Tác phẩm Tây Du Ký, một trong những danh tác bất hủ trong nền văn hóa Thần truyền Trung Hoa, không chỉ chiếm được yêu thích say mê của đọc giả mọi lứa tuổi hàng bao nhiêu thế hệ, mà cũng ẩn chứa trong đó đạo lý tu luyện khiến người ta không ngừng tán thán khâm phục không thôi.

Tìm lại đạo lý tu luyện mà người xưa lưu lại trong văn hóa truyền thống ấy, đó cũng là trân trọng cái tốt đẹp cái nhân văn của các thế hệ tiền bối, ôn cố tri tân, mang cái tâm cầu thị hướng tới cái đẹp mà nỗ lực vậy.

Loạt seri các bài viết “Đạo lý tu luyện trong Tây Du Ký” này là nhận thức chủ quan của người viết, có gì chưa thấu tình đạt lý, mong đọc giả lượng thứ.

Vo so cau khi tu luyen

Vô sở cầu

Làm gì đó mà không xuất phát từ tâm truy cầu. Không vì danh lợi mà làm. Không vì ái hận mà làm. Không vì lợi ích dẫn dụ hay khó khăn thúc ép mà làm. Ấy là vô sở cầu.

Nếu đã không có gì truy cầu, không có gì theo đuổi, thế thì phải chăng sẽ không có động lực để làm chi cả? Sẽ ngồi không đó thôi? Không phải thế. Khi không còn tâm truy cầu, thì bản tính người ta hiển lộ. Người ấy làm việc gì, thì ấy là do bản tính của mình dẫn dắt. Nói cách khác, khi ấy lựa chọn làm việc gì thì đó là phản ánh chân tâm người ta muốn thế, chứ không phải vì uy bức lợi dụ hay vì danh lợi hoặc yêu ghét mà làm thế.

Vậy, nói vô sở cầu khi phát tâm tu luyện, tức là nói rằng phát tâm tu luyện đúng cách phải là phát tâm tu luyện mà không vì bất kỳ truy cầu điều gì. Là có ý như thế.

Tôn Ngộ Không tham gia nhóm thỉnh kinh thế nào?

Mỹ Hầu Vương 02

Trong tác phẩm Tây Du Ký, hồi 8 kể rằng, lúc đó Bồ tát Quán Âm khuyến thiện, qua núi Ngũ Hành Sơn, nơi Tôn Ngộ Không bị đè, và khuyên rằng nếu Tôn Ngộ Không đồng ý phò tá Đường Tăng thì sẽ được giải thoát khỏi nạn núi đè.

Tôn Ngộ Không đồng ý.

Vậy thử hỏi, lúc đó Tôn Ngộ Không đồng ý là vì thật tâm cho rằng đi tu Phật là tốt, vì chân tâm muốn đi tu, hay là vì muốn thoát khỏi bị núi đè? Rất khó xác định.

Hồi 14 kể rằng, sau khi Tôn Ngộ Không đánh chết sáu tên cướp, Đường Tăng tức giận la mắng mãi, vì tu luyện là không được sát sinh. Thế là Tôn Ngộ Không bỏ đi, và sau khi nói chuyện với Long Vương, mới quyết định trở lại tiếp tục phò tá Đường Tăng.

Cùng một quyết định, nhưng tình hình là khác rồi. Khi này không còn nhân tố ngoại lai ép buộc nữa. Lời của Long Vương bất quá chỉ là một lời khuyên, không phải lời hứa hẹn sẽ cho cái gì tốt. Cái quyết định lần này là đã phản ánh rằng chính tự bản thân Tôn Ngộ Không là muốn phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh, biểu hiện ý là thật tâm muốn đi tu theo nhà Phật.

Khi ấy, và chỉ khi ấy, thì mới được tính là phát tâm tu luyện một cách đúng cách.

>> Nhân loại và văn hóa tu luyện

Vòng kim cô

Phật Như Lai giao cho Bồ tát Quán Âm vòng kim cô và thần chú điều khiển vòng này, mục đích là để dùng trong các việc liên quan đến công tác hồng truyền Phật Pháp: Đưa Pháp đến phương Đông.

Có một chi tiết thế này. Bồ tát Quán Âm trao cho Đường Tăng vòng kim cô để giúp Đường Tăng có thể đưa con khỉ vào khuôn khổ. Nhưng mà Bồ tát không đưa sớm, không đưa muộn, mà đưa vào đúng thời điểm mà Tôn Ngộ Không sau khi bỏ đi và trước khi từ Long Vương trở về. Tức là đúng thời điểm phát tâm tu luyện một cách đúng cách như nói trên.

Bồ Tát Quán Âm trên đài sen

Tự bản thân Đường Tăng là không thể nào quản được Tôn Ngộ Không. Điều này hiển nhiên ban đầu Đường Tăng không nhận ra. Đồng dạng, hiển nhiên ban đầu Tôn Ngộ Không cũng không suy nghĩ các việc theo chiều hướng này.

Nhưng mà Bồ tát Quán Âm thì thực ra đã nhìn ra vấn đề ấy từ lâu. Đường Tăng chân yếu tay mềm, nhiều lúc gặp yêu quái thì run cầm cập thậm chí còn than thở khóc lóc không thôi. Còn Tôn Ngộ Không là ai? Là Tề Thiên Đại Thánh đánh nhau khắp nơi, từ Địa Phủ đến Thiên Đình, từ yêu quái các nơi cho đến long cung.

Ai đó khác có thể không biết, nhưng Bồ tát Quán Âm thì nhất định biết, và biết quá rõ ràng, rằng sau khi Tôn Ngộ Không bái nhập vào làm đồ đệ của Đường Tăng, thì chuyện ấy nhất định sẽ xảy ra: Đường Tăng sẽ bó tay không sao quản lý nổi đồ đệ này.

Nhưng tại sao chỉ đúng đến lúc đó thì mới đưa vòng kim cô cho Đường Tăng? Nếu Bồ tát đã biết trước sẽ xảy ra như thế, thì sao không đưa trước luôn đi?

Vòng kim cô tuy là Bồ tát đưa cho, nhưng vòng này là do Phật Như Lai làm ra. Đường Tăng có thể hiểu rằng vòng kim cô ấy là để giúp ông ta dạy bảo đồ đệ của mình, nhưng mà, nhìn từ góc độ khác, việc chụp vòng kim cô lên đầu Tôn Ngộ Không là còn mang ý nghĩa khác:

Nhà Phật lúc này mới chính thức quản Tôn Ngộ Không, chính thức quản lý dạy bảo Tôn Ngộ Không như một đồ đệ của môn phái mình.

Khi Tôn Ngộ Không thoát Ngũ Hành Sơn (lúc đó đã đổi tên thành Lưỡng Giới Sơn), và bái lạy Đường Tăng (biểu hiện cho việc bái sư) thì vẫn chưa đâu. Khi Tôn Ngộ Không nhận y phục từ Đường Tăng (biểu hiện cho việc quy y) thì vẫn chưa đâu. Mà chỉ khi Tôn Ngộ Không chân tâm cầu Phật, thì lúc ấy mới thật sự được tính là đã phát tâm tu luyện.

Không vì cái lợi dẫn dụ, không vì khó nạn thúc ép, không vì tâm truy cầu nào hết, thì ấy mới là chân tâm, là bản tính muốn như thế. Khi ấy Phật Như Lai mới quản. Đạo lý là như thế.

Bái sư rồi, quy y rồi thì bắt đầu được nhận rồi chăng? Phật sẽ quản như một người tu chăng? E rằng không phải thế đâu.

Tên của sáu kẻ cướp

Nhãn Khán Hỉ, Nhĩ Thính Nộ, Tỵ Khứu Ái, Thiệt Thường Tư, Thân Bổn Ưu, Ý Kiến Dục: Đây là ngụ ý về thất tình lục dục của người ta (mắt thấy mà vui, tai nghe mà giận, v.v.), sáu cái “dục” liên quan đến sáu giác quan, và bảy cái “tình” yêu ghét giận mừng gì đó.

Sáu kẻ cướp chết rồi, thất tình lục dục phai nhạt rồi, thì cái bản tính của người ta mới dễ dàng lộ rõ ra được. Phải chăng là đạo lý này?

Vô sở cầu trong phát tâm tu luyện

Ban đầu một người vì lý do nào đó, như vì muốn chữa bệnh, vì muốn có sức khỏe, vì muốn có tri thức, v.v. mà đến với tu luyện. Cá nhân người đó cho rằng mình đã phát tâm tu luyện rồi.

Nhưng đó là có truy cầu mà phát tâm. Vẫn chưa đúng cách.

Chỉ sau một giai đoạn tìm hiểu, nhận ra vấn đề, thất tình lục dục phai nhạt đi, không vì danh lợi dẫn dụ, không vì khó khăn trong đời thúc ép, mà là tự chân tâm muốn tu luyện, thì chỉ đến lúc đó mới thật sự được tính.

Ví như có người nói: Chữa khỏi cho tôi bệnh này thì tôi sẽ tu luyện. Hoặc nói: Bao giờ mẹ tôi khỏi bệnh này thì tôi sẽ tu luyện. Thế có được không? Không được! Như thế khác gì đặt điều kiện cho việc tu luyện của mình đâu.

Ví như có người nói: Từ khi tôi tu luyện môn này thì bệnh tật hết cả rồi, các bạn cũng tu luyện môn này để được lợi ích sức khỏe giống tôi đi. Điều ấy nói lên điều gì? Nói lên rằng chính người đó chưa hề phát tâm tu luyện một cách đúng cách, và đang dẫn dắt người khác theo cái không đúng đó của mình. Một người đã hiểu rằng chỉ có vô sở cầu mới được tính, thế thì người đó sẽ dùng uy bức lợi dụ để giới thiệu người khác vào tu luyện chăng?

Ví như có người nói: Tu luyện môn này là tu tâm tính, thăng hoa về tâm linh, sẽ có sức khỏe, và hiệu quả sức khỏe đó là hiệu quả đi kèm. Thế điều ấy nói lên ý gì? Nói lên rằng có thể người ta nghe rồi sẽ vào học môn này và đạt sức khỏe. Trong đó sẽ có những người chú trọng vào tâm tính, và cuối cùng sẽ thành người tu luyện chân chính. Đây là cách hồng Pháp, một cách hợp lý hơn khi giới thiệu về tu luyện.

Ngoài lề: Trong Tây Du Ký, có đoạn kể về Tôn Ngộ Không đến học Đạo ở Bồ Đề Tổ Sư. Đó có phải tu luyện chăng? Có phải tu tâm chăng? Học được bản sự 72 phép biến hóa thì có. Học được bản sự cân đẩu vân thì có. Nhưng học xong rồi thì vẫn là cái tâm con khỉ như cũ, thích khoe khoang, vẫn thế thôi. Đó có phải là giai đoạn tu tâm thật sự không? Xin dành chia sẻ về vấn đề này cho một bài khác của loạt seri các bài này.

Thiên Đức
Tác giả gửi Trí Thức VN

Vo so cau khi tu luyenBài 1: Vô sở cầu khi phát tâm tu luyện – Đạo lý tu luyện trong Tây Du KýLàm gì đó mà không xuất phát từ tâm truy cầu. Không vì danh lợi mà làm. Không vì ái hận mà làm. Không vì lợi ích dẫn dụ hay khó khăn thúc ép mà làm. Ấy là vô sở cầu.
Tinh menh song tuBài 2: Tính mệnh song tu – Đạo lý tu luyện trong Tây Du KýTrong giới tu luyện có cụm từ “tính mệnh song tu”, đó là gì?
PHAN BON QUY CHANBài 3: Phản bổn quy chân – Đạo lý tu luyện trong Tây Du Ký
Có lẽ chỗ hay nhất ở Tây Du Ký là miêu tả quá trình hoàn thiện của một sinh mệnh nguyên thủy.
chinh va ta tay du kyBài 4: Ngộ tính – Đạo lý tu luyện trong Tây Du Ký
Cùng theo một thầy học Đạo, cùng đi một chặng đường tu, nhưng mà, thành quả mỗi người một khác. Điều đầu tiên làm nên khác biệt ấy chính là: NGỘ TÍNH.
chinh va ta tay du kyBài 5: Chính và tà – Đạo lý tu luyện trong Tây Du Ký
Trong Tây Du Ký, cũng như trong văn hóa Thần truyền, đều có nhận thức “chính và tà”. Từ góc độ tu luyện, thì thế nào là chính phái hay tà phái, căn cứ vào đâu mà xác định? Hãy thử xét qua các diễn biến khái quát trong truyện.
Tu luyen la tu nguyenBài 6: Tu luyện là tự nguyện – Đạo lý tu luyện trong Tây Du Ký
Tại sao Bát giới thích xả giới? Hòa thượng thích hoàn tục? Vì họ là tu luyện mà không tự nguyện! Tu luyện vốn dĩ phải là tự nguyện thì mới có ý nghĩa!