Trong những năm gần đây, các tỷ phú Trung Quốc lần lượt “biến mất”, thu hút sự chú ý của giới đầu tư toàn cầu.

1024px Ma Yun 2017 10 19
Ông Jack Ma. (Nguồn: Kremlin.ru/ Wikimedia)

Gần đây, ông Jack Ma, người sáng lập Alibaba, đã gây chú ý khi xuất hiện tại trường Vân Cốc ở Hàng Châu. Năm 2020, ông chỉ trích hệ thống quản lý tài chính của Trung Quốc, khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nổi giận. Từ đó, ông đã biến mất khỏi tầm mắt của công chúng trong một thời gian, đế chế kinh doanh rộng lớn của ông cũng bị đàn áp.

Nhưng Jack Ma không phải là tỷ phú đầu tiên biến mất một cách bí ẩn khỏi tầm mắt của công chúng. Năm 2015, ông Quách Quảng Xương (Guo Guangchang), Chủ tịch của Tập đoàn Fosun Thượng Hải, cũng biến mất. Sau đó công ty cho biết ông Quách đang hỗ trợ các nhà chức trách điều tra.

Embed from Getty Images

Chủ tịch của Tập đoàn Fosun Thượng Hải – ông Quách Quảng Xương. (Nguồn ảnh: Paul Yeung/Bloomberg qua Getty Images)

Năm 2017, ông Tiêu Kiến Hoa (Xiao Jianhua), người sáng lập Tomorrow Holdings, đã bị chính quyền ĐCSTQ bí mật bắt giữ từ Hồng Kông, đưa về Đại Lục, và không có tin tức gì trong một thời gian dài sau đó. Năm 2022, ông bị kết án 13 năm tù vì tội lừa đảo và tham nhũng.

id13773436 a4 1@1200x1200 600x400 1
Tiêu Kiến Hoa là người đứng đầu Tập đoàn “Tomorrow” và có quan hệ chặt chẽ với giới tinh hoa ĐCSTQ. (Ảnh tổng hợp của Epoch Times)

Tháng 3/2020, tỷ phú trùm bất động sản Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang) biến mất sau khi chỉ trích ông Tập Cận Bình. Cuối năm đó, ông Nhậm bị kết án 18 năm tù vì tội tham nhũng.

1701190119151758
Ông Nhậm Chí Cường (Ảnh: Epoch Times)

Vụ mất tích bí ẩn của các tỷ phú Trung Quốc vẫn chưa có hồi kết. Tháng 2 năm nay, Bao Phàm (Bao Fan), ông trùm đầu tư công nghệ Trung Quốc, trở thành tỷ phú mới nhất lọt vào danh sách bị mất tích. Vài ngày sau, công ty của ông cho biết, ông đang hợp tác với cuộc điều tra của chính quyền.

Fan Bao
Fan Bao (Bao Phàm), người sáng lập, Chủ tịch kiêm CEO của ngân hàng đầu tư China Renaissance Holdings Ltd. (Chụp màn hình website)

CNBC đưa tin, ông Nick Marro, trưởng bộ phận phân tích thương mại toàn cầu tại Economist Intelligence Unit (EIU), cho rằng sự biến mất của những người như ông Bao Phàm, một nhân vật cấp cao như vậy, mà không có bất kỳ lời giải thích nào sẽ là một vấn đề lớn, không thể tránh khỏi việc mang đến cảm giác run sợ trong giới đầu tư.

Nếu một nhà lãnh đạo quan trọng của một ngành nào đó đột nhiên biến mất, liệu mọi người có còn muốn kinh doanh ở đó nữa không?

Số lượng tỷ phú ở Trung Quốc đang gia tăng trong những năm gần đây. Họ sở hữu khối tài sản khổng lồ và có tầm ảnh hưởng đáng kể. Vì sao ĐCSTQ lại đàn áp họ?

BBC dẫn lời các nhà quan sát cho rằng dưới thời ông Tập Cận Bình, ĐCSTQ muốn giành lại quyền lực, và cách thức thực hiện nhiệm vụ này thường được tiến hành một cách bí mật.

Báo cáo cho biết, theo chính sách “thịnh vượng chung”, hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế đều bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó ngành công nghệ nhận được sự quan tâm đặc biệt.

Ông Paul Triolo, Giám đốc chính sách công nghệ và Trung Quốc tại công ty tư vấn toàn cầu Albright Stonebridge Group, cho biết: “Chính phủ Trung Quốc vẫn tập trung vào việc đảm bảo rằng các công ty và người tham dự nền tảng công nghệ lớn sẽ không phát triển thương hiệu và tầm ảnh hưởng của riêng mình. Nếu không, họ sẽ trở nên khó kiểm soát và có nhiều khả năng đi ngược lại tư tưởng của Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ).”

Sau nhiều năm bị đàn áp và ảnh hưởng bởi chính sách zero-COVID, các doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc hiện rơi vào tình trạng nhiệt tình giảm sút. Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng khôi phục niềm tin của các công ty tư nhân sau khi nền kinh tế Trung Quốc sa sút, nhưng điều này vẫn không thúc đẩy được sự lạc quan của các doanh nghiệp.

Để xoa dịu các công ty tư nhân, thậm chí tỉnh Hải Nam đã đưa ra một tuyên bố về cách thức hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân. Nhưng CNN dẫn lời ông Nicholas Lardy, thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE), nói rằng “chỉ dựa vào những tuyên bố sẽ không thể khôi phục niềm tin của khu vực tư nhân”.

“Các hành động như giảm bớt vai trò của ĐCSTQ trong nền kinh tế, sẽ mạnh hơn lời nói.”

Ông Lardy cho biết, năm ngoái, đầu tư tư nhân vào Trung Quốc bị đình trệ trong khi đầu tư nhà nước tăng mạnh. Nhưng ông cũng nói thêm rằng đầu tư tư nhân hiệu quả hơn và tạo ra nhiều tăng trưởng kinh tế hơn.

Tốc độ đầu tư tư nhân dường như cũng giảm nhiều hơn trong năm nay. Theo dữ liệu chính thức, so với một năm trước đó, trong tháng 1 và tháng 2, khoảng cách giữa tốc độ đầu tư tài sản cố định của khu vực tư nhân và nhà nước đã nới rộng hơn. Đầu tư của nhà nước tăng 10,5%, trong khi đầu tư tư nhân chỉ tăng 0,8%. Năm 2022, đầu tư do nhà nước dẫn đầu tăng 10,1%, trong khi đầu tư tư nhân tăng 0,9%.

Ông Tằng Nhuệ Sinh (Steve Tsang), Giám đốc Viện Trung Quốc tại Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi (SOAS) của Đại học London, cho biết các chính sách kinh doanh của ông Tập Cận Bình trong vài năm qua đã khiến khu vực tư nhân sợ hãi.

“Ông Tập Cận Bình, Chính phủ Nhân dân Trung ương và chính quyền tỉnh Hải Nam không coi mình là những người chống lại doanh nghiệp,” ông nói. Nhưng họ (ĐCSTQ) lại tự coi mình là người ủng hộ doanh nghiệp, lý do là các công ty đều đang tuân theo ĐCSTQ.

Gần đây, ông Jack Ma đã quay trở lại Trung Quốc, và Alibaba được chia thành 6 công ty với những lĩnh vực khác nhau, tất cả đều là kế hoạch của ĐCSTQ, cho thấy các hành động của Bắc Kinh đối với các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc về cơ bản không thay đổi.

Để thoát khỏi sự đàn áp của chính quyền ĐCSTQ, ngày càng nhiều doanh nhân Trung Quốc giàu có tăng cường tìm kiếm các kênh đầu tư, chuyển tài sản ra nước ngoài và đào thoát bằng con đường di cư.