Trong cuộc sống hiện thực thường ngày, nếu một người không có nguyên tắc làm người hay chủ kiến thì người ấy sẽ rất dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố thuộc hoàn cảnh bên ngoài và thuận theo những ham muốn dục vọng của tự thân mà sống “nước chảy bèo trôi”. Người không thể giữ vững sự cao quý trong sâu thẳm tâm linh thì cho dù có thể sống cả trăm năm vẫn không thể nhận ra bản ngã chân chính của mình.

Kỳ thực, mỗi người chúng ta nhìn bề ngoài có vẻ mạnh mẽ kiên cường, nhưng thế giới nội tâm thì phần lớn đều là rất yếu đuối. Người trí tuệ thực sự đều có chủ kiến riêng trong lòng, nên dù ở trong nghịch cảnh, họ vẫn có thể thủ vững chính nghĩa và lương tri trong tâm. Trong hành trình cuộc đời, họ vững theo các nguyên tắc của mình và không bao giờ từ bỏ sự cao quý trong tâm. Những tấm gương như vậy trong lịch sử nhiều không kể xiết.

Năm 1135 trước Công nguyên, vua Henry của Anh quốc qua đời, hai người cháu trai của ông là Stephen và Henry II đều cho rằng mình là người có quyền thừa kế ngai vàng. Vì Stephen ở Anh nên đã giành được cơ hội lên ngôi. Henry II ở châu Âu biết tin đã phẫn nộ, và tổ chức một nhóm lính đánh thuê tấn công Stephen. Thời điểm đó Henry II còn rất trẻ, thiếu kinh nghiệm quân đội nên khi xuất binh đã không có kế hoạch chu đáo, khi quân binh đổ bộ lên đảo Anh thì mới phát hiện nguồn thực phẩm và tiền của đều cạn kiệt.

Cao quy tam linh 01
Tranh minh họa Henry II và hoàng hậu. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Phải giải quyết việc này thế nào? Henry II đã có lựa chọn mà đa số người ngày nay khó tin, đó là viết một lá thư cho đối thủ Stephen, nói rằng vì khi xuất binh thiếu chuẩn bị nên hiện đã không còn lương thực, liệu Ngài có thể trợ giúp cho tôi để tôi đưa những người lính đánh thuê này xuất ngũ trở lại châu Âu không? Stephen đã hào phóng cung cấp tiền của cho Henry II. Nhưng sau đó Henry II lại tiếp tục xuất binh đánh Stephen để giành ngôi vị.

Hành động này đối với người thường gọi là “vong ân bội nghĩa”, nhưng đối với giới quý tộc châu Âu, khoan dung cho đối thủ là lẽ đương nhiên, còn tranh giành thì vẫn phải tranh giành. Vài năm sau Henry II lại tiếp tục dẫn quân đi đánh chiếm. Lúc này tuổi Henry II đã lớn, đã có bản lĩnh hơn nhiều và đánh bại được Stephen. Nhưng kết quả bất ngờ hơn là Henry II đã ký một hiệp ước với Stephen, theo đó ngôi vương vẫn thuộc về Stephen, còn Henry II trở thành Thái tử, khi hết thời Stephen thì Henry II sẽ lên ngôi.

Công tước Wellington, Arthur Wellesley, là nhân vật rất nổi tiếng trong lịch sử quân sự thế giới. Có một câu chuyện nổi tiếng về ông trước trận chiến sinh tử với Napoleon. Khi đó bất chấp hỏa lực nguy hiểm, công tước Wellington vẫn lên tiền tuyến theo dõi đối thủ. Thấy thế người tham mưu khuyên ông sớm trở về, vì tiền tuyến quá nguy hiểm, nhưng công tước  cứ đứng bất động. Viên tham mưu đành hỏi “Ngài có nhắn nhủ gì nếu không may tử trận?” Công tước Wellington vẫn không buồn quay người lại, cứ đứng yên đáp: “Nhắn với mọi người, trăng trối của ta là giống như ta đang đứng ở đây”.

Ai có thể giữ vững sự cao quý trong sâu thẳm tâm linh mình?
Công tước Wellington. (Tranh: Thomas Lawrence, Wikipedia, Public Domain)

Vào giữa thế kỷ thứ 19, nước Mỹ xảy ra cuộc chiến tranh Nam Bắc. Khi cuộc chiến tranh đi đến thời điểm cuối cùng, quân miền Nam đã rơi vào thế bại trận thì đột nhiên tổng thống Abraham Lincoln muốn được đàm phán. Sau đó tổng thống Lincoln đã tuyên bố, nội chiến kết thúc, tất cả đều là đồng bào, mọi người đều là người Mỹ. Tổng thống Lincoln cũng nói rằng: “Nội chiến không có người thắng!” Các tướng sĩ quân đội phía Nam sau khi đầu hàng thì được quân đội liên bang cam kết đảm bảo rằng từ đó về sau họ không bị làm phiền.

Khi tin phe miền Nam đầu hàng bay đến doanh trại, quân miền Bắc định bắn đại pháo chào mừng. Tướng Ulysses Grant, người chỉ huy của quân đội miền Bắc, ra lệnh ngưng ngay lập tức các hoạt động ăn mừng. Ông nói với các sĩ quan dưới quyền: “Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta”. Ông cho rằng hai bên không còn là kẻ thù, và cách tốt đẹp nhất để bày tỏ niềm vui của miền Bắc là không vui mừng trước thất bại của miền Nam.

Tất cả hàng ngũ quân miền Bắc khi đón tiếp quân bại trận miền Nam thì thay vì khinh bỉ hay kiêu ngạo, lại đều nghiêm chỉnh giơ tay chào kiểu nhà binh, dùng nghi lê quân sự trang nghiêm để bày tỏ sự kính trọng. Không có kèn thắng trận, không có tiếng trống, tiếng hô, tiếng reo hò mừng chiến thắng, không một lời nói hay tiếng xì xầm…

Noi chien My 01
Cảnh chôn cất những người lính chết trận trong nội chiến Mỹ. (Tranh: Frank Leslie, Wikipedia, Public Domain)

Một ngày đông năm 1910, một ông cụ 83 tuổi rời bỏ trang viên rộng lớn đi lang thang, dành những giờ cuối của cuộc đời mình để nói với những con người xa lạ tại một bến tàu về tình yêu, rồi ra đi… Ông chính là nhà văn Nga vĩ đại Leo Tolstoy. Trong đám tang của ông, dù cảnh sát cố gắng hạn chế người đến viếng, nhưng hàng nghìn người dân dã xếp hàng đưa tiễn ông, vì “một con người cao quý” đã mất. Nhiều năm sau, nhà văn nổi tiếng người Áo Stefan Zweig đã đánh giá về Tolstoy: “Kết thúc cuộc đời như thế chính là sự vĩ đại của ông ấy…”

Ai có thể giữ vững sự cao quý trong sâu thẳm tâm linh mình?
Leo Tolstoy. (Ảnh: Sergei Prokudin-Gorskii, Wikipedia, Public Domain)

Nhà triết học nổi tiếng phương Tây thời cận đại, Baruch de Spinoza từng nói rằng: “Một người được xưng là trí thức chân chính thì linh hồn của họ sẽ không thể bị kích động. Hơn nữa họ còn thuận theo tự nhiên bất biến và tự biết chính mình, biết Thần và vạn vật trong vũ trụ. Người ấy sẽ không chỉ dừng lại ở sự tồn tại mà còn có sự thỏa mãn về tâm linh.”

Nếu một người muốn bảo trì, giữ vững phẩm đức cao thượng của mình, người ấy nhất định phải bảo trì sự lương thiện và chất phác trong thế giới trần tục đầy các loại cám dỗ. Một người khi đối mặt với áp lực lớn từ bên ngoài mà có thể thủ vững chủ kiến và nguyên tắc làm người của mình thì mới có thể sống đúng với tự ngã chân chính của người ấy. Một người có thể giữ vững sự cao quý trong tâm linh thì mới thực sự là có trách nhiệm với sinh mệnh của chính bản thân mình.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video: