Về nguyên nhân dẫn đến thúc đẩy Dự luật dẫn độ ở Hồng Kông, quan điểm phổ biến cho rằng xuất phát từ vụ án giết Phan Hiểu Dĩnh xảy ra ở Đài Loan đầu năm 2018. Nhưng gần đây có cơ quan truyền thông Đài Loan đã chỉ ra rằng nguyên nhân thực sự của việc này là Giám đốc chính Mạnh Vãn Châu của Huawei Trung Quốc bị bắt tại Canada.

mạnh vãn châu
Bà Mạnh Vãn Châu tại một hội nghị tổ chức ở Milan, Italia vào tháng 11/2018 (Ảnh từ Shutterstock)

Hồi tháng Hai năm ngoái một cặp đôi người Hồng Kông là Phan Hiểu Dĩnh và Trần Đồng Giai đến Đài Loan du lịch, sau đó Phan Hiểu Dĩnh bị bạn trai Trần Đồng Giai sát hại. Vụ án xảy ra tại Đài Loan nên theo pháp luật của Hồng Kông thì Trần Đồng Giai phải chịu tội tại Đài Loan thì mới có cơ sở phán quyết tội trạng. Đài Loan từng ba lần yêu cầu Hồng Kông đưa Trần Đồng Giai đến Đài Loan để xử tội nhưng Chính phủ Hồng Kông không thực hiện theo đề nghị được vì hai bên không có cơ chế trợ giúp tư pháp với nhau. Khi Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) bị Hội đồng Lập pháp và công chúng chất vấn cũng chỉ ra vấn đề thiếu cơ sở pháp luật này.

Nhưng một năm sau khi vụ án này xảy ra, Chính phủ Hồng Kông bất ngờ trình Dự thảo sửa đổi “Điều lệ tội phạm bỏ trốn” và “Điều lệ hỗ trợ tư pháp về hình sự”, kiến nghị cho cơ quan tư pháp bên ngoài Hồng Kông (Trung Quốc Đại lục, Ma Cao, Đài Loan) có thể yêu cầu cơ quan tư pháp tại Hồng Kông hỗ trợ.

Lâu nay Chính phủ Hồng Kông thường lấy minh chứng từ vụ án Trần Đồng Giai để nhấn mạnh việc thúc đẩy Dự luật dẫn độ. Nhưng theo một nguồn tin hôm 6/9 do tờ Up Media của Đài Loan đưa tin cho biết, nguyên nhân thực sự của vụ việc là Giám đốc Tài chính Mạnh Vãn Châu của Công ty Huawei Trung Quốc Đại Lục bị bắt ở Canada ngày 1/10/2018.

Thông tin dẫn từ người giấu tên cho biết, bà Mạnh Vãn Châu biết nhiều chuyện cơ mật quan trọng của nhà nước Trung Quốc nên việc bà ta bị bắt vì vi phạm luật pháp Canada khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)  gặp bất lợi trong trật tự tài phán, vì ĐCSTQ muốn đáp trả vụ việc nên giăng lưới pháp luật tại Hồng Kông nhắm vào giới thương nhân và chính trị quan trọng của quốc tế. Một khi Dự luật dẫn độ được thông qua, Chính phủ của ĐCSTQ có thể dùng quyền của Trưởng Đặc khu Hồng Kông để đưa những người Trung Quốc hoặc nước khác (đang sống ở Hồng Kông) bị quy kết “phạm luật của Trung Quốc” trở về Trung Quốc Đại Lục xét xử. Nguồn tin cho biết đây là lý do chính khiến Bắc Kinh yêu cầu Chính phủ Hồng Kông ra Luật dẫn độ.

Được biết cho đến nay giới quan chức ĐCSTQ chưa có phản hồi thông tin của Up Media Đài Loan. Tuy nhiên giới quan sát bên ngoài có chỉ ra sau khi Mạnh Vãn Châu bị bắt không lâu thì ĐCSTQ đã tiến hành một loạt các hành động trả đũa, trắng trợn bắt giữ người Canada ở Trung Quốc.

Theo một thông tin từ người phát ngôn về vấn đề toàn cầu của Canada là Guillaume Bérubé cho biết, đã có 13 người Canada bị ĐCSTQ bắt giữ chỉ trong một tháng từ sau khi bà Mạnh Vãn Châu bị bắt, nhưng ĐCSTQ chỉ thừa nhận có bắt giữ 3 người. Trong vài tháng tiếp theo, phía Trung Quốc đã kết án tử hình ít nhất hai người Canada. Vào tháng Sáu năm nay, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ cũng công khai thừa nhận rằng tranh chấp ngoại giao giữa Canada và Trung Quốc “hoàn toàn phụ thuộc vào Canada”, và liên quan trực tiếp đến Mạnh Vãn Châu.

Thông tin của Up Media cũng đề cập rằng, ngoài việc bắt giữ các nhà ngoại giao và thường dân Canada với lý do an ninh quốc gia và buôn bán ma túy, ĐCSTQ cũng đã thử nhiều cách khác để tăng cường công cụ pháp lý trong xung đột ngoại giao.

Trước đây, Nhật báo Apple Hồng Kông cũng chia sẻ nguồn tin từ người thân cận với Văn phòng Trưởng Đặc khu Hồng Kông cho biết, vì ĐCSTQ muốn trả đũa Mỹ và Canada trong vụ bắt bà Mạnh Vãn Châu nên đã thúc đẩy Luật dẫn độ tại Hồng Kông nhằm gây khó khăn cho thương giới và chính giới hai nước này tại Hồng Kông.

Một báo cáo của Reuters vào cuối tháng trước đã chỉ ra rằng, trong vấn đề Dự luật dẫn độ, tất cả các quyết định của Chính phủ Hồng Kông đều nằm trong kiểm soát của Bắc Kinh, bao gồm đề nghị bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chối năm yêu cầu chính của người dân Hồng Kông.

Sau khi bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga hủy bỏ Dự luật dẫn độ đã cho biết rằng được Bắc Kinh “hiểu, tôn trọng và ủng hộ”. Nhưng dường như giới quan chức ĐCSTQ chưa thấy động tĩnh phản ứng gì, có phân tích cho rằng tình trạng im lặng này của quan chức ĐCSTQ là để quan sát hiệu ứng tình hình sau việc hủy bỏ Dự luật dẫn độ của Chính phủ Hồng Kông.

Tuyết Mai

Xem thêm: