Trong khi viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) tiếp tục bùng phát ở Trung Quốc Đại Lục, viêm đường hô hấp do nhiễm metapneumovirus ở người (gọi tắt là HMPV) và bệnh đậu mùa đã xuất hiện trở lại. Theo báo cáo, các ca nhiễm bệnh đã được phát hiện ở nhiều nơi như Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thâm Quyến, nhưng hiện chưa có thuốc chữa.

dich benh o Trung Quoc 1 2
Bên trong một bệnh viện tại Trung Quốc khi dịch COVID-19 tái bùng phát hồi tháng 1/2023. (Ảnh chụp màn hình video)

Các chủ đề như “Sự lây nhiễm siêu vi trùng ở người (Human Metapneumovirus – HMPV) tại Trung Quốc” “HMPV” từng nằm trong danh sách tìm kiếm nóng. Việc lây nhiễm HMPV đã xuất hiện ở nhiều nơi tại Trung Quốc và không có cách chữa trị.

Theo một báo cáo của China News vào ngày 6/6, ông Lý Động, bác sĩ trưởng Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Hựu An Bắc Kinh, từng nói: “HMPV là một chủng virus RNA cảm giác âm tính chuỗi đơn, và là một trong những mầm bệnh chính gây ra bệnh viêm đường hô hấp dưới cấp tính ở người.”

Trước đó ông từng nhắc nhở: “Đây không phải là virus mới. Nó đã xuất hiện ở Hà Lan, Anh, Phần Lan, Úc, Canada, Kenya (quốc gia ở Đông Phi), Na Uy và các nước khác. Nó cũng đã được tìm thấy ở Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thâm Quyến và những nơi khác của Trung Quốc. Trẻ em cũng từng được phát hiện bị nhiễm chủng virus này.”

Ông Lý Động từng nói, triệu chứng của HMPV giống với triệu chứng của siêu vi trùng đường hô hấp như virus hợp bào hô hấp.

Năm nay những ca nhiễm virus hợp bào hô hấp xảy ra thường xuyên, nên lần này HMPV đã thu hút sự chú ý của hầu hết mọi người. Nhưng “hiện tại không có liệu pháp kháng virus cụ thể điều trị HMPV, cũng như không có vắc-xin ngăn ngừa HMPV”, ông nói.

Ngày 3/6, bác sĩ trưởng của trung tâm kiểm soát nhiễm trùng tại một bệnh viện cấp 3 nói với Nhân dân Nhật báo rằng: “Theo các báo cáo rải rác ở Trung Quốc trong những năm gần đây, HMPV tồn tại ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới, và thi thoảng gây ra dịch cục bộ, phải chú ý theo dõi, không thể bỏ qua khâu nghiên cứu căn nguyên nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh, cũng thiếu thuốc kháng virus cụ thể. Sau khi nhiễm bệnh, tình trạng chung là nhẹ. Một số cá nhân phải cảnh giác khi bệnh tình trở nên nghiêm trọng.”

Tỷ lệ tử vong ở Mỹ là 43% sau 100 ngày nhiễm bệnh, HMPV xuất hiện ở Trung Quốc năm 2018

Ngày 30/5, Red Star News đưa tin, không phải COVID-19 hay cúm A, mà là HMPV đang tàn phá khoa chăm sóc đặc biệt và khoa nhi của các bệnh viện lớn tại Mỹ, với tỷ lệ tử vong lên tới 43% sau 100 ngày nhiễm bệnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng HMPV là thủ phạm thứ 2 gây nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em.

Trang web của Thời báo Chứng khoán chỉ ra, theo kết quả của một nghiên cứu kéo dài 13 năm dựa trên 9 tỉnh của Trung Quốc, trẻ em 5 tuổi là đối tượng chính bị nhiễm HMPV và tỷ lệ phát hiện là 3,1%. HMPV có thể gây nhiễm trùng đơn lẻ hoặc đồng nhiễm với các loại virus đường hô hấp khác. Việc đồng nhiễm HMPV có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi ở trẻ em.

Các trường hợp liệt nửa người sớm đã được phát hiện ở Trung Quốc. Ngày 17/5/2018, theo báo cáo từ China News, Hải quan Quảng Châu đã thông báo rằng gần đây, khi Hải quan Quảng Châu trực thuộc Văn phòng Hải quan Phật Sơn tại Thuận Đức tiến hành kiểm dịch y tế đối với hành khách xuất cảnh, “đã phát hiện một trường hợp nhiễm virus corona HKU1 kết hợp với nhiễm HMPV.”

Khi đó, các nhân viên hải quan đã tiến hành đo thân nhiệt, và phát hiện một hành khách người Trung Quốc có triệu chứng sốt. Đây là trường hợp đầu tiên đồng nhiễm nhiều loại virus đường hô hấp được phát hiện tại cửa khẩu Thuận Đức năm đó.

Nhiều cư dân mạng Trung Quốc cho biết đã quá mệt mỏi khi liên tục nghe đến các loại dịch bệnh, họ cho rằng truyền thông nhà nước đã thổi phồng quá mức viêm phổi do HMPV ở Mỹ nhằm chuyển hướng dư luận khỏi tình hình dịch bệnh trong nước. Có người thậm chí còn nói rằng di chứng sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 cũng có thể được coi là một dịch bệnh.

Ngoài ra, hôm 7/6 China.com đưa tin, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) thành phố Bắc Kinh thông báo, lần đầu tiên 2 trường hợp mắc bệnh đậu mùa được phát hiện ở Bắc Kinh. Bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại các bệnh viện chỉ định.

Điều đáng chú ý là trong thông báo, CDC Bắc Kinh không đề cập cụ thể tới những biện pháp ngăn chặn sự lây lan của bệnh đậu mùa. Dân số Bắc Kinh khoảng 22 triệu người. Hiện tại, cụm từ “bệnh đậu mùa” đã lao lên top tìm kiếm, thu hút sự quan tâm sát sao của dư luận.

p3340981a950411239
Hiện tại, cụm từ “bệnh đậu mùa” đã lao lên top tìm kiếm nóng. (Ảnh: Weibo)

Bình Minh (t/h)

  • Mời xem video: Sinh viên TQ nghi có đầu chuột trong thức ăn, quản lý lại nói là “cổ vịt”