Năm nay là 22 năm kể từ khi Giang Trạch Dân, nhà độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Sau 22 năm các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới kiên trì phản bức hại, các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ đã biết rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công là sai trái. Do giới hạn về độ dài của bài viết, nay xin được nêu ra  4 bằng chứng để minh họa.

(Bài viết của Tiến sĩ Vương Hữu Quần, nhà văn, cựu Giám sát viên Ủy ban Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ, thể hiện quan điểm riêng của tác giả.)

id13227154 de74798f004b100432739360157045e4 600x400 1
Tiến sĩ Vương Hữu Quần, người chấp bút của ông Úy Kiện Hành (Wei Jianxing), nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ (Ảnh: Tân Đường Nhân)

1. Không đề cập đến Pháp Luân Công trong cuốn “ký sự trọng đại 100 năm của ĐCSTQ”

Ngày 27/6, Tân Hoa xã xuất bản cuốn “Ký sự trọng đại 100 năm của ĐCSTQ (từ 7/1921 – 6/2021)” do Viện Lịch sử Đảng và Tư liệu của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ biên soạn. Trong đó, vào năm 1999, 8 sự kiện lớn đã được liệt kê, nhưng không đề cập đến Pháp Luân Công dù nửa chữ.

Bất cứ ai từng trải qua giai đoạn này trong lịch sử Trung Quốc năm 1999, đều biết rằng điều lớn nhất mà nhà độc tài ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã làm trong năm đó, là huy động toàn bộ bộ máy nhà nước để bức hại Pháp Luân Công với thế long trời lở đất.

Đặc biệt, Giang đã ra lệnh thu hoạch nội tạng các học viên Pháp Luân Công còn sống. Đây là hành động tàn ác nhất kể từ vụ thảm sát người Do Thái của Hitler trong thế kỷ trước. Hành động này được gọi là “tội ác chưa từng có trên hành tinh.”

Năm đó, Giang Trạch Dân và những người đi theo ông ta nghĩ Pháp Luân Công là chuyện tày trời (chuyện rất lớn). Vậy mà năm 2021, khi ĐCSTQ biên soạn ký sự trọng đại, họ thậm chí còn không nhắc đến lấy nửa chữ về Pháp Luân Công. Vì sao lại như vậy?

Đầu tiên, ngày nay sau 22 năm Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, Pháp Luân Công đã lan rộng tại hơn 110 quốc gia và khu vực, trên 5 lục địa Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc và Châu Phi.

Ngoài ĐCSTQ, không một chính phủ quốc gia và khu vực nào trên thế giới cấm Pháp Luân Công. Họ lại càng không nhận định Pháp Luân Công là X giáo.

Thứ hai, cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ông Giang Trạch Dân, đặc biệt là việc thu hoạch sống nội tạng của các học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn, là một đại tội, một trọng tội và tội chết khiến người và Thần đều phẫn nộ.

Thứ ba, theo những gì tôi tìm hiểu, các quan chức hàng đầu của ĐCSTQ đều biết rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công là sai trái (tôi sẽ nói về điều này ở phần sau).

2. Nghị quyết của Hội nghị toàn thể lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương không đề cập đến Pháp Luân Công

Ngày 11/11, Hội nghị toàn thể lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa XIX đã thông qua nghị quyết lịch sử lần thứ 3. Nghị quyết đề cập đến “những thành tựu chính” “kinh nghiệm lịch sử” của ĐCSTQ trong 100 năm kể từ khi thành lập. Toàn văn dài hơn 36.000 từ nhưng không đề cập đến “Pháp Luân Công” dù chỉ 1 chữ.

Trước đó, ĐCSTQ đã thông qua 2 nghị quyết lịch sử. Một trong những mục đích quan trọng là thanh lý những sai lầm trước đây của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ.

Ngày 20/4/1945, ĐCSTQ triệu tập Phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VI tại Diên An và thông qua “Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử.”

Phiên họp này thanh lý những sai lầm của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ trước Mao Trạch Đông. Đặc biệt là sai lầm của những “người theo chủ nghĩa quốc tế” trở về từ Liên Xô do Vương Minh đứng đầu. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7 của ĐCSTQ được triệu tập sau đó, Vương Minh và những người khác đã bị khai trừ khỏi trung tâm quyền lực của đảng này. Mao Trạch Đông trở thành nòng cốt lãnh đạo của ĐCSTQ.

Ngày 27/6/1981, Hội nghị toàn thể lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa XI được tổ chức tại Bắc Kinh. Hội nghị đã thông qua “Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử của Đảng kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân”, tập trung vào việc thanh lý những sai lầm của Mao Trạch Đông trong việc phát động cuộc “Cách mạng Văn hóa”.

Trong phiên họp toàn thể này, ông Hoa Quốc Phong (Hua Guofeng), người kế nhiệm được ông Mao Trạch Đông bổ nhiệm khi còn sống, bị buộc phải từ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương ĐCSTQ và Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Kể từ đó, ông Hoa Quốc Phong bị trục xuất khỏi trung tâm quyền lực của ĐCSTQ, ông Đặng Tiểu Bình trở thành cốt cán trong ban lãnh đạo ĐCSTQ.

Năm 2021, ông Tập Cận Bình triệu tập Hội nghị toàn thể lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIX và thông qua nghị quyết lịch sử lần thứ 3. Một trong những mục đích này là thanh lý những sai lầm của ông Giang Trạch Dân, thiết lập quyền lực tuyệt đối của ông Tập. Đồng thời mở đường cho việc ông Tập “3 lần tái cử” tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ.

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công tà ác nhất mà ông Giang Trạch Dân đã làm, là “tử huyệt” của ông ta.

Đối với Giang, tự nhiên ông hy vọng rằng nghị quyết lịch sử thứ 3 của ĐCSTQ sẽ khẳng định một cách tích cực việc đàn áp Pháp Luân Công của ông ta (công nhận việc làm này). Tuy nhiên, nghị quyết lịch sử thứ 3 do ông Tập lãnh đạo, hoàn toàn không đề cập đến Pháp Luân Công dù nửa chữ.

Một mặt, ông Tập cũng biết rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công là sai trái. Mặt khác, ông ấy cũng phải chừa lại đường lui cho những cuộc đấu tranh khốc liệt không thể tránh khỏi trong tương lai.

3. Giang Trạch Dân từng cử người đến đàm phán với Pháp Luân Công

Trước khi ông Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công, nhiều cán bộ cấp cao của ĐCSTQ đã học và tu luyện Pháp Luân Công. Họ đều biết rằng Pháp Luân Công là tốt. Ví dụ, ông Lý Kỳ Hoa, nguyên giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đã nói trong một bài chia sẻ nhận thức (thể ngộ) được viết vào năm 1998:

“Trước năm 1993, tôi không biết gì về Pháp Luân Công. Tất nhiên cũng không nói gì đến việc tôi sẽ luyện công. Tuy nhiên, sự thay đổi rất lớn của vợ tôi, từ một bệnh nhân nặng thành một người khỏe mạnh sau khi đắc Pháp, đã để lại ấn tượng quá sâu sắc cho tôi. Sau khi suy nghĩ thấu đáo, tôi mới bắt đầu coi trọng việc học Pháp Luân Công.”

“Độ tuổi trung bình của nhóm học Pháp các vị lão niên tại Bắc Kinh mà tôi tham gia là hơn 70 tuổi. Một số người trên 80 tuổi. Nhiều người trong số họ đều được gọi là lãnh đạo cấp cao và trí thức cấp cao, thuộc hàng ‘lão thành cách mạng’, ‘cán bộ lão thành’, ‘các nhà khoa học lão thành’ và ‘giáo sư lão thành’.

Những người này không phải mù quáng do đầu óc không hề đơn giản. Sau khi suy nghĩ nghiêm túc, họ đã bước vào hàng ngũ tu luyện Pháp Luân Công. Họ cũng giống như tôi, đến ‘tuổi xưa nay hiếm’ mới đắc được Đại Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí. Tôi cảm thấy quá may mắn, quá hữu duyên và quá trân quý.”

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ông Giang Trạch Dân, bất luận ở trong hay ngoài nước, đều rất không được lòng dân.

Từ tháng 8/2000, từ Trung Quốc Đại Lục đến hải ngoại, phong trào các học viên Pháp Luân Công kiện ông Giang Trạch Dân liên tục nổi lên. Ngày 18/10/2002, khi Giang đến thăm Chicago, một học viên Pháp Luân Công ở Hoa Kỳ đã kiện y tại Tòa án Liên bang của quận Bắc bang Illinois.

Đây là vụ kiện Giang đầu tiên ở nước ngoài. Sau đó, các học viên Pháp Luân Công hải ngoại đã kiện Giang tại nhiều quốc gia và khu vực, gồm Canada, Tây Ban Nha, Đức, Hàn Quốc và Đài Loan.

Ví dụ, ngày 20/1/2004, đại diện của Học hội Pháp Luân Đại Pháp Canada đã tổ chức một cuộc họp báo tại Quốc hội Canada, thông báo rằng họ đã đệ trình lên các quan chức Chính phủ Canada các bằng chứng liên quan đến tội ác bức hại Pháp Luân Công của ông Giang Trạch Dân và 15 quan chức cấp cao khác của ĐCSTQ.

Cảnh sát Hoàng gia chịu trách nhiệm thực hiện liên quan đến “Phương án Tội ác chống lại loài người và Tội phạm Chiến tranh” ở Canada, đã lập hồ sơ về việc này. Hễ Giang Trạch Dân đặt chân lên lãnh thổ Canada, Cảnh sát Hoàng gia sẽ điều tra các cáo buộc.

Năm 2004, ông Giang Trạch Dân đã bí mật cử người ra nước ngoài đàm phán với Pháp Luân Công. Giang tuyên bố rằng miễn là các học viên Pháp Luân Công không kiện ông ở nước ngoài, và không truy cứu trách nhiệm pháp luật của ông về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, Giang sẽ sẵn sàng chấm dứt cuộc bức hại. Đồng thời gọi nó bằng một cái tên mỹ miều là “Bình phản cho Pháp Luân Công.”

Giang Trạch Dân tuyên bố rằng đổi lại, ĐCSTQ sẽ làm theo giống cách kết thúc cuộc Cách mạng Văn hóa trước kia, giết một lượng lớn quân nhân và cảnh sát để dập tắt sự tức giận của dân chúng. Học viên Pháp Luân Công có bao nhiêu người bị tra tấn đến chết, ĐCSTQ sẽ xử bắn bấy nhiêu quan chức Phòng 610 (cơ quan chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công), để đền mạng cho các học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên, phía Pháp Luân Công đã cự tuyệt trước những điều kiện mà Giang đưa ra.

Việc ông Giang Trạch Dân bí mật cử người đàm phán với Pháp Luân Công nói rõ điều gì?

  • Thứ nhất, ông ta biết rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công là sai trái.
  • Thứ hai, ông ta lo lắng về việc bị đưa ra tòa xét xử.
  • Thứ ba, ông ta đã không coi các quan chức Phòng 610 như một con người, có thể qua cầu rút ván bất cứ lúc nào.
  • Thứ tư, cuộc bức hại Pháp Luân Công của ông ta đã thất bại.

ĐCSTQ có súng, đại bác, tên lửa, thậm chí cả bom nguyên tử và bom hydro. Các học viên Pháp Luân Công có gì? Tay không tấc sắt, chỉ có đức tin, sự kiên định và việc thực hành “Chân, Thiện và Nhẫn”. Các học viên Pháp Luân Công yếu mềm như nước. Nhưng như Lão Tử từng nói: “Thiên hạ nhu nhược mạc quá ư thủy, nhi công kiên cường giả mạc chi năng thắng” (Trong thiên hạ không gì mềm yếu hơn nước; nhưng lại công phá được tất cả những thứ cứng rắn.)

4. Năm 2015, tôi đã đến Hoa Kỳ thuận lợi mà không gặp trở ngại 

Từ ngày 11/7/2008 đến ngày 10/7/2013, tôi đã bị kết án 5 năm tù phi pháp vì kiên trì nói sự thật về Pháp Luân Công.

Trong 5 năm qua, tôi vẫn tiếp tục nói rõ sự thật cho công chúng, viện kiểm sát, tòa án và các quan chức chính phủ về vấn đề Pháp Luân Công, bằng cách viết đơn khiếu nại, đơn tố cáo và đơn kháng cáo.

Trong những đơn này, tôi đã kiện ông Giang Trạch Dân, thủ phạm lớn nhất trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công; và Chu Vĩnh Khang – Ủy viên Ban Thường vụ của Tổng cục Chính trị ĐCSTQ, kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, đồng phạm lớn nhất của Giang; và cai ngục Lưu Cương, đồng phạm cấp thấp nhất khi đó. Tôi đã yêu cầu họ bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần với mức hơn 100 triệu nhân dân tệ bằng giấy trắng mực đen.

Đáp lại những yêu cầu đòi bồi thường khổng lồ của tôi, không một quan chức, công an, viện kiểm sát, hoặc tòa án nào của ĐCSTQ nói một chữ “Không”.

Sau khi ra tù, tôi đã gửi thư cho ông Lưu Minh Ba – Chủ nhiệm Văn phòng Tổng cục Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, ông Triệu Hồng Trúc (Zhao Hongzhu) – Bí thư Ban Bí thư Trung ương, kiêm Phó Bí thư của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Chủ tịch nước Tập Cận Bình.

Lấy sự thật làm cơ sở và lấy pháp luật làm tiêu chí, tôi đã nói rõ cho quần chúng, công an, viện kiểm sát, tòa án và những quan chức về việc họ hiểu luật mà phạm luật, thi hành pháp luật mà phạm pháp, dối trên lừa dưới, coi pháp luật như trò đùa con trẻ, đùa bỡn với pháp luật, lợi dụng “tòa án nhân dân” phá hoại việc thực thi pháp luật, cũng như tình hình bức hại tôi.

Một năm rưỡi sau khi mãn hạn tù, tôi đã đến Hoa Kỳ.

Ngày 22/1/2015, tôi khởi hành từ sân bay Bắc Kinh với hộ chiếu do Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an cấp, và bay đến New York, Hoa Kỳ trên máy bay của hãng United Airlines.

Trước khi rời khỏi đất nước, tôi đều kịp thời gửi thư bảo đảm về tình hình làm hộ chiếu và xin thị thực của mình. Tôi đã phản ánh việc này với ông Lưu Minh Ba – Giám đốc Văn phòng Tổng cục Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, ông Triệu Hồng Chúc (Zhao Hongzhu) – Bí thư Ban Bí thư Trung ương, kiêm Phó Bí thư của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và ông Tập Cận Bình – Chủ tịch nước.

Vì vậy, trên thực tế, việc tôi sang Mỹ đã nhận được sự đồng tình của các ban ngành liên quan. Vì sao?

Dù là lãnh đạo Cục Giám sát của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương hay ông Tập Cận Bình, họ đều có người thân và bạn bè, hoặc có con du học ở nước ngoài. Họ có thể tìm hiểu sự thật về Pháp Luân Công qua các kênh khác nhau. Bản thân tôi cũng vẫn liên tục giảng chân tướng cho họ.

Tôi từng kiểm tra gần 1.000 thư bảo đảm tại bưu điện ở Bắc Kinh. Bằng chứng cho những bức thư tôi đã viết, đã gửi và kiểm tra là: Tất cả họ đều biết rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công là sai trái.

Vì sao ĐCSTQ vẫn bức hại Pháp Luân Công?

Nếu các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ biết rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công là sai trái, vì sao hiện giờ ĐCSTQ vẫn bức hại Pháp Luân Công? Tôi tin rằng có 2 lý do chính:

1. Sự phát triển của mỗi sự việc đều cần có một quá trình

Lấy ví dụ về cuộc Cách mạng Văn hóa 10 năm. Nó có thời điểm xảy ra (16/5/1966), có thời điểm phát triển (Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX của ĐCSTQ năm 1969), và có thời điểm chuyển mình (Lâm Bưu qua đời ngày 13/9/1971). Đồng thời cũng có thời điểm kết thúc (ngày 6/10/1976, vợ của Mao Trạch Đông là Giang Thanh và những người khác trong nhóm “Tứ nhân bang” bị bắt).

Việc ông Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công cũng vậy. Nó cũng có thời điểm xảy ra, phát triển, chuyển mình và kết thúc. Ngày 6/2/2012, Vương Lập Quân, cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh, đã đào thoát đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô.

Sự việc bất ngờ gây chấn động thế giới này là bước ngoặt đưa thế giới ngầm và thế lực xấu xa do ông Giang Trạch Dân đứng đầu, từ cực thịnh đến suy tàn.

Ngày 19/4/2020, vụ bắt giữ Thứ trưởng Tôn Lực Quân của Bộ Công an là một bước ngoặt đưa thế lực tà ác do Giang Trạch Dân đứng đầu, từ suy tàn đến diệt vong. Trong tương lai gần, lịch sử chắc chắn sẽ mở ra ngày thế lực này sẽ bị tiêu diệt.

2. “Nhóm lợi ích Giang Trạch Dân” vẫn ngoan cố chống trả

Suốt 22 năm qua, một nhóm người đã thăng quan phát tài nhờ việc bức hại Pháp Luân Công. Họ đã hình thành nên một nhóm lợi ích do ông Giang Trạch Dân đứng đầu. Giang và những hung thủ khác sợ bị thanh lý, nên vẫn luôn tìm mọi cách chống lại vận mệnh ắt sẽ bị diệt vong của họ.

Một số người theo phe Giang muốn bảo vệ quyền và lợi ích của mình, nên đã cố gắng hết sức để duy trì cuộc bức hại. Bởi bằng cách này, họ sẽ tiếp tục được thăng quan phát tài.

Tuy nhiên, xét từ các vụ án đã được điều tra, tất cả những người trung thành theo Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công, đều là những phần tử tham nhũng nghiêm trọng. Nên việc bị điều tra chỉ là chuyện sớm hay muộn mà thôi. Đến nay, rất nhiều người đã bị điều tra và trừng phạt; và rất nhiều người vẫn đang bị điều tra. Trong tương lai, có lẽ sẽ có nhiều người hơn bị xét xử.

Ngoài ra, một số khác chết vì tai nạn ô tô, vì nhảy lầu, vì đuối nước, uống thuốc độc, treo cổ tự tử, chết cháy, hoặc chết vì bệnh nặng. Tóm lại, người không trị thì Trời trị.

Kết luận

Tội ác đàn áp Pháp Luân Công của ông Giang Trạch Dân là vô biên, quả báo sắp đến, vạn kiếp bất phục, chẳng thể đắc lại được thân người.

Nhân đây, tôi chân thành hy vọng những người vẫn đang tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại Lục có thể tĩnh tâm lại, đọc kỹ sự thật trong bài viết này và ngừng theo Giang hành ác. Hãy chừa lại cho bản thân, cho gia đình, và con cháu mình một đường lui.

Vương Hữu Quần
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Epoch Times. )