Theo chính sách zero COVID của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), việc bình thường hóa xét nghiệm axit nucleic ngày càng trở nên vô lý. Thậm chí cả cá, tôm, cua và hà mã cũng không được tha, khiến cư dân mạng bàn luận sôi nổi. Một số chuyên gia bác bỏ, không có bằng chứng cho thấy cá có thể bị nhiễm, trên toàn thế giới cũng không phát hiện cá và tôm lây nhiễm COVID-19.

id13805966 dda85a048d32cdda741ca96088e93f0d 600x400 1
Chiều ngày 17/8, một phóng viên của tờ “Tân Hoàng Hà” – kênh truyền thông Đại Lục gọi cho Cục Phát triển Đại dương Hạ Môn, và một nhân viên cho biết: “Hiện tại, tất cả các thành viên của thành phố Hạ Môn đều phải xét nghiệm axit nucleic, cá cũng phải xét nghiệm axit nucleic.” (Ảnh chụp màn hình Internet)

“Xét nghiệm cả người và vật”: Cá, tôm, cua ở Hạ Môn đều phải xét nghiệm axit nucleic

Ngày 17/8, kênh truyền thông Đại Lục “Báo cáo Eo biển” đưa tin, vùng biển Hạ Môn chính thức bắt đầu đánh bắt vào ngày 16/8. Để ngăn chặn sự xâm nhập của virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) từ biển, trước khi ra khơi, nhân viên công tác của quận Tập Mỹ không chỉ phải hoàn thành số lần tiêm chủng vắc-xin theo quy định, mà còn phải xét nghiệm axit nucleic nghiêm ngặt hơn trong quá trình hoạt động.

Theo báo cáo, trong thời gian các ngư dân hoạt động ở quận Tập Mỹ, mỗi ngày họ đều phải xét nghiệm axit nucleic 1 lần, khi ngư dân và cá lên bờ, cả 2 đều cùng phải xét nghiệm axit nucleic.

Sau khi cập bến và được lấy mẫu xét nghiệm axit nucleic, ngư dân phải bắt một ít cá tươi, vạch miệng cá ra, cho nhân viên lấy mẫu xét nghiệm axit nucleic ngẫu nhiên, sau đó mới lập tức quay trở lại thuyền. Ngoài việc lấy mẫu từ miệng cá, những người lấy mẫu axit nucleic còn tỉ mỉ sử dụng tăm bông để lấy mẫu từ nhiều loài cá khác nhau.

id13805933 02900551c00ce26862017d46801c419f
(Ảnh: Mạng xã hội)

Một phóng viên của “Nhân dân Nhật báo” – kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã gọi cho Cục Phát triển Đại dương Hạ Môn, và nhân viên trực trả lời: “Thông tin trên mạng là đúng sự thật, để phòng chống dịch bệnh lây lan, sau khi nghiên cứu, hiện ‘cả người và vật’ đều phải xét nghiệm.” Nhân viên này cho biết Hạ Môn không phải là nơi đầu tiên tiến hành xét nghiệm axit nucleic cho cá, trước đó Hải Nam và Thượng Hải cũng từng có yêu cầu tương tự.

Chiều ngày 17/8, phóng viên của kênh truyền thông Đại Lục – “Tân Hoàng Hà” gọi đến Cục Phát triển Đại dương Hạ Môn, một nhân viên cho biết: “Hiện tại, tất cả các thành viên của thành phố Hạ Môn đều phải xét nghiệm axit nucleic, cá cũng phải xét nghiệm axit nucleic.” “Tân Hoàng Hà” là kênh truyền thông mới dưới trướng của “Tế Nam Nhật báo”.

Ngày 13/8, một bài viết trên “Hải Nam Nhật Báo” có tiêu đề “Đam Châu: Xét nghiệm axit nucleic cho cá không hề hồ đồ”, trong đó mô tả chi tiết hơn về việc xét nghiệm axit nucleic cho cá.

Tờ báo mô tả, chiều ngày 12/8, Âu Dương Kiệt, một bác sĩ từ Bệnh viện Trung ương miền Trung Hải Nam, và các đồng nghiệp vội vã đến một tàu đánh cá ở Cảng cá Trung tâm Bạch Mã Tỉnh tại địa phương, để giúp ngư dân và cá làm xét nghiệm axit nucleic.

Sau khi lên thuyền, vị bác sĩ này sẽ chọn ngẫu nhiên một con cá đông lạnh, đặt lên boong tàu, mở miệng cá ra và lau nhẹ thành trong miệng cá bằng dụng cụ lấy mẫu axit nucleic có hình một chiếc tăm bông.

Tiếp đó, dụng cụ lấy mẫu phải được lau qua lại trên thân cá, và được yêu cầu “tối đa hóa diện tích lấy mẫu càng nhiều càng tốt.” Ông Âu Dương Kiệt cũng nói: “Cần lưu ý rằng những mẫu này không được để lẫn với người, mỗi mẫu cá được cho vào một ống thu mẫu dùng một lần riêng biệt.”

Đầu năm nay, một đoạn video xét nghiệm axit nucleic cho hà mã cũng được đăng tải trên mạng Internet. Một số người nước ngoài thậm chí đã tweet lại video này lên Twitter.

(Nội dung tweet: “Đây thực sự là cuộc xét nghiệm hàng loạt quy mô lớn, ngay cả những con hà mã cũng phải xét nghiệm Covid-19 (hình như 2 lần mỗi tuần)”).

Chuyên gia: Không có bằng chứng cho thấy cá có thể bị nhiễm COVID

Ông Kim Đông Nhạn (Jin Dongyan), giáo sư tại Học viện Khoa học Sinh học thuộc Đại học Hồng Kông, kiêm chuyên gia về virus học, nói với phóng viên của “Nhân dân Nhật báo” rằng không có chủng COVID-19 nào được tìm thấy trên thế giới có thể lây nhiễm qua cá và tôm. Ngay cả khi một lượng nhỏ virus được phát hiện trên mang và vảy cá, thì nó cũng không thể lây nhiễm sang người, mà chỉ có thể cho thấy vùng nước hoặc môi trường đang bị ô nhiễm.

Ngày 18/8, kênh truyền thông Đại Lục “Đệ nhất Tài Kinh” (Đệ nhất Kinh tế Tài chính) đưa tin, một số chuyên gia đã nói với phóng viên báo chí, rằng không có bằng chứng chứng minh rằng cá có thể bị nhiễm COVID-19. Hơn nữa chủng virus này ảnh hưởng đến phổi, cá không có phổi, nên ngay cả khi bị nhiễm, cơ chế chắc chắn cũng sẽ khác với con người.

Theo báo cáo, nếu lấy mẫu môi trường của một đối tượng, các chuyên gia virus liên quan đề nghị rằng tốt nhất là nên tuân theo các tiêu chuẩn nhất định, tức là cần phải thu thập các mẫu có liên quan và ý nghĩa nghiên cứu. Nếu ngư dân bị lây nhiễm là do cá bị ô nhiễm, thì điều quan trọng hơn là phải tìm ra nguồn gây ô nhiễm.

Cá, tôm, cua phải xét nghiệm axit nucleic khiến cư dân mạng mỉa mai

Cư dân mạng “Chu Thiểu 26139” cho biết: “Tôi là một y tá và thường thu thập mẫu về môi trường, nhưng tôi cảm thấy tất cả những điều này đều vô nghĩa và lãng phí tiền bạc, như đang đùa cợt với các hộ gia đình vậy. Tôi luôn cảm thấy mình nhiễm bệnh, khi nào mới có thể thực sự đạt được khoa học dân chủ, hãy dừng những trò hề này lại.”

Tài khoản “Tại sao bạn lại mặc quần áo của Lâm Phẩm Như” trả lời: “Tôi đang thu thập mẫu axit nucleic ở tuyến đầu của Hạ Môn. Phản ứng này thực sự rất ngu ngốc. Rõ ràng chỉ là đùa cho vui, thì đùa cho vui là được rồi, không nhất thiết phải xét nghiệm cho cả người và vật. Làm vậy chẳng phải đang coi mọi người là những kẻ ngốc hay sao?”

“Luật sư nhỏ trên bờ biển” hỏi: “Tôi nghi ngờ là, nếu phải xét nghiệm axit nucleic cho cá bằng mọi giá vì tư tưởng ‘giết nhầm còn hơn bỏ sót’, thì phải chăng cần xét nghiệm axit nucleic cho từng con cá một, và khối lượng công việc này sẽ quá lớn. Nếu không phải xét nghiệm từng con, mà chỉ xét nghiệm ngẫu nhiên, thì sẽ luôn có những con cá bị lọt lưới, và làm thế nào để xác định mối liên hệ chặt chẽ giữa các loài cá? Dẫu sao cá cũng phải làm xét nghiệm axit nucleic, thì lẽ nào cua, tôm, và sò điệp cũng phải xét nghiệm từng con một? Nếu không, điều này sẽ không có ý nghĩa về mặt logic.”

id13805967 3006f707a37f9bbe1e64b44f6afae730 600x430 1
(Ảnh chụp màn hình)

5346967673_832 thắc mắc: “Xin hỏi sau khi hoàn thành công việc có được trả kết quả tại chỗ không? 24h sau khi có kết quả mà ngoảnh đầu nhìn lại, liệu có biết số cá, tôm, cua này đã đi đâu không? Họ bán chúng đến nhà của khách hàng và quét mã vị trí cho bạn sao? Hay họ đợi 24 giờ rồi mới bán?”

Sssosss111 nói: “Đừng làm gì nữa, đàn cá đông hơn con người, làm vậy mới kiếm tiền tốt hơn. Hy vọng họ sẽ bỏ qua cho con người, mà tìm thêm những nhóm như thế này.”