU sau khi tiêm.”

Cư dân mạng “Hai con ngựa trâu gỗ” còn kể bố mình là giáo viên cấp 3. Nhà trường thống nhất bố trí tiêm vắc-xin Sinopharm mũi đầu tiên vào ngày 14/3, kết quả ngày 12/4, bố người này bị chảy máu da khi đang tắm, đến bệnh viện kiểm tra thì bị xuất huyết giảm tiểu cầu. Đến ngày 16/4, chỉ số tiểu cầu của ông chỉ còn có 3, đến ngày 17 sau truyền máu thì trở lại 20 nhưng bạch cầu và hồng cầu vẫn giảm. Gia đình này nghi ngờ sự việc là có liên quan đến vắc-xin.

Cách đây không lâu, một bác sĩ đã tiết lộ trong một bài đăng trên Weibo: “Tôi bị đơn vị ‘cưỡng bức tự nguyện’ tiêm vắc-xin, tiêm xong bị chứng động kinh, gia đình tôi không có gen động kinh. Bản thân tôi là bác sĩ và là bác sĩ đã tham gia chống lại dịch bệnh này. Hiện giờ chỉ có thể tự trả chi phí khám chữa bệnh”.

photo 2021 08 12 19 40 44 1628776513902
(Ảnh chụp màn hình)

Đầu tháng 6, truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài lần đầu tiên đưa tin một phụ nữ 25 tuổi ở Thiểm Tây bị sốc phản vệ được đưa thẳng đến bệnh viện sau khi tiêm vắc-xin Sinovac, 3 ngày sau thì từ vong vì suy tim. 

f366ab27bbe6395c657b1772f85a60c5c914533da8824fa491cf3be0288445eb
(Ảnh chụp màn hình Weibo)

Trước đó theo RFA, nhân viên kiểm soát dịch bệnh tiết lộ ở Hà Bắc có người đã chết 5 phút sau khi tiêm vắc-xin nội địa, và nhiều người bị buồn nôn và chóng mặt. Theo báo cáo nội bộ từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hà Bắc mà Epoch Times nhận được, từ đầu tháng 12 năm ngoái đến ngày 30/4 năm nay, tỉnh Hà Bắc có hơn 10 triệu lượt tiêm vắc-xin và ít nhất 9 người đã tử vong.

Ngoài ra, gần đây có 3 trường hợp chia sẻ video trên mạng. Một trường hợp vào ngày 12/8, tại cổng Bệnh viện Nhân dân số 2 thành phố Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây). Một lao động nhập cư đã qua đời sau khi tiêm vắc-xin, không ai chịu trách nhiệm. Người nhà của người này đứng ở trước cổng bệnh viện yêu cầu giải thích. 

Một trường hợp nữa là vào đầu tháng Tám, khi một học sinh từ trường trung học Giang Âm ở thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, sau khi tiêm chủng xong trong phòng thể dục thì xuất hiện hiện tượng mặt tái mét, đổ mồ hôi và chuột rút. Khi xe cấp cứu đến thì học sinh này đã chết. 

(Twitter: Trường hợp học sinh ở Vô Tích) 

Một trường hợp khác là vào ngày 8/8, một học sinh cấp 2 ở thôn Quách, quận Giang Đô, thành phố Dương Châu (tỉnh Giang Tô), sau khi tiêm vắc-xin thì ngất xỉu tại chỗ, và tử vong sau khi cấp cứu không có hiệu quả.

(Twitter: Trường hợp ở Dương Châu) 

…… ……

Rõ ràng, ở Trung Quốc Đại Lục, sau khi tiêm vắc-xin, không chỉ có người chết, mà còn mắc bệnh bạch cầu, hôn mê, suy tim, xuất huyết não, động kinh và mất trí nhớ. So sánh dữ liệu được công bố ở Mỹ, cũng có thể suy ra rằng tỷ lệ người Đại Lục bị phản ứng phụ sau khi tiêm chủng không thể nào là rất thấp, vẫn còn rất nhiều triệu chứng chưa được công bố.

Theo số liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, tính đến ngày 4/6, đã có 329.021 báo cáo phản ứng xấu liên quan đến tiêm vắc-xin, trong đó có 5.888 ca tử vong sau khi tiêm, 19.597 ca nhập viện, 43.891 ca cấp cứu, 58.800 ca đang ở khoa ngoại trú, gây ra khởi phát bệnh tim mạch cho 2.190 người, 1.087 người bị viêm cơ tim, 4.583 người bị tàn tật, 652 người bị sẩy thai, 15.052 người bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng, v.v. Còn có các triệu chứng khác như liệt cơ mặt và giảm tiểu cầu.

Tuy nhiên, điều đáng tiếc là trên các kênh truyền thông chính thức tại Trung Quốc Đại Lục, hoàn toàn không thấy được báo cáo về các trường hợp trên, cũng không thể thấy được báo cáo thống kê chính thức của cơ quan chức năng.

Gần đây, một đoạn thông tin do một phóng viên truyền thông viết trên Weibo đã được lan truyền trên mạng đã tiết lộ manh mối. Người này viết: “Tối nay, một cán bộ truyền thông tiêm chủng cấp tỉnh cho biết đã nhận được thông báo: nếu sau khi tiêm vắc-xin mà có vấn đề gì thì nhất loại không để ý hoặc báo cáo đưa tin. Ngược lại hãy cầu cho bản thân được nhiều may mắn.” Trong đó có thông tin được tiết lộ là: Các nơi sau khi tiêm chủng đều có không ít vấn đề, nhưng chính quyền ĐCSTQ đã yêu cầu các phương tiện truyền thông địa phương không quan tâm và không đưa tin về các trường hợp này. Ngoài ra cũng có tin tức Đại Lục nói về nguyên tắc “5 không” trong tiêm chủng: không thảo luận, không chụp ảnh, không quay video, không WeChat và không nhắn tin,  không đưa lên mạng.

id13166211 yimiao2FotoJet 600x400 1
Ảnh: Nguyên tắc ‘5 không’ trong tiêm vắc-xin

Lúc này, người Trung Quốc nên hiểu rằng lý do không nhìn thấy các báo cáo tiêu cực trên truyền thông tại Đại Lục là do chỉ thị của chính quyền ĐCSTQ. Một lần nữa, ĐCSTQ lại thể hiện rõ bản tính xưa nay luôn che giấu việc xấu, chưa bao giờ đặt hạnh phúc và lợi ích của người dân lên vị trí hàng đầu. Theo quan điểm của Đảng, không cần biết bao nhiêu người chết, dù xảy ra sự việc nghiêm trọng như thế nào, chỉ cần không báo cáo thì có thể lừa được đại đa số những người đã bị tẩy não để nghe theo sự bố trí của họ, tự nguyện hoặc bị ép buộc tiêm vắc-xin Trung Quốc không đảm bảo an toàn và hiệu quả, từ đó đảm bảo cho lợi ích của các công ty dược phẩm và các nhóm quyền lực của ĐCSTQ.

Không có gì lạ khi vị phóng viên ở trên nói rằng ở Trung Quốc, chỉ có thể “tự cầu cho bản thân được nhiều may mắn”, còn điều kiện tiên quyết để tránh bị tổn hại bởi ĐCSTQ chính là tránh xa ĐCSTQ, không nghe bất kỳ lời dối trá nào của Đảng này.

Châu Hiểu Huy 
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Epoch Times.)

Xem thêm: