Chữ Hán phồn thể vốn là phương tiện truyền thừa văn hóa truyền thống Trung Hoa, bảo vệ địa vị chính thống của chữ Hán phồn thể mới giúp văn hóa truyền thống Trung Hoa được kế thừa mang tính hệ thống hoàn chỉnh. Vì thế cần phải chỉ rõ bộ mặt thật “cải cách chữ viết” của Đng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận lại cho đúng về chữ Hán phồn thể, để khơi dậy đông đảo nhân dân Trung Quốc đứng lên bảo vệ và thúc đẩy chữ Hán phồn thể.

yeu khong co trai tim
Ái (愛) ý nghĩa là tình yêu, gồm bộ Tâm 心 (con tim) và chữ Thụ 受 (chịu đựng), tình yêu thương chính là sự chấp nhận và tình nguyện hi sinh. Chữ giản thể đổi thành 爱, mất đi chữ Tâm (trái tim). Trở thành tình cảm (tình yêu) hời hợt bên ngoài không có con tim.

Ở Trung Quốc đại lục, ngay từ những năm 1950 ĐCSTQ đã thúc đẩy phổ biến chữ Hán giản thể, từ bỏ chữ Hán chính thể (phồn thể), gây hỗn loạn hệ thống chữ Hán. Hành động này đã gây làn sóng phản đối rộng khắp, kéo theo vô số tranh luận liên quan đến chữ Hán phồn thể và giản thể.

Vấn đề thảo luận học thuật này hiển nhiên là việc tốt, giúp nhận biết thị phi, thúc đẩy tiến bộ học thuật, có lợi cho sự phát triển lành mạnh của chữ Hán. Tuy nhiên, nếu thảo luận học thuật mà luôn bị quyền lực chính trị can thiệp thì thảo luận học thuật dễ dàng bị méo mó, không thể thu được kết luận chính xác. Tiểu biểu trong vấn đề này có thể kể như:

Thứ nhất, những tranh luận học thuật về chữ Hán phồn thể và giản thể hầu như chỉ so sánh những ưu nhược điểm của hai thể loại này từ góc nhìn học thuật, trong khi không dám đề cập đến mưu đồ hủy hoại văn hóa truyền thống Trung Hoa của nhà cầm quyền ĐCSTQ, càng không dám chất vấn về bối cảnh lịch sử và mục đích “cải cách chữ viết” của ĐCSTQ, vì thế không thể vạch ra được bộ mặt thật ban đầu của nó, không thể đạt được sự đồng thuận.

Thứ hai, vì nhà cầm quyền dùng quyền lực chính trị can thiệp vào tranh luận học thuật, gây ra vô số cản trở, trong kế hoạch cải cách chữ viết chỉ muốn nghe những lời ca tụng mà không muốn nghe phản biện phê bình, những nghi vấn cuối cùng đều bị quyền lực chính trị áp chế.

Do đó, ngay từ ban đầu việc tranh luận về chữ Hán giản thể và phồn thể đã bị biến dạng dưới sức ép của quyền lực chính trị. Hệ quả là ở Trung Quốc đại lục, ĐCSTQ đã cưỡng chế dùng chữ Hán giản thể, ngăn chặn chữ Hán phồn thể, làm cho đông đảo người Trung Quốc không còn biết chữ Hán phồn thể, không còn khả năng tìm lại hình dạng văn hóa truyền thống Trung Hoa để biết được nó ra sao, bị ảo tưởng chữ giản thể mới là xu thế chung của thời đại.

Vốn dĩ chữ Hán phồn thể là phương tiện truyền thừa văn hóa truyền thống Trung Hoa, vì thế bảo vệ địa vị chính thống của chữ Hán phồn thể mới giúp văn hóa truyền thống Trung Hoa được kế thừa mang tính hệ thống hoàn chỉnh. Vì thế cần phải chỉ rõ bộ mặt thật “cải cách chữ viết” của ĐCSTQ, nhìn nhận lại cho đúng về chữ Hán phồn thể, để khơi dậy đông đảo nhân dân Trung Quốc bảo vệ và thúc đẩy quảng bá chữ Hán phồn thể.

ĐCSTQ lấy học thuyết cộng sản dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin làm định hướng, tuyên bố đoạn tuyệt với tất cả truyền thống cũ, để thực hiện chuyên chính đảng Cộng sản. ĐCSTQ xem văn hóa trước đây là văn hóa cũ của phong kiến, xem văn hóa truyền thống Trung Hoa là một trở ngại cho thực hiện của chủ nghĩa cộng sản hoang tưởng, cần phải nhanh chóng loại bỏ. Phải thay thế văn hóa truyền thống Trung Hoa bằng văn hóa Đỏ của Mác, muốn vậy trước tiên phải loại bỏ chữ Hán phồn thể, và cải cách chữ Hán ngay lập tức được đưa vào kế hoạch.

Thời ĐCSTQ giả bộ chống Nhật Bản, tập trung phát triển lực lượng tại Diên An, đã thành lập cơ quan chuyên trách về “văn tự mới Latin hóa” để thay thế chữ Hán truyền thống, khi đó ĐCSTQ đã cho phổ biến sách báo bằng loại chữ mới tại một bộ phận nhà trường trong “vùng giải phóng” và cũng đang mở rộng ra toàn xã hội. ĐCSTQ nghĩ rằng có chữ Hán mới sẽ có thể xóa bỏ chữ Hán cũ, có thể cắt đứt được mạch văn hóa truyền thống Trung Hoa, mở đường cho chủ nghĩa Mác-Lênin phát triển. Nhưng loại chữ Hán mới kiểu ghi âm giống như phương Tây này chỉ là dạng “chữ họa cho âm”, từ không biểu đạt ý, không thể nào diễn tả được chính xác ngôn ngữ Trung Quốc, gây vô số hiểu lầm nên rất khó triển khai, trong hoàn cảnh khi đó phải bận rộn với cuộc nội chiến giành chính quyền nên ĐCSTQ đành tạm gác lại.

Vì thế mà không lâu sau khi ĐCSTQ xây dựng chính quyền đã lập tức nghĩ đến vấn đề rũ bỏ chữ Hán truyền thống, đã cho thành lập tổ chức cải cách văn tự, ông Mao Trạch Đông còn tuyên bố một cách võ đoán: văn tự phải được cải cách, phải đi theo hướng phiên âm chung của văn tự thế giới. Ở đây rõ ràng ông Mao Trạch Đông tuyên bố phải từ bỏ văn tự truyền thống, mục tiêu cuối cùng là dùng chữ Hán mới ghi âm kiểu Latin .

Dưới chỉ đạo của Mao, một số học giả nô tài đã đóng cửa thiết kế văn tự Hán ngữ ghép âm, đã cho xuất bản tạp chí cải cách chữ viết, biên soạn tài liệu chữ viết mới Latin hóa để thay thế chữ Hán cũ. Nhưng trên thực tế tiếng Hán và chữ Hán là một chỉnh thể không thể tách rời, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, còn chữ ghép âm là một hệ thống ngôn ngữ hoàn toàn khác. Dùng chữ ghép âm đơn giản không thể diễn tả chính xác Hán ngữ phong phú và đầy màu sắc với một số lượng lớn các từ đồng âm khác nghĩa. Các bài văn viết bằng chữ Latin ghép âm làm mọi người đọc không hiểu được, vì vậy mà chữ Hán ghép âm không thể lưu hành được. Hiển nhiên muốn dùng chữ Hán ghép âm (chữ biểu âm) thay chữ Hán truyền thống (chữ tượng hình) phải đồng thời thực hiện cải cách triệt để toàn hệ thống ngôn ngữ, đây là vấn đề ĐCSTQ không thể làm được trong thời gian ngắn.

Vì vậy ĐCSTQ đã không thể ngay lập tức dùng chữ ghép âm, đành phải áp dụng biện pháp quá độ: Thứ nhất, tạm thời bỏ phương án ghép âm Latin hóa Hán ngữ bằng việc chỉ dùng chú âm chữ Hán, tạm dừng thúc đẩy phổ biến chữ Latin hóa mới. Thứ hai, phá bỏ chữ Hán phồn thể bằng cách đơn giản hóa nó thành chữ giản thể khiến đa số người Trung Quốc không còn đọc được thư tịch văn hóa truyền thống của Trung Quốc, qua đó cắt đứt liên hệ lịch sử để thuận lợi cho truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin.

Đầu những năm 1950, ĐCSTQ đã lần lượt có hai đợt công bố về chữ Hán giản thể, tuyên bố loại chữ Hán ban đầu là chữ phồn thể (nguyên thể) phải từ bỏ, tước quyền tự do dùng chữ phồn thể của mọi người dân Trung Quốc. Vì chữ Hán giản thể do ĐCSTQ cho thiết kế không phải vì mục đích để làm hoàn thiện hơn chữ Hán truyền thống, đó chỉ là bước quá độ mà mục tiêu cuối cùng là từ bỏ chữ Hán truyền thống, vì thế yêu cầu đặt ra là càng đơn giản càng tốt, không quan tâm đến nguyên tắc kết cấu chữ Hán, càng không quan tâm đến tính toàn vẹn của hệ thống chữ Hán truyền thống, khiến hình dạng chữ Hán bị thay đổi khác thường gây rối loạn các hoạt động xã hội. Đặc biệt, tình trạng càng đi xa hơn trong đợt công bố thứ hai về chương trình đơn giản hóa chữ Hán, theo đó vô số chữ đồng âm khác nghĩa bị gộp chung lại, ý từ mơ hồ, thường xảy ra thực trạng từ không đạt ý, mạch văn không thể hiểu được, làm đa số người dân cũng như giới học giả tức giận. Để dập tắt làn sóng phẫn nộ, ĐCSTQ buộc phải cho từ bỏ kết quả giản thể hóa chữ Hán của đợt cải cách thứ hai, nhưng vẫn giữ lại kiểu chữ giản thể của đợt cải cách ban đầu và bắt buộc phải thi hành.

Thực hiện đơn giản hóa chữ viết chỉ là một phần kế hoạch của ĐCSTQ trong việc cắt đứt với văn hóa truyền thống Trung Hoa, sau đó đáng kể hơn là phong trào “cải cách giáo dục”. ĐCSTQ cho xóa bỏ chương trình học văn học cổ điển, khiến vô số tác phẩm của các nhà hiền triết Trung Quốc cổ đại bị ném vào thùng rác, học sinh chỉ có thể học những giáo điều của Mác-Lênin và Mao Trạch Đông cùng những tác phẩm tuyên truyền cho chính sách của ĐCSTQ do giới “văn nô” bào chế, hệ quả là giới trẻ Trung Quốc chỉ còn biết Mác-Lê – Mao và ĐCSTQ, không còn biết lịch sử Trung Quốc còn vô số nhà hiền triết, không biết những tinh túy của văn hóa Trung Hoa là gì. Trong khi đa số người dân không biết chữ phồn thể, không đọc được các ấn phẩm xuất bản trước 1949, càng không thể đọc được những tác phẩm kinh điển cổ xưa, thế là con đường đến với văn hóa truyền thống Trung Hoa bị chặn đứng, thế hệ con cháu Trung Hoa biến thành “con cháu Mác-Lênin”.

Để quét sạch những cản trở đối với kế hoạch cải cách văn tự, ĐCSTQ đã chụp mũ những học giả có quan điểm khác biệt là “cánh hữu”, “phản cách mạng”, đàn áp chính trị tàn bạo đối với họ. Vì thế mà trong nhiều thập kỷ qua, tại Trung Quốc đại lục chỉ nghe được tiếng nói ủng hộ cải cách văn tự, tức những tiếng nói ca ngợi chữ giản thể.

Sau khi Trung Quốc Đại lục cải cách mở cửa, đông đảo công chúng Trung Quốc đã chống trả tự phát, phục hồi sử dụng chữ phồn thể trong tác phẩm thư pháp, sách, áp phích quảng cáo, cho thấy tấm lòng mọi người vỗn dĩ vẫn quý trọng chữ phồn thể, xem chữ phồn thể mới là chính thống của nền văn hóa Trung Hoa. Nhưng ĐCSTQ vẫn ngoan cố đi theo quyết định sai lầm, đã sử dụng quyền lực để thực hiện các biện pháp can thiệp và đàn áp bừa bãi. Để ngăn chặn lòng nhiệt tình của nhân dân bảo vệ gìn giữ chữ phồn thể, tước quyền lợi và quyền tự do của nhân dân được sử dụng chữ phồn thể, Chính phủ của ĐCSTQ ra thông báo: Tất cả các ấn phẩm xuất bản, quảng cáo chỉ được sử dụng chữ giản thể, không được phép sử dụng chữ phồn thể, vi phạm sẽ bị phạt nặng. Ngoài ra ĐCSTQ còn dùng thủ đoạn ngoại giao và kinh tế để thúc đẩy phổ biến chữ Hán giản thể ở nước ngoài, nhằm thể hiện họ mới là bá chủ Trung Quốc.

ĐCSTQ tuyên bố rằng việc thực hiện đơn giản hóa chữ viết để giải quyết vấn đề tiếng Trung khó viết khó học, tạo thuận lợi xóa nạn mù chữ. Sự thực không phải thế. Người Hoa ở Hồng Kông, Macao, Đài Loan và nhiều nơi trên thế giới vẫn sử dụng chữ phồn thể, nhưng trái lại tỷ lệ người mù chữ ít hơn nhiều so với Trung Quốc đại lục, mọi người không cảm thấy học chữ phồn thể có khó khăn gì. Hơn nữa hiện nay là thời đại điện tử hóa, việc nhập và in ấn chữ Hán, dù là chữ giản thể hay phồn thể thì phí tổn bỏ ra là như nhau, do đó càng không cần thiết phải áp đặt mọi người dùng chữ giản thể. Nếu ĐCSTQ thực sự vì sự phát triển của văn hóa Trung Hoa thì theo lý họ phải bảo vệ sự ổn định của chữ Hán phồn thể truyền thống, từ bỏ biện pháp cưỡng chế dùng chữ Hán giản thể, phải hiểu rằng việc chia cắt chữ Hán thành hai hệ thống là tạo thêm phiền phức đối với việc thúc đẩy phát triển chữ Hán trên thế giới.

Văn tự của đất nước phải được giữ ổn định mới thuận lợi cho kế thừa và phát triển di sản văn hóa. Chữ Hán phồn thể đã trải qua quá trình phát triển và biến hóa lâu dài, các phần hình – âm – ý đã ổn định, các triều đại chỉ thêm hoặc bớt đôi chút để làm cho nó hoàn thiện hơn; chữ Hán phồn thể đã được công nhận rộng rãi của giới quan quyền lẫn dân chúng, đã thông dụng trong tất cả các ấn phẩm và sách giáo khoa nói chung. Mọi người khi viết tay chữ Hán, đôi khi để nhanh chóng, có thể sử dụng một số ít chữ giản thể hoặc ký hiệu, vì điều này không áp dụng trong các tài liệu giảng dạy và ấn phẩm nên không ảnh hưởng gì đến tính toàn vẹn của hệ thống chữ Hán. Mặc dù thời cận đại có vài học giả Trung Quốc đặt câu hỏi về văn hóa Trung Hoa, đề nghị bãi bỏ chữ Hán truyền thống thay bằng hệ thống chữ ghép âm, nhưng dù sao chỉ là những bài phát biểu học thuật của vài học giả, chính phủ cũng không cần thiết phải can thiệp ép buộc, không làm suy chuyển địa vị chính thống của chữ Hán phồn thể, hiển nhiên cũng không gây cản trở chữ Hán đi ra thế giới, phát triển thành một hệ thống văn tự có tính quốc tế.

Chữ Hán phồn thể làm cho nền văn hóa Trung Hoa được truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác qua nhiều đời, luôn được xem trọng và đi ra khắp toàn cầu. Lịch sử đã chứng minh rằng hướng phát triển của chữ Hán truyền thống phồn thể là đúng đắn, không chỉ biểu hiện chính xác Hán ngữ cổ đại mà cũng phát triển theo thời gian để tạo thành những chữ mới từ mới biểu đạt đúng sự vật mới, phù hợp với thực tế. Thực tế đã chứng minh, tiếng Hán và chữ Hán có sức sống vô hạn và năng lực tự hoàn thiện, trong sự phát triển của thế giới hiện đại nó càng có ưu thế độc đáo, có khả năng phát huy mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của văn minh nhân loại.

Mọi người đều biết, vấn đề cải cách ở Trung Quốc đại lục trong những năm gần đây, chuyện liên quan đến ý thức hệ thuộc vào vấn đề đại kỵ. Những kẻ cầm quyền thì vẫn đang kiên trì con đường sai lầm cải cách văn tự, cho thấy âm hồn của Mao Trạch Đông vẫn cố thủ trong tâm trí họ, chính sách “cực tả” về các mặt chính trị, văn hóa, tư tưởng vẫn luôn được duy trì, đây chính là rào cản lớn đối với con đường phục hưng văn hóa Trung Hoa. Giới truyền thông Trung Quốc đại lục khoa trương rằng chữ Hán giản thể đã đánh bại chữ Hán phồn thể, đây chính là phản ánh ý thức hệ độc tài cộng sản. Bất cứ nơi nào quyền lực toàn trị đi đến sẽ làm văn hóa Trung Hoa biến chất. Hiện nay, do ĐCSTQ dùng quyền lực áp đặt để quảng bá chữ giản thể đi ra thế giới, từ bỏ chữ Hán phồn thể, làm cho chữ phồn thể mang trong nó gánh nặng nền văn hóa truyền thống Trung Hoa đang dần bị thu hẹp lại, đang ở trong tình cảnh nguy cơ mai một.

Nhưng ông trời vẫn ban phước cho Trung Hoa. Ở Hồng Kông, Macao, Đài Loan và những vùng người Hoa ở nước ngoài không bị hệ thống độc tài toàn trị kiểm soát, mọi người vẫn chống lại loại chữ giản thể sáng tạo tùy tiện phóng túng này, vẫn kiên định dùng chữ Hán phồn thể, nhờ đó giữ lại khoảng không bảo tồn nền văn hóa truyền thống Trung Hoa. Trong đó Đài Loan là nơi làm tốt nhất nhiệm vụ lưu giữ văn hóa truyền thống Trung Hoa, tất nhiên làm được điều này là nhờ họ duy trì và phát dương chữ Hán phồn thể, họ đã trở thành tấm gương sáng cho tất cả cộng đồng người Hoa trên thế giới. Giờ đây, đông đảo người Hoa trong và ngoài nước cần biết gìn giữ mặt trận cuối cùng lưu giữ những tinh túy của văn hóa Trung Hoa này, làm cho chữ Hán phồn thể trở lại phát triển hướng đến toàn Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung.

Blog Minh Nguyên

Xem thêm: