Ông Lý Thư Phúc, người sáng lập kiêm chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Geely Holding Group – một tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực ô tô của Trung Quốc, ngày đầu năm 2018 đã công khai nghi ngờ nội dung riêng tư trên Wechat bị dòm ngó giám sát, ông nói, “vấn đề này không giải quyết, thì là một điểm yếu khi doanh nghiệp Trung Quốc tham gia vào cuộc cạnh tranh toàn cầu.”

8967238640 f7503769a5 b
Ông Lý Thư Phúc ngồi thứ 2 từ bên phải sang (Ảnh: Fortune Global Forum 2013/Flickr)

Lý Thư Phúc chỉ trích Wechat dòm ngó theo dõi người dùng

Ngày 1/1/2018, ông Lý Thư Phúc có bài phát biểu tại diễn đàn “Thời đại mới của các doanh nghiệp”, trong bài phát biểu ông chỉ ra, hiện nay xã hội Trung Quốc đang tồn tại không ít vấn đề, một vấn đề trong đó chính là vấn đề bảo vệ đời sống và an toàn thông tin cá nhân.

Ông cho biết, hiện nay ai cũng nhìn rất rõ, đi ngoài đường đâu đâu cũng có camera, lái xe đi đâu cũng gặp đèn flash rất sáng, chỉ dừng lại một chút, nó liền chụp ảnh xe bạn, bạn ngồi trong xe dường như rất khó tránh được hiện tượng này.

Ngoài ra, ông Lý Thư Phúc còn nói đến vấn đề riêng tư khi sử dụng điện thoại và Wechat.

“Trong lòng tôi nghĩ, Mã Hoa Đằng hàng ngày đều đang xem wechat của tôi, bởi vì ông có thể đọc được, lúc nào cũng có thể đọc, vấn đề này vô cùng lớn.”

choang voi canh nhan vien tencent xep hang tu 3h sang di nhan li
Mã Hóa Đằng (Ảnh: internet)

Những lời này của Lý Thư Phúc khiến dư luận bàn tán sôi nổi, có cư dân mạng nói, “những ai từng bị xóa bài đăng, chắc chắn sẽ đồng cảm”.

Về vấn đề này, hôm 2/1/2017, phía Wechat có đưa ra trả lời cho biết, Wechat không lưu lại lịch sử trò chuyện của người dùng, cũng không dùng đó để làm phân tích dữ liệu.

Nội dung thanh minh của phía Wechat cũng thu hút nhiều cư dân mạng bình luận, “đúng là chuyện hài đầu năm mới”, “đích thân trải nghiệm, lịch sử trò chuyện của Wechat có thể bị theo dõi và sàng lọc”, “nếu không lưu lại thì xem lại lịch sử trò chuyện thế nào, cảnh sát mạng sẽ làm việc ra sao”, “một đằng nói kho dữ liệu khổng lồ, một đằng lại nói không lưu trữ, vậy dựa vào gì để phân tích thực nghiệm”, “coi người dân toàn quốc đều là kẻ ngốc”.

Wechat theo dõi người dùng trong nước, ngăn cản thông tin nhạy cảm từ nước ngoài

GettyImages 471483192
Tencent có hơn 7.000 nhân viên là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (Ảnh: VCG/VCG qua Getty Images)

Wechat là phần mềm mạng thông tin xã hội lớn nhất Trung Quốc, theo “Báo cáo dữ liệu Wechat năm 2017” được Wechat công bố ngày 9/11/2017 cho thấy, tính đến tháng 9/2017, Wechat có khoảng 900 triệu người dùng thường xuyên, mỗi ngày lượng thông tin gửi đi lên đến 38 tỷ lượt, lượng tin nhắn thoại gửi đi đạt 6,1 tỷ lượt, các cuộc gọi video lên đến 205 triệu lượt.

Bề ngoài Wechat được tuyên truyền một cách vẻ vang, nhưng kiểm duyệt mạng của chính quyền Trung Quốc lại ở đằng sau giám sát theo dõi từng thông tin riêng tư của người dùng.

Cuối năm 2016, Bloomberg dẫn báo cáo nghiên cứu của Phòng thực nghiệm công dân (Citizen Lab) thuộc Đại học Toronto (Canada) cho biết, theo pháp luật của Trung Quốc, các mạng xã hội như Weibo, Wechat cần phải sàng lọc nội dung liên quan của những người tham gia thảo luận. Trong đó Wechat sử dụng một cơ chế sàng lọc nội dung “1 ứng dụng, 2 chế độ”, người giám sát ở phía sau có thể căn cứ vào vị trí địa lý của người dùng để lựa chọn xem cần sàng lọc những thông tin nào của người dùng.

Nghiên cứu chỉ ra, cơ chế sàng lọc kiểm duyệt từ khóa, chỉ hạn chế đối với những tài khoản wechat được đăng ký bằng số điện thoại của Trung Quốc Đại Lục, dù sau này nhóm người dùng này có ở ngoài Trung Quốc đi nữa, hoặc dùng số điện thoại ở nước ngoài để liên kết với tài khoản wechat ban đầu, chỉ cần tài khoản wechat vẫn còn nguyên, thì những cơ chế lọc từ khóa vẫn tiếp tục hoạt động.

Báo cáo đưa ra phương pháp để phát hiện. Ví dụ như, người nghiên cứu sử dụng một tài khoản của người dùng Trung Quốc lần lượt gửi đi 26821 từ khóa, kết quả phát hiện có tổng cộng 174 từ khóa, bao gồm những từ ngữ nhạy cảm như Thiên An Môn, Pháp Luân Công, Tây Tạng, v.v. bị chặn.

03130225.517367.8388
Wechat đứng sau để kiểm soát thông tin cá nhân của từng người dùng (Ảnh: Pixabay)

Ngoài ra, trình duyệt web tích hợp trong Wechat, cũng không thể nào liên kết đến thông tin liên quan đến Pháp Luân Công, cũng như những trang web phê phán lập trường của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chỉ có người dùng ở ngoài Trung Quốc không nhận được cảnh báo an toàn mới có thể truy cập được.

Đài CNN (Mỹ) cũng từng chỉ ra, dù người dùng wechat ở nơi đâu trên thế giới, dù chat với ai cũng đều sẽ bị kiểm soát.

Trí Đạt

Xem thêm: