Theo thông tin chính thức từ phía Bắc Kinh hôm 4/1, Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung ương tại Hồng Kông là Vương Chí Dân đã bị miễn nhiệm chức vụ, người thay thế ông là cựu Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây. Trong bối cảnh phong trào biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông kéo dài liên tiếp 7 tháng qua, việc ông Vương Chí Dân hạ đài cũng khiến dư luận quan tâm.

Phân tích chỉ ra, việc ông hạ đài chủ yếu là do “hai phán đoán sai lầm”. Trước đó nhiều phân tích liên quan đến việc Trung Nam Hải truy trách nhiệm quan chức Hồng Kông, từng chỉ ra chính quyền Bắc Kinh đã chuẩn bị xong “dê thế tội” từ tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên có chuyên gia cho rằng việc thay thế ông Vương Chí Dân cũng không thể nào giải quyết được khủng hoảng Hồng Kông của chính quyền Bắc Kinh.

Vương Chí Dân
Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc Trung ương tại Hồng Kông bị tuyên bố miễn nhiệm hôm 1/4 (Ảnh từ Thông cáo báo chí của Văn phòng Liên lạc Trung ương tại Hồng Kông)

Vương Chí Dân hạ đài, phân tích chỉ ra có liên quan đến “hai phán đoán sai lầm”

Sau khi phía Bắc Kinh công bố thông tin thay thế Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung ương tại Hồng Kông, Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) dẫn phân tích của chuyên gia về vấn đề Đại Lục tại Hồng Kông là Lưu Tư Lộ cho rằng, ông tin rằng việc Bắc Kinh thay thế ông Vương Chí Dân là đã có sự cân nhắc từ lâu, nguyên nhân ông Vương Chí Dân bị thay thế chủ yếu là tình hình phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ từ tháng 6 cho đến kết quả cuộc bầu cử Hội đồng cấp quận tại Hồng Kông tháng 11 năm ngoái, Văn phòng Liên lạc Trung ương tại Hồng Kông đều có phán đoán sai lầm. 

Tổng giám đốc Viện Nghiên cứu Trí Minh Hồng Kông (Hong Kong Zhi Ming Institute) Hứa Trinh cho biết, phản đối Dự luật Dẫn độ và kết quả bầu cử tại Hồng Kông mặc dù khiến Bắc Kinh kinh ngạc, nhưng đều là thất bại mà ĐCSTQ vẫn chấp nhận được, việc ông Vương Chí Dân bị thay thế có nguyên nhân chủ yếu là ĐCSTQ lập nghiệp từ động viên chính trị, coi trọng nắm giữ và phân tích thông tin, tuy nhiên Văn phòng Liên lạc Trung ương lại vô cùng thất bại trong việc phân tích tình hình Hồng Kông, khiến Trung ương Bắc Kinh khó nắm được cục diện và rơi vào thế bị động, cho nên ông Vương Chí Dân phải chịu trách nhiệm. 

Tháng 6 năm ngoái, Hồng Kông bùng phát phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ, phong trào này tiếp diễn cho đến hiện nay, khiến Bắc Kinh và chính phủ Hồng Kông rơi vào tình thế khó khăn. Đặc biệt là sau khi có kết quả cuộc bầu cử Hội đồng quận tại Hồng Kông ngày 25/11, phe kiến chế thân Bắc Kinh thảm bại khi chỉ giành được 59 ghế, còn phe dân chủ thắng lớn với 388 ghế, có thông tin nói Trung Nam Hải kinh hãi về kết quả này. 

Trước đó, sau khi phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông bùng nổ không lâu, chính đàn ĐCSTQ cũng liên tiếp có tin nói Trung ương Bắc Kinh không hài lòng với việc các cơ quan liên quan đến Hồng Kông như Văn phòng Liên lạc Trung ương tại Hồng Kông phán đoán sai tình hình. 

Hồi năm ngoái, ngày 26/11, Reuters cũng dẫn 2 nguồn tin cho biết, Bắc Kinh đang cân nhắc thay thế chức vụ Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung ương của ông Vương Chí Dân, điều này cho thấy sự không hài lòng đối kết quả xử lý khủng hoảng Hồng Kông của ông. Ngoài ông Vương Chí Dân ra, Chủ nhiệm Văn phòng Sự vụ Hồng Kông & Ma Cao Trương Hiểu Minh cũng được cho là sẽ đối mặt với vận mệnh bị thay thế. 

Ngoại giới phát hiện, dù là ông Tập Cận Bình phát biểu tại hoạt động kỷ niệm 20 năm Ma Cao chuyển giao chủ quyền vào cuối tháng 12, hay là trước đó thân tin của ông Tập là Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Lật Chiến Thư tham gia tọa đàm 20 năm thực thi Luật Cơ bản tại Ma Cao vào ngày 3/12, đều ám thị phê bình tình hình Hồng Kông. 

Tuy nhiên, đối với việc ông Vương Chí Dân rời chức vụ, tờ HK01 thân Bắc Kinh dẫn thông tin được cho là “thông tin có uy quyền nhất từ Bắc Kinh”, liên quan đến điều chỉnh “là vì ứng phó với tình hình thay đổi Hồng Kông gần đây, bổ nhiệm quan chức đảm nhiệm công tác của Văn phòng Liên lạc Trung ương phù hợp với thực thi phát triển Hồng Kông, cho nên mới có điều chỉnh về ứng cử viên Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc Trung ương.” Đồng thời cũng chỉ ra, Trung ương “rất tán thành với công tác của ông Vương Chí Dân, hiển nhiên không có bất cứ ý truy trách nhiệm nào”. 

Tài liệu công khai cho biết, tháng 9/2017, ông Vương Chí Dân thay thế ông Trương Hiểu Minh làm Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc Trung ương tại Hồng Kông, đến nay mới chỉ 2 năm 3 tháng, là người có nhiệm kỳ ngắn nhất trong số các lãnh đạo trước đó bao gồm cả tiền thân của văn phòng này là phân xã Hồng Kông của Tân Hoa Xã. Nhiệm kỳ đầu tiên của người đứng đầu phân xã Hồng Kông của Tân Hoa Xã là ông Kiều Quán Hoa, tháng 5/1947 làm Xã trưởng phân xã Hồng Kông Tân Hoa Xã, tháng 10/1949 sau khi ĐCSTQ thành lập chính quyền thì ông trở về Bắc Kinh nhậm chức, nhiệm kỳ của ông dài 2 năm 5 tháng. 

Vương Chí Dân được cho là người của phe Giang Trạch Dân, thăng chức nhờ nịnh mẹ Tăng Khánh Hồng

Ông Vương Chí Dân năm nay 62 tuổi, từng có thời gian làm việc cùng với ông Tập Cận Bình, năm 1998, khi đang làm Trợ lý Thị trưởng Thành phố Hạ Môn, khi đó ông Tập Cận Bình là Phó Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến. Năm 1999, Vương Chí Dân làm Cục trưởng Cục Kiểm dịch tỉnh Phúc Kiến, Bí thư Đảng bộ Cục Kiểm dịch tỉnh Phúc Kiến, còn ông Tập Cận Bình khi đó là Phó Tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến, Quyền tỉnh trưởng. Tuy nhiên ngoại giới đa phần cho rằng Vương Chí Dân thực tế là người của Tăng Khánh Hồng. 

Tờ Epoch Times từng dẫn nguồn tin chỉ ra, ông Vương Chí Dân là người thuộc Bang Thượng Hải của phe phái ông Giang Trạch Dân, có quan hệ mật thiết với nhân vật số 2 trong phe Giang là Tăng Khánh Hồng (Tăng có thời gian dài nắm giữ Hồng Kông), “người nhà Tăng Khánh Hồng đến Hồng Kông, đều là ông ta (Vương Chí Dân) phụ trách tiếp đãi, hơn nữa còn tiếp đãi vô cùng chu đáo”. 

Ngoài ra theo nhà báo Hà Tần tiết lộ, ban đầu Vương Chí Dân làm ở Tân Hoa Xã, vốn làm việc ở Văn phòng tỉnh ủy Phúc Kiến, sau đó tìm được quan hệ đến Hồng Kông, khi đó là một cán bộ cấp sở. Có một lần mẹ của Tăng Khánh Hoài (em trai của “Đại nội tổng quản” Tăng Khánh Hồng, mẹ là Đặng Lục Kim) đến Hồng Kông thăm con trai, bởi vì ngoài Tăng Khánh Hoài đi cùng, còn tìm thêm người biết tiếng Phúc Kiến. Văn phòng Liên lạc Trung ương tìm được người Phúc Kiến là Vương Chí Dân tháp tùng bà cụ. Bà cù thấy Vương vừa biết tiếng Phúc Kiến, lại từng công tác ở Tỉnh ủy Phúc Kiến, nên và cảm thấy Vương cũng được, nên đã nói Tăng Khánh Hồng bồi dưỡng, khi đó Tăng Khánh Hồng quản lý công tác nhân sự. Vương Chí Dân vì thế mà quen biết Tăng Khánh Hồng và vợ của Tăng. Tuy nhiên cấp bậc thấp quá, không lên được nữa. Người trong hệ thống Hồng Kông & Ma Cao cho hay, vợ của Tăng Khánh Hồng nói vậy thì đến hệ thống của bà ta làm việc, là hệ thống trực tiếp, liền quay về Tỉnh ủy Phúc Kiến giải quyết cấp bậc Phó phòng. Sau đó tiếp tục điều động đến Hồng Kông, đứng đầu tổ chức cán bộ trẻ Hồng Kông, đảm nhiệm chức vụ này chính là để bồi dưỡng thế hệ người kế tiếp thuộc phe mình. 

Hà Tần còn nói, đứng sau Vương Hiểu Minh và Vương Chí Dân đều là Tăng Khánh Hồng, Hàn Chính và Dương Khiết Trì, đều là người thuộc phe Giang Trạch Dân. Do đó, Hồng Kông chính là hệ thống mà thời đại Giang – Tăng để lại, Tập Cận Bình vươn tay không vào được, hệ thống Hồng Kông và Ma Cao đã trở thành vương quốc độc lập. Ông cho rằng Tập – Giang vẫn luôn tranh đoạt quyền kiểm soát Hồng Kông và Ma Cao, đây chính là lý do vì sao mà đã tạo ra cục diện rối loạn tại Hồng Kông, vì sao mà xử lý theo hướng xấu?

Thời báo Tự do Đài Loan từng có bài phân tích nói, trong khoảng thời gian này Văn phòng sự vụ Hồng Kông & Ma Cao cùng Văn phòng liên lạc Trung ương có sự thay đổi về nhân sự, lựa chọn cách mở rộng biên chế nhân sự, được coi là làm loãng địa bàn phe Giang, từ đó tăng cường quyền kiểm soát. 

Nhà bình luận kỳ cựu Lâm Bảo Hòa trước đó có bài viết chỉ ra, cục diện rối loạn tại Hồng Kông chính là phản ánh các phe phái khác nhau ở Bắc Kinh đang mạnh ai lấy làm. Hồng Kông vẫn luôn là trung tâm đấu đá quyền lực của ĐCSTQ. Các phe phái đều mong muốn đối phương phạm sai lầm từ đó tìm cơ hội dìm đối phương. 

Trung Nam Hải muốn tìm “dê thế tội”, thay Vương Chí Dân liệu có giải quyết được khủng hoảng?

Bình luận viên Phan Tiểu Đào trên tờ Apple Daily tại Hồng Kông hồi tháng 9 có đăng một bài viết nói rằng, khủng hoảng hiện nay tại Hồng Kông hoàn toàn là do chính quyền Bắc Kinh tự gây ra. Đối mặt với tình hình khó khăn, ông Tập Cận Bình có thể sẽ thanh trừng hệ thống Hồng Kông và Ma Cao, cải tổ Văn phòng liên lạc Trung ương để tự bảo vệ mình. 

Ngày 18/12, nhóm Kinh tế Chính trị Thiên Vận có đăng một bài viết trên Vision Times chỉ ra, trong lúc Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương Quách Thanh Côn kiêm chức vụ mới ở Văn phòng sự vụ Hồng Kông & Ma Cao, Trương Hiểu Minh và Vương Chí Dân có thể sẽ mất chức. 

Bài viết nói, ngày 16/12, ông Tập Cận Bình đã hội kiến Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga đang ở Bắc Kinh báo cáo công việc, ông Quách Thanh Côn hiện đang là Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương lại tham gia cuộc hội kiến này. Theo truyền thông Hồng Kông thân Bắc Kinh trích dẫn nguồn tin cho biết, ông Quách Thanh Công xuất hiện với thân phận là Phó Tiểu ban Trung ương điều phối công tác Hồng Kông & Ma Cao. Cộng thêm việc ông Quách Thanh Côn xuất hiện vào ngày 3/12 tại Bắc Kinh trong buổi tọa đàm kỷ niệm 20 năm thực thi Luật Cơ bản của Ma Cao, sau đó lại tiếp kiến tân Cảnh sát trưởng Hồng Kông Đặng Bỉnh Cường tại Bắc Kinh. Do đó có thể thấy, Quách Thanh Côn đã bắt đầu nhúng tay vào sự vụ Hồng Kông và Ma Cao.

Bài viết cho rằng, giống như Thường ủy Bộ Chính trị chủ quản sự vụ Hồng Kông & Ma Cao, Trưởng Tiểu ban điều phối công tác Hồng Kông & Ma Cao Hàn Chính, ông Quách Thanh Côn là một trong những nhân vật đại biểu trong quan trường phe Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Việc Quách Thanh Côn kiêm nhiệm Phó Tiểu ban điều phối công tác Hồng Kông và Ma Cao, có thể là bước chuẩn bị để ông Tập Cận Bình thanh trừng hệ thống sự vụ Hồng Kông & Ma Cao, cũng có khả năng là bước đầu cho khởi động cơ chế Ủy ban An ninh quốc gia.

Khi đó, Nhóm Kinh tế Thiên Vận phân tích cho rằng, sau khi thông tin đàm phán thương mại Mỹ – Trung đạt được thỏa thuận giai đoạn một, ông Tập Cận Bình có thể có sinh lực để điều chỉnh hệ thống Hồng Kông và Ma Cao trước kỳ “lưỡng hội” năm nay. Theo thông lệ trong quan trường của ĐCSTQ, làm quan chức cấp chính quốc, ông Hàn Chính sẽ không có sự thay đổi và phiền phức quá lớn. Đối với phe ông Tập Cận Bình mà nói, thanh trừng Trương Hiểu Minh và Vương Chí Dân vào thời điểm nào đã không còn là việc cấp bách, tuy nhiên họ và Lâm Trịnh Nguyệt Nga, quan chức chính phủ Hồng Kông và cảnh sát Hồng Kông đã là “dê thế tội” của Hàn Chính. 

Chuyên gia về vấn đề Trung Quốc trả lời phỏng vấn của Vision Times cho biết, Vương Chí Dân đương nhiên là “dê thế tội”, tuy nhiên cũng lại là tội đáng bị trừng phạt, nói cách khác, có 3 nguyên nhân: một là ĐCSTQ đối với chính sách hiện hành của Hồng Kông là trái với cam kết “một quốc gia, hai chế độ”, thậm chí là xung đột; hai là, chính quyền hiện tại không có một chính sách có thể chấp hành tại Hồng Kông; ba là không hình thành hệ thống quan chức trung thành. Cho nên đã không còn tác dụng, cũng là dấu hiệu cho thấy ĐCSTQ đã đi vào ngõ cụt. 

Ông Hằng Hà còn trích dẫn lời của chuyên gia Arthur Waldron – Giáo sư Quan hệ Quốc tế và Lịch sử Trung Quốc tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) rằng, một trợ tá cấp cao thân cận của ông Tập Cận Bình đã thẳng thắn chia sẻ với ông: “Arthur Waldron, chúng tôi đã đi đến đường cùng. Mọi người đều biết rằng thể chế này đã kết thúc. Những bước đi tiếp theo chúng tôi không biết phải đi như thế nào, vì giống như có mìn ở khắp nơi, bước sai một bước là có thể tan xương nát thịt.”

Do đó, ông Hằng Hà cho rằng miễn nhiệm Vương Chí Dân vẫn là không có tác dụng, cục diện nguy khốn tại Hồng Kông là do chính sách chỉnh thể của ĐCSTQ gây ra, đổi người khác vẫn là như vậy thôi. 

Lâm Trịnh Nguyệt Nga liệu có bị thay thế?

Còn về Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga có bị thay thế hay không, Giáo sư Lương Văn Thao thuộc Khoa Chính trị Đại học Thành Công (Đài Loan) cho rằng, khó tìm người thay thế bà Lâm, không có ai muốn tiếp quản đống đổ nát. 

Theo Thời báo Tự do đưa tin, ông Lương Văn Đào cho rằng, tin đồn ông Vương Chí Dân bị thay thế đã có từ lâu, cho nên ông ta bị thay thế không có gì bất ngờ, chỉ là Bắc Kinh trì hoãn thời gian lâu mới quyết định thay thế, điều này e là khó có thể làm nguôi ngoai cơn oán giận của người dân trong phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ. 

vuong thao
Ông Lương Văn Thao (Ảnh cắt từ video)

Còn về bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nhiều lần có tin đồn bà bị thay thế, sau khi bùng nổ phong trào phản đối dự luật, hồi tháng 11 năm ngoái Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên gặp mặt bà lâm tại Hội chợ Hàng nhập khẩu quốc tế Trung Quốc tại Thượng Hải. Sau đó tháng 12 lại tiếp tục gặp và nghe bà Lâm báo cáo công tác tại Bắc Kinh. Tiếp đó 3 ngày, hai người lại tiếp tục gặp mặt trong hoạt động kỷ niệm 20 năm chuyển giao chủ quyền Ma Cao, ông Tập Cận Bình nhiều lần biểu đạt thái độ ủng hộ bà Lâm. Do đó ông Lương Văn Thao cho rằng, trong ngắn hạn Bắc Kinh có thể bà Lâm chưa bị thay thế. 

Ông Lương Văn Thao cho rằng, muốn thay thế Trưởng đặc khu, nhất định phải tìm được ứng cử viên thay thế, trước đó có tin đồn Ủy viên Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc, Cựu Vụ trưởng Vụ chính vụ Hồng Kông Đường Anh Niên là có khả năng là một trong những người được chọn để thay bà Lâm. Tuy nhiên, cháu ngoại gái của ông Đường Anh Niên là Quách Giai Di đã quay một đoạn video ủng hộ biểu tình Hồng Kông cho nên ông có thể đã bị loại. Còn về ứng cử viên khác, cũng không phải là ứng cử viên lý tưởng, cho nên người Hồng Kông sẽ không chấp nhận. 

Ông Lương Văn Thao cho rằng, phe dân chủ thắng lớn trong cuộc bầu cử cấp quận ở Hồng Kông, không ít người đã dồn sự chú ý vào cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp khóa 7 vào tháng 9 năm nay, kết quả bầu cử này cũng sẽ ảnh hưởng đến bầu cử Trưởng đặc khu vào năm 2020, tuy nhiên liệu có thay thế bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga trước cuộc bầu cử Trưởng đặc khu này hay không, thì cần phải xem tình hình cục diện Hồng Kông phát triển ra sao, cuối cùng vẫn là Bắc Kinh quyết định.

Trí Đạt

Xem thêm: