Dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) tại Trung Quốc Đại Lục tiếp tục lan rộng và chưa hạ nhiệt trong dịp Tết Nguyên đán. Những người dân thường trong khu chăm sóc đặc biệt ICU của bệnh viện không đủ khả năng chi trả viện phí ít nhất 15.000 nhân dân tệ (khoảng 2.210 USD) mỗi ngày.

dich benh 2 1
Dịch bệnh ở Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình video)

Các bệnh viện trên cả nước vẫn trong tình trạng quá tải, một số bệnh viện chật kín bệnh nhân chụp CT. Một số người nói rằng Chính phủ không quan tâm đến sự nghèo khó của người dân, thậm chí còn thờ ơ trước dịch bệnh.

Ngày Tết Nguyên đán các bệnh viện đều chật kín

Ngày 26/1, tài khoản Twitter “Nuomt” đăng tải một video tiết lộ tình hình bệnh viện hiện tại ở nhiều nơi tại Trung Quốc Đại Lục trong ngày mồng 5 Tết (26/1).

Lúc 7:30 sáng, nhiều người đã đợi sẵn ở Khoa Hô hấp của Đại học Cát Lâm tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Bệnh viện Nhân dân Tam Hiệp Trùng Khánh cũng rất đông đúc, “rất nhiều người nhập viện vào ngày mồng 5 Tết!”

Cùng ngày, tại Bệnh viện số 5 thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, những bệnh nhân có vẻ đang nguy kịch vẫn nằm trên giường chờ lấy số. Tại Bệnh viện Nhân dân huyện Quán, thành phố Liêu Thành, Sơn Đông, hành lang đã chật cứng người, một số người già phải chống nạng, đi lại khó khăn.

Tại Bệnh viện Nhân dân huyện Phong, thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô, một hành lang rộng gần như chật kín người. Tại bệnh viện Tề Lỗ của Đại học Sơn Đông ở Thanh Đảo, Sơn Đông, cũng có rất nhiều người đang chờ đợi.

Cả buổi sáng, tại bệnh viện trung tâm thành phố Dinh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh chỗ ngồi chật kín, và có rất nhiều người đứng chờ. Ngày 25/1, cũng có rất nhiều người chờ đợi để được điều trị y tế tại Bệnh viện Du Đại, quận Đồng Lương ở Trùng Khánh.

Bệnh viện tỉnh Sơn Đông ở Tế Nam cũng đông đúc. Tại Bệnh viện Nhân dân số 1 thành phố Diêm Thành, tỉnh Giang Tô, bãi đậu xe đã chật kín, bên ngoài vẫn còn rất nhiều xe xếp hàng dài.

Tại một bệnh viện ở Trường Xuân, Cát Lâm, rất đông người dân đang tập trung và chờ đợi, cũng có một hàng dài bệnh nhân tại Bệnh viện Trung tâm thành phố Thái An ở Sơn Đông.

Một video cho thấy vào ngày 25/1, tức mồng 4 Tết, tại một góc bệnh viện ở tỉnh Tứ Xuyên, “có rất đông bệnh nhân đang chụp CT!” Người quay video thốt lên: “Thật đáng sợ! Quá nhiều người!”

(Nội dung tweet: “26/1/2023 (mồng 5 tết) Các bệnh viện ở Trung Quốc

  1. Khoa Hô hấp của Bệnh viện số 1 Đại học Cát Lâm
  2. Bệnh viện Nhân dân Tam Hiệp Trùng Khánh
  3. Bệnh viện số 5 Cáp Nhĩ Tân
  4. Bệnh viện Nhân dân huyện Quán, Liêu Thành, Sơn Đông
  5. Bên dưới.”)

(Nội dung tweet:

  1. Bệnh viện nhân dân huyện Phong, Từ Châu, Giang Tô
  2. Bệnh viện Tề Lỗ của Đại học Sơn Đông tại Thanh Đảo
  3. Bệnh viện Trung ương Dinh Khẩu, Liêu Ninh
  4. Bệnh viện Du Đại tại Đồng Lương, Trùng Khánh
  5. Bên dưới.”)

(Nội dung tweet:

  1. Bệnh viện tỉnh Sơn Đông
  2. Bệnh viện Nhân dân số 1 của thành phố Diêm Thành, tỉnh Giang Tô
  3. Bệnh viện ở Trường Xuân
  4. Bệnh viện Nhân dân thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông.”)

(Nội dung tweet: 25/01/2023 (mồng 4 Tết), một góc bệnh viện tỉnh Tứ Xuyên, rất đông bệnh nhân chụp CT.”)

Ngày 25/1, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc đã công bố tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), đề cập rằng số lượt người đến các phòng khám sốt trên toàn Trung Quốc đã đạt mức cao nhất là 2,867 triệu vào ngày 23/12/2022, sau đó giảm liên tiếp, đến ngày 23/1/2023 giảm xuống còn 110.000 lượt người.

Chi phí khu ICU của các bệnh viện Đại Lục bình quân mỗi ngày ít nhất 15.000 tệ (khoảng 2.210 USD)

Ngày 25/1, tài khoản Twitter “Lucky” đăng tải một video nói rằng với 15.000 nhân dân tệ (khoảng 2.210USD) mỗi ngày, “làm sao người bình thường có thể chi trả nổi phí ICU đắt đỏ như vậy?”

Trong video, một phụ nữ nói: “Nếu không đến ICU, tôi thực sự không biết còn có thứ kinh khủng hơn giá nhà đất!”

“Ở đây giá bình quân là 15.000 tệ/ngày. Nếu vào ECMO (tim phổi nhân tạo) thì phí khởi động máy là 65.000 tệ (khoảng 9.580USD), phí bảo trì hàng ngày là 20.000 tệ (khoảng 2.948 USD)!”

Người phụ nữ này cho biết, thêm thuốc men, chữa trị “mỗi ngày phải cộng thêm 40.000 đồng tệ (khoảng 5.896 USD)”. Giá nhà quá đắt đỏ có thể tạm ứng, vay và trả dần phần còn lại, nhưng “nếu tiền ICU không đủ, người bệnh sẽ phải ra ngoài”.

Tuy nhiên bên ngoài phòng bệnh ICU vẫn chật kín người nhà. Mọi người đều mang theo thảm và chăn đệm. Thậm chí có người sống ở hành lang 1 tháng, vì sự sống còn của người thân mà khuynh gia bại sản.

(Nội dung tweet: 15.000 tệ (khoảng 2.210USD) một ngày, giường bệnh chăm sóc đặc biệt ICU đắt đỏ như vậy, người bình thường sao có thể trả nổi.”)

Về vấn đề này, một số cư dân mạng bình luận:

“Người Trung Quốc sống tằn tiện quanh năm để sau này có thể sống trong ICU”.

“Một chiếc máy xay thịt có thể ăn thịt người mà không cần nhổ xương, nhưng đây là thứ mọi người chung tay chế tạo nên.”

“Ngày nào cũng ra rả nước giàu dân mạnh, nước thì có phúc rồi, dân yếu nhược đến mức gió thổi bay. Chỗ nào cũng moi của dân để làm giàu cho nước, chỗ nào cũng có quan chức nhung nhúc như bọ ve (hút máu). Nhà nhỏ còn không có thì nhà lớn (đất nước) làm cái gì!”

Một cư dân ở thành phố Tứ Bình, tỉnh Cát Lâm nói với Đài Á châu Tự do: “Đất nước (Chính phủ) lấy tiền của người dân, tặng cho nước ngoài, nhưng người dân trong nước thì họ không phó mặc. Trong nước không quan tâm, nhưng lại cho nước ngoài hàng ôm tiền lớn, người dân nước mình thì thờ ơ.”

Cư dân này cho biết ông đã ngoài 80 tuổi, mỗi năm cần chi từ 30.000 đến 40.000 nhân dân tệ (khoảng 4.422 – 5.896 USD) cho chi phí y tế, nhưng chính quyền địa phương trợ cấp cho người già rất hạn chế, thậm chí nghe nói có người buộc phải chết vì quá nghèo.

“Nhiều gia đình đang gặp khó khăn và không thể đi khám bệnh. Bệnh viện không điều trị, vì một số người không có tiền trả. Chính phủ Trung Quốc chỉ đơn giản là phớt lờ điều đó. Họ nói rằng không có tiền, kinh tế đất nước khó khăn, nên không cấp tiền.”