Cách đây vài ngày, nhóm chuyên gia quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đến Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của dịch viêm phổi Vũ Hán, tuy nhiên vẫn chưa được cấp thị thực cho vào Trung Quốc. Mới đây, truyền thông Anh tiết lộ nghi ngờ Bắc Kinh đã bắt đầu xóa một lượng lớn thông tin của Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán. Cựu lãnh đạo của Đảng Bảo thủ Anh Iain Duncan Smith đã trực tiếp chỉ trích hành động lần này của ĐCSTQ rõ ràng là đang che giấu bằng chứng.

shutterstock 1659733411 scaled
Tổ chức Y tế Thế giới – WHO (Ảnh: ShutterStock)

Theo báo cáo của kênh truyền thông Anh ‘Mail on Sunday’, chính quyền Bắc Kinh một lần nữa bị nghi ngờ che đậy bằng chứng liên quan đến dịch viêm phổi Vũ Hán. Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc (NSFC) ban đầu có một lượng lớn dữ liệu nghiên cứu, nhưng hiện nay, hơn 300 tài liệu nghiên cứu đã bị xóa, bao gồm một số lượng lớn các nghiên cứu trong Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán.

Báo cáo chỉ ra rằng, bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli), giám đốc Trung tâm nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm mới của Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán, có rất nhiều dữ liệu nghiên cứu quan trọng, bao gồm dữ liệu về loài dơi từng được cho là nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán, dữ liệu về việc truyền virus sang người,  và các cuộc điều tra liên quan về dơi mang mầm bệnh cho người, tất cả đều biến mất.

Báo cáo đề cập đến, việc nhà cầm quyền Trung Quốc chặn các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới đến Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của dịch bệnh vào tuần trước, đã khiến quốc tế không ít phẫn nộ. Vậy mà, truyền thông nhà nước Trung Quốc còn đăng một số lượng lớn các bài báo cho rằng virus viêm phổi Vũ Hán không đến từ Vũ Hán.

Về vấn đề này, Cựu lãnh đạo Đảng Bảo thủ Anh Iain Duncan Smith cho rằng, ĐCSTQ rõ ràng đang che giấu bằng chứng, đây là một ví dụ về việc Trung Quốc cố gắng che đậy sự thật. Hiện giờ điều tra toàn diện là một vấn đề vô cùng quan trọng, nhưng Bắc Kinh lại đang ra sức cản trở.

Khó khăn trong việc Nhóm chuyên gia của WHO đến Trung Quốc điều tra 

Trước đó, sau nhiều tháng đàm phán với Trung Quốc, nhóm chuyên gia của WHO theo kế hoạch sẽ đến Trung Quốc vào tuần trước. Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo ngày 5/1, Tổng thư ký WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, hai chuyên gia đã lên đường từ trước, nhưng vẫn chưa xin được thị thực từ phía Trung Quốc. Đây cũng một lần hiếm hoi ông Tedros chỉ trích chính quyền Bắc Kinh, ông cho rằng Trung Quốc vẫn chưa chấp thuận việc cho các chuyên gia nhập cảnh và cảm thấy rất thất vọng về điều này.

Về phán đoán này của ông Tedros, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp lại rằng hai bên vẫn đang đàm phán các thủ tục liên quan và các thỏa thuận cụ thể. Tuy nhiên, cả WHO và Trung Quốc đến giờ vẫn chưa thể xác định khi nào nhóm chuyên gia sẽ có thể truy tìm nguồn gốc của virus.

Danh sách chuyên gia trước tiên phải được Trung Quốc gật đầu

Ủy ban điều hành WHO đã tổ chức cuộc họp đặc biệt về ứng phó với dịch viêm phổi Vũ Hán trong hai ngày liên tục 5-6/10/2020. Trong quá trình phân tích dịch tễ học của dịch, giám đốc điều hành Chương trình Y tế khẩn cấp của WHO Michael Ryan cho biết, WHO sẽ thành lập một nhóm chuyên gia quốc tế đến Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của virus, hơn nữa đã đệ trình một danh sách các chuyên gia lên chính phủ Trung Quốc để cân nhắc xem xét.

Nơi bùng phát dịch đầu tiên là ở Vũ Hán, Trung Quốc, vì vậy, quốc tế cho rằng việc điều tra tại chỗ là bước không thể thiếu để truy tìm nguồn gốc dịch. Giờ đây WHO lại xác nhận rằng, danh sách các chuyên gia trước tiên phải được chính quyền Bắc Kinh gật đầu.

Kể từ khi bùng phát đại dịch viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc, liên tục có thông tin cho rằng phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán ở Trung Quốc là nguồn “rò rỉ virus“, giới phân tích tin rằng “Chợ hải sản Hoa Nam Trung Quốc” ở Vũ Hán, Hồ Bắc là điểm bùng phát của virus… Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh đã viện nhiều lý do khác nhau để “ném nồi“, đẩy sang cho bên khác, trong đó gồm các cáo buộc rằng dịch bệnh này bắt nguồn từ các nước như Mỹ, Pháp, Ý…

Quốc tế cho rằng nguồn gốc của dịch nên được điều tra tại chỗ, đây là bước không thể thiếu để truy tìm nguồn gốc của dịch. Trên thực tế, WHO đã từng cử hai thành viên nhóm trước đến Trung Quốc từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2020, nhưng kết quả là, họ chỉ ở lại Bắc Kinh trong ba tuần và không thực sự đến Vũ Hán để điều tra. Điều này đã gây ra rất nhiều tranh cãi.

Đối với sự việc này, một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ đã nói với Financial Times rằng phái đoàn của WHO đã ở Bắc Kinh trong ba tuần và hoàn toàn không tiếp cận Vũ Hán, mọi cơ hội tìm ra manh mối hiện đã không còn!

Nghị sĩ Úc Dave Sharma thậm chí còn chỉ trích gay gắt hơn, rằng phản ứng của WHO đối với dịch bệnh lần này dường như là để tránh làm mất lòng Bắc Kinh, điều này càng khiến cộng đồng quốc tế lo ngại nghiêm trọng về tính nghiêm khắc và độc lập của WHO, và lo ngại này hiện đã được chứng minh là đúng.

Vương Quân, Vision Times tiếng Trung

Xem thêm: