Tính đến ngày 16/7, đã có 284 dự án bất động sản tại 25 tỉnh thành ở Trung Quốc bị “treo” vì người mua không trả tiền vay thế chấp cho ngân hàng do công trình dang dở kéo dài. Gần đây lại có thông tin về tình trạng “thẻ ngân hàng gián đoạn” tại các ngân hàng ở nhiều tỉnh làm dấy lên lo ngại.

shutterstock 197469269
Gần đây lại có thông tin về tình trạng “thẻ ngân hàng gián đoạn” tại các ngân hàng ở nhiều tỉnh của Trung Quốc. (Nguồn: Testing/ Shutterstock)

Theo tờ “Nhật báo Chứng khoán” (Securities Daily) của Trung Quốc, nhiều ngân hàng ở Trung Quốc như tại Bắc Kinh, Sơn Đông, Hải Nam… xuất hiện tình trạng “thẻ ngân hàng gián đoạn”. Theo tuyên bố của phía cơ quan chức năng thì động thái này chủ yếu liên quan đến vấn đề hợp tác hành động điện báo lừa đảo và vấn đề rửa tiền.

Theo các nguồn tin, vấn đề “thẻ ngân hàng gián đoạn” này diễn ra trên khắp Trung Quốc, ngoài việc tập trung vào việc trấn áp các hành vi phạm pháp và tội phạm như cờ bạc trực tuyến, gian lận viễn thông, tiền ảo và rửa tiền, còn có vấn đề hoạt động tài khoản giao dịch bất thường và thông tin không đầy đủ cũng trở thành trọng tâm của đợt phong tỏa thẻ ngân hàng này.

Ngoài ra từ đầu năm đến nay, nhiều ngân hàng Trung Quốc cũng đã nâng cấp sàng lọc “tài khoản không hoạt động”, trước đây số dư tài khoản không có là có thể bị ngân hàng xếp vào loại “tài khoản không hoạt động”, nhưng lần này số dư tài khoản thấp hơn 10 nhân dân tệ cũng có thể sẽ được đưa vào cột “tài khoản không hoạt động”.

Theo lời người quản lý tài khoản của một ngân hàng ở Bắc Kinh, “Các tài khoản không có giao dịch trong hơn 3 năm liên tiếp và số dư tài khoản dưới 10 nhân dân tệ, và không có đăng ký thẻ tín dụng, trả nợ cá nhân và các thỏa thuận thu chi khác sẽ vào phạm vi chính của đợt sàng lọc và có thể bị đóng băng một khi giao dịch bất thường xảy ra”.

Đồng thời nhiều ngân hàng cũng đang đẩy mạnh sàng lọc loại bỏ những tài khoản “không hoạt động” với số dư tài khoản cực thấp và trong thời gian dài không có giao dịch chuyển khoản. Giám đốc tài khoản của một ngân hàng thương mại thành phố Sơn Đông cho biết, “Chi nhánh của chúng tôi đã được lệnh rằng tỷ lệ tài khoản không hoạt động không được vượt quá 20%, do đó chúng tôi phải tăng cường nỗ lực để giải quyết”.

Nguồn tin cũng nêu vấn đề, nếu thấy số tiền lớn bất thường trong thẻ ngân hàng rồi nhanh chóng được chuyển ra ngoài thì bị nghi ngờ là rửa tiền; nhiều vụ chi tiêu lớn vào sáng sớm bị nghi là cờ bạc; nhiều lần quét mã trực tuyến thanh toán số tiền làm tròn chẵn bị nghi ngờ là cá cược cờ bạc trực tuyến; giao dịch tiền ảo; các bên liên quan của giao dịch ‘có vấn đề’ như vậy có thể có khả năng bị đóng băng thẻ ngân hàng.

Tuy nhiên, nhiều người dân Trung Quốc nghi ngờ rằng động thái “gián đoạn thẻ” này là do gần đây tại nhiều nơi ở Trung Quốc có làn sóng “tạm ngừng cho vay và cắt nguồn cung” (ngừng đóng tiền vay thế chấp) đối với các tòa nhà đang xây dở dang, khiến nguồn tiền của các ngân hàng bị thắt chặt nên họ mới dùng cách “thẻ ngân hàng gián đoạn” làm cớ để giải quyết vấn đề khan hiếm dòng tiền.

Theo dữ liệu được Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công bố vào tháng 11 năm ngoái, ngân hàng trung ương đã thúc giục các ngân hàng và tổ chức thanh toán dọn sạch 1,48 tỷ tài khoản ngân hàng thuộc cái gọi là “tài khoản không hoạt động”, “một người có nhiều thẻ” và thường xuyên báo mất để thay thẻ.

Trong trả lời phỏng vấn phóng viên của Securities Daily, chuyên gia Huang Dazhi tại Viện Nghiên cứu Tài chính Suning tiết lộ rằng kể từ năm ngoái, vấn đề giám sát của ngân hàng liên quan đến tài khoản và kiểm soát rủi ro đã liên tục được tăng cường. Mặc dù hiện tại không có tiêu chuẩn rõ ràng cho hành động “thẻ ngân hàng gián đoạn”, nhưng các biện pháp quản lý liên quan thực sự vẫn đang ngày càng nghiêm ngặt hơn.

Giám đốc Công ty Luật Vlaw Bắc Kinh là Luật sư Yang Zhaoquan chỉ ra: “Hiện nay với tình trạng phạm vi ‘thẻ ngân hàng gián đoạn’ không ngừng gia tăng cho thấy có thể có xu hướng hợp tác nhiều bên (chẳng hạn như các tổ chức tài chính và các tổ chức thanh toán bên thứ ba) ở nhiều phương diện hoạt động khác nhau.”