Sau 12 năm sự kiện sữa bột giả ở Phụ Dương (tỉnh An Huy), sữa bột lẫn hóa chất melamine, đến nay sự kiện sữa bột giả “em bé đầu to” lại xuất hiện ở Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp không có lương tâm đã bán đồ uống protein thể rắn dưới dạng bột sữa y tế đặc biệt trên thị trường, được sự tiếp tay giới thiệu của các bác sĩ bệnh viện nhi, đã khiến cho nhiều trẻ em bị mắc chứng còi xương biến thành “em bé đầu to”.  

Sau 12 năm sự kiện sữa bột giả ở Phụ Dương, sữa bột lẫn hóa chất melamine, đến nay sự kiện sữa bột giả “em bé đầu to” lại xuất hiện ở Trung Quốc.
Trẻ xuất hiện các dị dạng xương đầu sau khi uống loại “sữa bột” có tên Bội An Mẫn (Ảnh từ Weibo)

Theo trang tin Tân Hồ Nam đưa tin hôm 14/5, cửa hàng mẹ và bé “Yêu trẻ em” tại huyện Vĩnh Hưng thành phố Sâm Châu tỉnh Hồ Nam, đã dùng loại thức uống protein thể rắn giả mạo thực phẩm công thức đặc thù trong y học để bán cho trẻ em nhạy cảm với sữa bò, tuyên truyền giả mạo về chức năng đặc thù của loại sữa này, sự việc liên quan đến lừa dối người tiêu dùng, đã được giao cho tổ điều tra thành lập bởi cục quản lý thị trường tỉnh và thành phố Sâm Châu.

Tờ Tân Kinh báo đưa tin, năm 2017, có phụ huynh đưa con đến Bệnh viện nhi Sâm Châu kiểm tra nguồn gốc gây nhạy cảm, đối với trẻ cho thấy nhạy cảm với sữa bò, “bác sĩ kiến nghị, cho trẻ uống sữa bột công thức axit amin, trong cửa hàng mẹ và bé có thể mua được loại sữa này.”

Phụ huynh tới cửa hàng mẹ và bé “Yêu trẻ em”, được nhân viên bán hàng giới thiệu, nên đã mua sản phẩm có tên “Bội An Mẫn”. Sau đó, nhiều phụ huynh phát hiện, sau khi trẻ dùng loại sản phẩm này, thì xuất hiện các tình huống dị thường như mẩn ngứa, xương biến dạng, trông rất giống “em bé đầu to”, trọng lượng cơ thể giảm, qua kiểm tra của bệnh viện xác nhận là bệnh còi xương. 

Qua điều tra, Bội An Mẫn không phải là sữa bột, mà là một loại thức uống thể rắn. Các phụ huynh cho biết, khi mua cũng có nghi ngờ đối với “thức uống thể rắn”, nhưng nhân viên tư vấn bán hàng tại cửa hàng mẹ và bé lại nói “đây là một cách gọi ngắn gọn khác của sữa bò”. 

Có truyền thông đưa tin, trong sổ ghi chép của nhân viên bán hàng tại cửa hàng “Yêu trẻ em” huyện Vĩnh Hưng, đã trực tiếp miêu tả sản phẩm này là sữa bột. Người phụ trách cửa hàng này nói, thức uống thể rắn được ghi thành “sữa bột”“thói quen bình thường”, còn nói “sản phẩm của cửa hàng đều phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia”. Được biết, chuỗi cửa hàng này đã mở ở huyện Vĩnh Hưng được 15 năm, và ở huyện này có tổng cộng 5 cửa hàng.

Tân Kinh báo đưa tin, thức uống protein thể rắn “Bội An Mẫn” này là sản phẩm thuộc Công ty Hunan Weile Health Industry.

Công ty này nằm ở thành phố Trường Sa tỉnh Hồ Nam, vốn đăng ký 2 triệu nhân dân tệ. Phạm vi kinh doanh bao gồm thức uống sữa và thức uống protein thực vật, thực phẩm, sữa bột công thức trẻ em, thực phẩm công thức y học đặc biệt, thức uống thể rắn, đồ ăn hàng ngày, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. 

Trước năm 2017, phạm vi kinh doanh chủ yếu của công ty là tự kinh doanh và đại lý các sản phẩm, xuất nhập khẩu công nghệ, bán buôn và bán lẻ các loại đồ dùng thường ngày. 

Người kiểm soát thực sự của công ty này là Tiêu Thi Hồ, ngoài là đại diện pháp nhân của công ty này ra, còn từng là Phó Chủ tịch Công ty Ausnutria Dairy (Trung Quốc), hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Mygood Dairy (Hunan). Theo số liệu báo cáo năm của công ty này, năm 2019, Tổng doanh số của Hunan Weile Health Industry là 14,05427 triệu tệ, mức tăng trưởng đạt 85% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Tuy nhiên, Tân Kinh báo điều tra phát hiện, thực tế, công ty sản xuất Bội An Mẫn lại là do một nhà máy ở trấn Trương Gia Oa của Công ty Tianjin Deheng Science And Technology sản xuất. Phạm vi kinh doanh bao gồm: Thức uống thể rắn, phụ gia thực phẩm, thuốc tăng cường dinh dưỡng, sản xuất thuốc ổn định thức uống sữa, phát triển kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật và dịch vụ. Trong đó không hề có nghiệp vụ liên quan đến sữa bột. 

Có người trong ngành cho biết, lợi nhuận của thức uống thể rắn cao hơn sữa bột, lợi nhuận của một hộp sữa bột y tế đặc biệt vào khoảng 120 tệ, cao gấp đôi so với sữa bột thông thường, cho nên có cơ sở buôn bán đã lấy thức uống thể rắn giả mạo sữa bột y tế đặc biệt để bán. 

Theo báo cáo, đây đã là lần thứ hai xảy ra sự kiện sữa bột giả gây ra “em bé đầu to” tại thành phố Sâm Châu trong chưa đầy một năm. 

Tháng 7/2019, truyền thông từng phơi bày một sự kiện thức uống thể rắn giả mạo sữa bột y tế đặc biệt ở khu vực Sâm Châu tỉnh Hồ Nam. Loại sữa bột được phơi bày giả mạo thời điểm đó có tên “Thư Nhi Thái”, người chào bán trực tiếp chính là bác sĩ Bệnh viện nhi Sâm Châu. 

Ngày 30/3/2020, mười mấy vị phu huynh công bố “thư ký tên chung” có tên “Cha mẹ ‘em bé đầu to’ Sâm Châu cùng nhau thỉnh cầu chính quyền xử lý sự kiện sữa bột giả ở Sâm Châu”, nói rằng năm 2019, Sâm Châu xảy ra sự kiện sữa bột giả “em bé đầu to”, “hoàn toàn là do bác sĩ Bệnh viện nhi Sâm Châu giới thiệu cho trẻ em loại sữa bột này gây ra”.

Theo truyền thông đưa tin, từng có người phụ trách của nhà sản xuất nói, loại sản phẩm này phải nộp khoản “phí vào cửa” thì mới được bán trong các cửa hàng ở bệnh viện. Bác sĩ giới thiệu thành công mỗi một hộp sản phẩm này có thể nhận được khoảng 60 tệ tiền hoa hồng. 

Hai sự kiện này cho thấy, ít nhất tại Hồ Nam, việc coi thức uống thể rắn thành sữa bột y tế đặc biệt, rồi lại được các bác sĩ trong bệnh viện giới thiệu cho phụ huynh có con nhạy cảm với sữa bò, đã trở thành một “ngành nghề” có quy mô, không chỉ là một hai doanh nghiệp xấu làm ra việc độc hại trẻ em thế này.  

Sau sự kiện tháng 7/2019 bị truyền thông phơi bày, đến nay đã gần một năm. Cho đến mấy ngày gần đây, truyền thông mới lại tiếp tục phơi bày sự kiện sữa giả “em bé đầu to” ở Sâm Châu tỉnh Hồ Nam, thì cơ quan chức năng liên quan mới lên tiếng hồi đáp về sự kiện này, nói rằng sẽ điều tra triệt để.

Trí Đạt

Xem thêm: