Ngành công nghiệp giải trí tại Đại Lục đang phải đối mặt với một cuộc “chấn chỉnh” toàn diện của chính quyền Bắc Kinh. Nhân dịp này, giới truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã viết bài đề cập rằng cần có “những tác phẩm mang giai điệu chính.” Các nhà phân tích cho rằng có những mục tiêu chính trị phía sau cuộc đàn áp của ĐCSTQ, nhằm vào giới giải trí và người hâm mộ.

Ngô Diệc Phàm và Trương Triết Hạn
Ngành giải trí Đại Lục đang phải đối mặt với một cuộc “chấn chỉnh” toàn diện của chính quyền Bắc Kinh. Ngôi sao Ngô Diệc Phàm (trái) vừa bị bắt vì tội cưỡng hiếp. Diễn viên Trương Triết Hạn mất hết sự nghiệp chỉ trong một ngày vì sự cố chụp hình trước ngôi đền nhạy cảm ở Nhật Bản và là diễn viên dưới trướng của Triệu Vy – người đóng vai Tiểu Yến Tử trong bộ phim Hoàn Châu cách cách, hiện cũng đang vướng vào nhiều rắc rối tại Trung Quốc. (Ảnh ghép chụp hình video)

Trong khi nhiều nghệ sĩ trong ngành giải trí tại Đại Lục bị nêu tên, bị cấm sóng, thậm chí bị bắt, từ cuối tháng Tám, tờ “Nhật báo Quang Minh” của ĐCSTQ vẫn liên tục đăng các bài viết về “thời đại mới” và “thẩm mỹ học”. Bài viết mới nhất ngày 27/8, trực tiếp nói rằng: “Những tác phẩm điện ảnh và phim truyền hình mang giai điệu chính … mới là dáng vẻ mà giới trẻ Trung Quốc nên có.”

Ngày 27/8, Văn phòng Thông tin Internet của ĐCSTQ đã ban hành “Thông báo về việc tăng cường hơn nữa công tác quản lý tình trạng hỗn loạn trong ‘vòng kết nối của người hâm mộ’”. Trong đó có nội dung về 10 biện pháp “Hủy bỏ bảng xếp hạng cá nhân của các nghệ sĩ ngôi sao … Chỉ giữ lại bảng xếp hạng về các tác phẩm âm nhạc, phim ảnh. Tuy nhiên, những thông tin cá nhân như tên của người nổi tiếng và nghệ sĩ không được phép xuất hiện.” Đồng thời tuyên bố rằng: “Tất cả các địa phương phải nâng cao hơn nữa vị thế chính trị của mình.”

Ngày 27/8, Đài Á Châu Tự Do dẫn lời ông Trần (bút danh), một nhà sản xuất của đài truyền hình địa phương, yêu cầu giấu tên, nói rằng Ban Tuyên giáo Trung ương đã ra lệnh cho các đài truyền hình địa phương không được tô vẽ “các ngôi sao có nhiều người hâm mộ”.

Chỉ huy các học giả tài chính Trung Quốc tuyên bố rằng chính quyền đã triệt hạ không gian tự do trong ngành công nghiệp giải trí. Đặc biệt là đàn áp các nền tảng trực tuyến. Các nhà chức trách ĐCSTQ vẫn luôn bị chỉ trích vì quá dựa dẫm vào Weibo, QQ và Twitter. Họ huy động một lượng lớn những “bình luận viên 5 xu” và các tài khoản giả, nhằm tuyên truyền tư tưởng và chính sách của ĐCSTQ.

Nhưng một lượng lớn người hâm mộ lại khiến chính quyền lo ngại rằng những người nổi tiếng sẽ có sức hiệu triệu mạnh mẽ từ “vòng kết nối của người hâm mộ”. Sự tự do hóa của giới giải trí đang nổi lên và không được kiểm soát.

Vị chỉ huy này tuyên bố rằng ngay cả khi những người nổi tiếng theo sát ý thức hệ của nhà cầm quyền và trở thành một MC chính thức, thì ĐCSTQ vẫn không yên tâm về họ. Bởi ĐCSTQ sợ tầm ảnh hưởng của họ, vậy nên muốn chấn chỉnh “vòng kết nối của người hâm mộ” bằng cách phá bỏ hoàn toàn vầng hào quang của những người này.

Ngày 26/8, ông Akio Yaita, giám đốc của hãng thông tấn “Sankei Shimbun” Nhật Bản chi nhánh Đài Bắc, đã phát biểu trong chương trình “Châu Á muốn trò chuyện” của Đài Á Châu Tự do. Ông nói rằng Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng quyền lực nhà nước để can thiệp vào các cuộc cãi vã của người hâm mộ, đàn áp ngành công nghiệp giải trí và “vòng kết nối của người hâm mộ”. Mục đích chính trị của họ rất lớn.

Ông nói: “Mặc dù ĐCSTQ có 90 triệu đảng viên, nhưng ông Tập Cận Bình nói rằng rất khó có khả năng 90 triệu đảng viên đều tuân theo mệnh lệnh của ông ấy. Nhưng chỉ cần những ngôi sao này nói một lời, thì đa số thành viên trong 50 triệu người hâm mộ sẽ hành động và nghe theo lời kêu gọi của họ. Điều này rất bất lợi cho một chính phủ độc tài.”

Ngoài ra, ông Akio Yaita tuyên bố rằng Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc của ĐCSTQ đang chấn chỉnh lại người hâm mộ. Tuy nhiên, ông Lỗ Vĩ (Lu Wei), cựu Cục trưởng Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc, đã dính vào nhiều bê bối như tham nhũng và ngoại tình. Ông Akio Yaita cho rằng tình hình trong giới quan trường của Trung Quốc (ĐCSTQ) còn nghiêm trọng hơn so với lĩnh vực giải trí.

Theo Trương Ngọc Khiết, Epoch Times

Xem thêm: