Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ được tổ chức tại Thiên An Môn, Bắc Kinh vào lúc 8 giờ sáng ngày 1/7. Ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư ĐCSTQ, sẽ có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị, thu hút sự chú ý toàn cầu.

p2963491a741581456
Các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã thực hiện một cuộc tuyên truyền đối ngoại lớn trước Lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập, kết quả bộ phim đã bị bắt quả tang là đạo phim. (Ảnh chụp màn hình video)

Ngày 30/6, mạng lưới truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN) đã phát sóng video “Máy bay chiến đấu J-10 phóng tên lửa” trên Twitter chính thức của họ. Kết quả bộ phim bị bắt quả tang ngay lập tức vì ăn cắp ăn cắp ý tưởng của video clip “Máy bay chiến đấu vinh quang” từ 8 năm trước của Không quân Ấn Độ.

Các kênh truyền thông chính thức đã ngay lập tức xóa video liên quan sau khi phát hiện ra sự việc đáng xấu hổ này. Nhưng video đã được cư dân mạng chụp lại và lan truyền.

Để kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) đã công chiếu bộ phim “Năm 2000 máy bay chiến đấu J-10 lần đầu tiên được phóng lên không trung” trên Twitter chính thức của mình vào ngày 30/6, nhân cơ hội này khoe khoang, tuyên truyền đối ngoại rầm rộ.

Có thể thấy trong phim, một chiếc máy bay chiến đấu từ trên cao bay qua những ngọn núi. Trên đỉnh núi có thể nhìn thấy những lớp tuyết trắng dày. Ống kính lắp dưới đáy chiếc máy bay chiến đấu đã quay cảnh phóng tên lửa. Các quan chức Trung Quốc cũng giới thiệu một phi công quân sự đã lái máy bay chiến đấu 15 năm, nhằm thể hiện một bước tiến mới về quân sự.

Tuy nhiên, sau khi bộ phim được công chiếu, ngay lập tức các cư dân mạng tinh mắt phát hiện ra rằng những thước phim có liên quan, thực chất là một đoạn trong bộ phim “Máy bay chiến đấu phóng tên lửa” của Không quân Ấn Độ từ 8 năm trước.

Các kênh truyền thông chính thức của Trung Quốc đã điều chỉnh màu nền của phim và hậu kỳ, khiến hình ảnh có chiều sâu hơn so với phim gốc. Cư dân mạng còn so sánh hai hình ảnh video này và phát hiện ra rằng thậm chí góc quay của chúng cũng giống nhau.

Hiện tại, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc đã xóa bộ phim khỏi Twitter nhưng chưa đưa ra bất cứ phản hồi nào. Cư dân mạng đã chụp ảnh màn hình và bàn tán xôn xao.

Nhiều cư dân mạng để lại bình luận chế giễu: “Lần trước thì dùng cảnh trong phim, lần này lại dùng phim của lực lượng không quân Ấn Độ, đều không phải tự mình làm. Đây là bộ phim thể hiện nội dung không có tiền quay, hay là công nghệ vũ khí không đạt, nên đành phải mượn tạm thứ của người khác?”

“Phim phóng lên sao Hỏa cũng bị bắt quả tang là đạo nhái, dùng cảnh NASA hạ cánh trên sao Hỏa mà sửa đi.”; “Có lần thứ nhất, sẽ có lần thứ hai; Có lần thứ hai, sẽ có lần thứ ba. Hãy cùng nhau đón xem nhiều trò hề quốc tế khác!”; “Chuyện này đã xảy ra bao nhiêu lần rồi, đếm không xuể! … Chẳng trách họ đã xây tường lửa chặn Internet”; “Đạo phim đã bị bắt quả tang, thật mất mặt.” 

p2963461a240676301
Các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã thực hiện một cuộc tuyên truyền đối ngoại rầm rộ trước lễ kỷ niệm 100 năm, kết quả bộ phim đã bị bắt quả tang vì đạo phim. (Ảnh chụp màn hình Twitter)
p2963471a783708303
Các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã thực hiện một cuộc tuyên truyền đối ngoại rầm rộ trước lễ kỷ niệm 100 năm, kết quả bộ phim đã bị bắt quả tang vì đạo phim. (Ảnh chụp màn hình Twitter)

Thiên Bình, Vision Times

Xem thêm: