Ngày 13/11, ông Tập Cận Bình dẫn đầu các quan chức cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong đó có các Thường ủy Bộ Chính trị và Phó Chủ tịch nước Vương Kỳ Sơn đến tham quan triển lãm kỷ niệm 40 năm cải cách mở cửa được tổ chức tại Bắc Kinh. Điều lạ thường là, ông Tập Cận Bình vẫn không nhắc đến người phát động cải cách mở cửa Đặng Tiểu Bình. Trước đó, trong chuyến thị sát phía Nam Trung Quốc, và lần này người chủ quản tuyên chuyển Vương Hộ Ninh phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm đều không nhắc đến ông Đặng Tiểu Bình, đây là lần thứ 3 liên tiếp chính quyền Trung Quốc không nhắc đến người vốn phải được nhắc đến – Đặng Tiểu Bình.

Tập Cận Bình
Ông Tập Cận Bình và thành viên Ban thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ tham dự triển lãm kỷ niệm 40 năm cải cách mở cửa được tổ chức tại Bắc Kinh (Ảnh: Xinhua)

Trước khi ông Tập Cận Bình xuống phía Nam (vùng Quảng Đông) Trung Quốc thị sát, trên mạng đã lưu truyền một bài phát biểu hôm 16/9 của con trai ông Đặng Tiểu Bình là Đặng Phác Phương, nội dung ngoài việc khen ngợi lý luận Đặng Tiểu Bình khởi động cho cải cách mở cửa, và cũng nhắc nhở khéo léo bằng cách không điểm tên rằng, cần “thực sự cầu thị, giữ cho đầu óc thanh tỉnh, biết lượng sức mình”.

Đối với cách làm không nhắc đến ông Đặng Tiểu Bình của chính quyền Trung Quốc, giới quan sát cũng đang thịnh hành một quan điểm bình luận cho rằng, đây là hành động nâng cao địa vị trong lịch sử ĐCSTQ của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, và ở một mức độ tương đương cần phải vượt qua cả ông Đặng Tiểu Bình. Ví dụ như học giả Julian Gewirtz tại Đại học Harvard (Mỹ) cho biết, ông Tập Cận Bình “chắc chắn sẽ không hài lòng khi làm các việc dưới cái bóng của ông Đặng Tiểu Bình”, hơn nữa ông cũng hy vọng xây dựng một hệ thống chính trị đặc thù, “do chính mình ở vị trí trung tâm”.

Còn học giả Geremie Barme thuộc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc của Australia nói, ông Tập Cận Bình đang nóng lòng muốn định vị bản thân là “một người thống trị vĩ đại hơn sau Mao Trạch Đông”, còn ông Đặng Tiểu Bình và thế hệ lãnh đạo sau ông Đặng thuộc “thời đại chuyển đổi mô hình kinh tế“, sau đó chỉ có ông ấy [Tập Cận Bình] mới có thể đạt được “thời đại mới lớn mạnh”.

Những quan điểm trên mặc dù không phải là không có lý, nhưng những nguyên nhân đưa ra lại chỉ dừng ở tầng bề ngoài của sự kiện, còn tầng sâu hơn lại liên quan nhân tố hiện thực chính trị.

Trong thời gian 6 năm nắm quyền của ông Tập Cận Bình, hành động chính trị lớn nhất của ông chính là triển khai đả hổ chống tham nhũng trong nội bộ ĐCSTQ. Đối tượng đả hổ chống tham nhũng là trong nội bộ ĐCSTQ với thành viên của các tập đoàn lợi ích mà đại diện chính là tập đoàn cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Nếu từ góc độ nước cờ chính trị của cao tầng ĐCSTQ mà xét, hiện tại những hiện tượng rối loạn trong ĐCSTQ là kết quả tất nhiên sau khi hành động chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình động chạm đến các tập đoàn lợi ích ở cao tầng ĐCSTQ.

Đối với nội bộ ĐCSTQ mà nói, đường lối đấu tranh vẫn đang diễn ra, thực chất của đường lối đấu tranh cũng chính là đấu tranh để tranh giành quyền lực, mục đích của tranh giành quyền lực chính là tranh đoạt lợi ích. Khi đối tượng chống tham nhũng bị mất quyền lực và lợi ích, tự nhiên sẽ liều chết phản công. Trong khi tất cả những lý luận, đường lối, phương châm, chính sách của nội bộ ĐCSTQ đều là công cụ và thủ đoạn mà đối thủ chính trị dùng để công kích kẻ địch chính trị.

Như vậy, những năm qua, ông Tập Cận Bình thay đổi cách làm gọi là chính sách “giấu tài” của Đặng Tiểu Bình, sau khi Trung Quốc chìm trong khó khăn vì chiến tranh thương mại, tự nhiên cũng trở thành nội dung mà kẻ địch chính trị “thảo phạt”, và cũng đã trở thành công cụ mà kẻ địch chính trịch của ông Tập Cận Bình dùng để tấn công ông ta.

Thực ra, một số những cải cách kinh tế mà ông Tập Cận Bình dùng cũng chưa hẳn thực sự muốn kinh tế Trung Quốc trở về thời đại bế quan tỏa cảng của Cách mạng Văn hóa, cũng có thể bao gồm cả nhân tố thanh trừng nhắm vào tập đoàn lợi ích trong nội bộ ĐCSTQ đang nắm giữ hệ thống tài chính và doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thể chế của ĐCSTQ, đặc biệt là cục diện khó khăn khi bị xung kích bởi cuộc chiến thương mại với Mỹ, thứ mà ông Tập Cận Bình đã tiếp quản là một gói thuốc nổ tức toàn bộ những gì mà thời đại ông Giang Trạch Dân đã tạo thành, xã hội Trung Quốc từ kinh tế, chính trị đến cả vấn đề đạo đức đều có nguy đối diện với bùng nổ khủng hoảng, đặc biệt là chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình chỉ động đến người cấp cao như Chu Vĩnh Khang, còn tổng quản tham nhũng Giang Trạch Dân vẫn tiêu diêu ngoài vòng pháp luật.

Trong thể chế của ĐCSTQ hiện nay, trong cục diện mà ĐCSTQ đối mặt với rất nhiều khó khăn và đang đi đến ngõ cụt, dù ông Tập Cận Bình có rẽ phải hay rẽ trái, đều rất khó có thể ngăn con thuyền ĐCSTQ không bị chìm một cách nhanh chóng.

(Bài viết thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả)

Hạ Tiểu Cường

Xem thêm: