Tuyên ngôn Đảng Cộng sản kêu gọi tiêu diệt gia đình, giáo hội và quốc gia. Có thể thấy rõ rằng tiêu diệt và lật đổ tôn giáo là một trong những mục tiêu chủ yếu của chủ nghĩa cộng sản. Trong kỳ trước, chúng ta đã đề cập đến việc chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào tôn giáo phương Tây ra sao. Còn ở phương Đông, tình huống tại những nơi mà nó nắm quyền tất nhiên là sẽ bi thảm hơn thế.

Mục lục:

  • Đảng Cộng sản Liên Xô: Cuộc tấn công bạo lực vào đức tin
  • Đảng Cộng sản Trung Quốc: Hủy hoại tôn giáo một cách hệ thống và toàn diện
  • Chủ nghĩa cộng sản không phải là triết học

Đảng Cộng sản Liên Xô: Cuộc tấn công bạo lực vào đức tin

Sau khi chiếm đoạt chính quyền vào năm 1917, Lenin đã có điều kiện sử dụng bộ máy chính quyền để đàn áp, tấn công bạo lực các tôn giáo chính thống, tín ngưỡng chân chính nhằm khiến thế nhân ly khai khỏi Thần.

Năm 1919, Lenin dùng cớ cấm tuyên truyền các tư tưởng cũ để bắt đầu tiến hành bao vây, tiêu diệt tôn giáo trên quy mô lớn. Năm 1922, Lenin thông qua “nghị quyết mật yêu cầu kiên quyết, không nương tay, không bỏ sót, và trong thời gian ngắn nhất” phải hoàn thành cướp đoạt vật phẩm quý, nhất là ở những tu viện, nhà thờ, và chùa chiền giàu có nhất. Ông ta tuyên bố: “Cần nhân cơ hội này mà tiêu diệt hết các nhân vật đại diện thuộc giới tu sỹ phản động và giai cấp tư sản phản động, càng nhiều càng tốt. Hiện tại chính là thời điểm giáo huấn đám người này, khiến họ trong vòng vài chục năm, đến phản kháng cũng không dám nghĩ đến.” [1]

Chỉ trong một thời gian ngắn, rất nhiều tài sản ở nhà thờ đã bị cướp đoạt, nhà thờ và tu viện bị đóng cửa, hàng loạt tu sỹ bị bắt giữ, mấy nghìn tu sỹ của Chính Thống giáo bị xử tử.

Sau khi Lenin chết, Stalin tiếp tục theo đuổi kế hoạch này; vào những năm 1930, bắt đầu cuộc thanh lọc lớn cực kỳ tàn khốc, ngoài đảng viên Đảng Cộng sản ra, phần tử trí thức và giới tôn giáo đều bị thanh lọc. Stalin từng tuyên bố trên toàn quốc rằng cần thực thi “kế hoạch năm năm vô thần luận”, khi hoàn thành kế hoạch này, nhà thờ cuối cùng sẽ bị đóng cửa, linh mục cuối cùng sẽ bị tiêu diệt, Liên Xô sẽ biến thành “vùng đất màu mỡ cho vô thần luận của chủ nghĩa cộng sản”, người ta sẽ không tìm thấy một vết tích nào của tôn giáo nữa.

Theo ước tính sơ bộ, trong cuộc vận động đại thanh lọc, có đến 42.000 linh mục bị bức hại đến chết. Đến năm 1939, toàn Liên Xô chỉ còn hơn 100 Nhà thờ Chính Thống giáo còn mở cửa, trong khi trước khi Xô Viết nắm quyền có đến hơn 40.400 nhà thờ. Nhà thờ và tu viện Chính Thống giáo ở Liên Xô bị đóng cửa đến 98%. Các Nhà thờ Công giáo cũng bị tiêu diệt. Trong thời gian này, còn có nhiều phần tử tri thức và tinh anh văn hóa bị đưa vào trại tập trung Gulag hoặc bị bắn chết.

Trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai, nhằm lợi dụng tài chính và sức người của nhà thờ để chiến tranh với Đức, Stalin đã giả vờ ngừng bức hại các nhà thờ Chính Thống giáo và Công giáo, khiến người ta tưởng ông ta sẽ khôi phục lại các tôn giáo này. Nhưng mục đích sau lưng là nhằm khống chế chặt Chính Thống giáo và Công giáo sau khi khôi phục làm công cụ để phá hoại các tôn giáo truyền thống. Dẫu sao, việc làm của Stalin là miễn cưỡng trong thời điểm phải để tâm đến cuộc chiến ở bên ngoài Liên Xô.

Vào năm 1961, Alexy II của Liên Xô cũ được bổ nhiệm làm giám mục của Nhà thờ Chính Thống giáo, đến năm 1964 lại trở thành tổng giám mục, và năm 1990, trước khi Liên Xô giải thể, đã trở thành Giáo chủ của Moscow. Sau khi sụp đổ, Liên Xô đột nhiên công bố một số hồ sơ lưu trữ của KGB cho thấy Alexy II đã làm việc cho KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia, cơ quan mật vụ của Liên Xô).

Sau đó, Alexy II thú nhận rằng ông đã thỏa hiệp và là điệp viên của Liên Xô. Ông công khai hối lỗi:

“Để bảo hộ cái này thì đành phải từ bỏ những thứ khác. Có tổ chức hay người nào trong những người phải chịu trách nhiệm không chỉ cho bản thân mà cho cả hàng ngàn sinh mạng khác trong những năm tháng ấy ở Liên Xô mà không bị bức ép hành động như thế? Nhưng trước những người ấy, những người phải chịu thống khổ trong những năm ấy vì sự thỏa hiệp, im lặng, vô lực phản kháng, hoặc là buộc phải tỏ vẻ trung thành vì người đứng đầu giáo hội cho phép, trước những người này, và không chỉ trước Chúa, tôi thỉnh cầu được tha thứ, thấu hiểu và cầu nguyện.” [2]

Mặc dù Kitô giáo nói nhiều đến sự tha thứ, và người ta có thể tha thứ cho Alexy II, nhưng không phải ai cũng có thể suy nghĩ sâu hơn, rằng Liên Xô đã khiến cho Chính Thống giáo trở thành một “cái xác không hồn”. Dưới sự thao túng của chủ nghĩa cộng sản, tôn giáo tại Liên Xô kỳ thực đã bị biến thành công cụ tẩy não và lừa người.

Đảng Cộng sản Trung Quốc: Hủy hoại tôn giáo một cách hệ thống và toàn diện

Liên Xô đã lựa chọn cách tấn công bạo lực vào tôn giáo là phương thức chính để thực thi chủ nghĩa cộng sản vô Thần, và bởi vì các nguyên nhân bên ngoài, nó chưa thể thực sự ký sinh vào tôn giáo một cách toàn diện. Nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại có thời gian để làm việc đó trong thời bình. Nó thực thi một kế hoạch mang tính hủy diệt triệt để và hệ thống hơn nữa, thông qua không chỉ một cuộc vận động.

Trung Quốc có một hiện tượng đặc thù: Khác với các khu vực khác có xung đột tôn giáo liên miên, ở Trung Quốc, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo cho tới tôn giáo phương Tây đều có những khoảng thời gian cùng tồn tại hòa bình. Những tín ngưỡng này đã tạo nên nền tảng cực kỳ vững chắc cho văn hóa Trung Hoa truyền thống.

Qua hàng nghìn năm, tín ngưỡng thực chất đã dung nhập vào cuộc sống của người Trung Quốc một cách đặc biệt sâu sắc, thậm chí với trường hợp Nho giáo là trở thành quan niệm của xã hội. Do đó, tôn giáo và tín ngưỡng tại đây cũng trở thành mục tiêu mà tà linh cộng sản tìm trăm phương ngàn kế để phá hoại.

Bởi vì chỉ dựa vào lừa dối, dụ dỗ và bạo lực đơn thuần thì căn bản không thể thủ tiêu tín ngưỡng tại đây, nên ĐCSTQ đã phải thực thi hàng thập kỷ vận động chính trị không ngừng, bắt đầu từ tàn sát bạo lực đến phá hoại tinh hoa tôn giáo, bức hại phần tử trí thức, lại từ phương diện văn vật (như kiến trúc, đền chùa, di tích văn hóa, tranh cổ, thư pháp, cổ vật, v.v.) mà phá hủy văn hóa truyền thống Trung Hoa, cắt đứt liên hệ giữa người và Thần, nhằm đạt mục tiêu hủy diệt văn hóa truyền thống, tiến tới nắm vững tư tưởng và ý thức của con người.

Trong khi hủy hoại văn hóa truyền thống, chủ nghĩa cộng sản tại đây cũng đồng thời kiến lập một cách có hệ thống “văn hóa đảng” tà ác, và dùng nó để bồi dưỡng, huấn luyện những người thế gian chưa bị giết chết, biến họ thành công cụ phá hoại văn hóa truyền thống, sát hại người khác.

Để tấn công vào tôn giáo, việc đầu tiên ĐCSTQ làm là tấn công những người có sứ mệnh thừa truyền văn hóa. Tầng lớp thân sỹ, địa chủ ở nông thôn và tầng lớp thương nhân, sỹ phu ở thành thị Trung Quốc là tinh anh của văn hóa truyền thống. Vào thời gian đầu mới nắm chính quyền, năm 1949, ĐCSTQ đã sử dụng hàng loạt cuộc vận động như “cải cách ruộng đất”, “trấn phản” (trấn áp phần tử phản cách mạng), “tam phản”, “ngũ phản” ở nông thôn để thảm sát địa chủ, thân hào nông thôn, giết tư bản ở thành thị, đồng thời tạo ra khủng bố, cướp sạch của cải xã hội, và hủy diệt tầng lớp tinh anh chân chính này.

Đồng thời, thông qua “cải tổ” các trường đại học và cao đẳng mà tiến hành vận động “cải tạo tư tưởng” các học giả, nhồi nhét chủ nghĩa duy vật, vô thần luận và thuyết tiến hóa, ĐCSTQ đã tẩy não một thế hệ học sinh, sinh viên mới một cách có hệ thống, tiêm nhiễm vào họ sự kỳ thị đối với tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa truyền thống. Hơn nữa, thông qua cuộc vận động “Phản cánh hữu” vào những năm 1950, toàn bộ phần tử tri thức không nghe theo đều bị tống vào trại lao động cải tạo, bị đẩy xuống tầng đáy của xã hội, khiến cho nhiều sỹ phu từng có tiếng nói và chủ đạo dư luận xã hội trước đây trở thành đối tượng bị khinh bỉ, chế giễu.

Cùng với sự tiêu diệt tinh anh văn hóa, ĐCSTQ đã cắt đứt quá trình truyền thừa văn hóa truyền thống Trung Hoa đã kéo dài không dứt qua từng thế hệ. Những thế hệ trẻ sau này cũng không còn được dạy dỗ, giao tiếp, nuôi dưỡng trong môi trường giáo dục gia đình, trường học, xã hội, làng xóm, và đã biến thành một thế hệ không có văn hóa truyền thống.

Song song với việc tiêu diệt khả năng truyền thừa văn hóa, ĐCSTQ thực hiện một cuộc tấn công bạo lực vào tôn giáo giống như Liên Xô. Sau năm 1949, ĐCSTQ liền bắt tay triển khai cuộc bức hại tôn giáo trên diện rộng và cấm chỉ các cuộc tụ họp tôn giáo. ĐCSTQ đã thiêu hủy một lượng lớn Thánh Kinh và kinh thư của rất nhiều giáo phái khác, còn yêu cầu trừng phạt hà khắc các tín đồ Cơ Đốc giáo, Công giáo, Đạo giáo, Phật giáo, v.v.. Còn bắt họ ra chính quyền đăng ký và hối lỗi; nếu không đăng ký kịp thời, một khi bị tra rõ, nhất định sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.

Năm 1951, ĐCSTQ còn công khai tuyên bố, những người tiếp tục tụ họp tôn giáo sẽ bị xử tử hoặc bỏ tù chung thân. Một số lượng lớn hòa thượng bị đuổi ra khỏi chùa, phải hoàn tục và lao động sản xuất. Đa số tín đồ Công giáo và linh mục phương Tây ở Trung Quốc bị tống vào ngục tối và bị tra tấn dã man. Linh mục người Trung Quốc cũng bị bỏ tù, một số lượng lớn tín đồ bị xử tử hoặc bị đưa đi lao động cải tạo. Các linh mục và tín đồ Cơ Đốc giáo cũng chịu chung số phận.

Sau năm 1949, hơn 5.000 giám mục và linh mục Công giáo người Trung Quốc hoặc bị bỏ tù hoặc bị giết, cuối cùng chỉ còn lại vài trăm người. Một bộ phận linh mục người nước ngoài ở Trung Quốc bị giết, bộ phận còn lại thì bị trục xuất khỏi Trung Quốc. Hơn 11.000 tín đồ Công giáo bị giết. Vô số tín đồ bị bắt giữ tùy tiện hoặc bị phạt tiền với mức cắt cổ. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ trong mấy năm đầu ĐCSTQ xây dựng chính quyền, đã có gần 3 triệu tín đồ tôn giáo và thành viên của các giáo hội đã bị bắt giữ hoặc sát hại.

Trong khi đó, ĐCSTQ còn thao túng tôn giáo mãnh liệt hơn Đảng Cộng sản Liên Xô. Thay vì cài đặc vụ và gây sức ép là chủ yếu, ĐCSTQ trực tiếp thành lập nhiều cơ quan quản lý như “Hiệp hội Đạo giáo Trung Quốc”, “Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc”, “Hội Công giáo Yêu nước”, v.v.. Tất cả các hiệp hội tôn giáo đều phải chiểu theo ý chí của Đảng mà tiến hành khống chế và cải tạo tư tưởng các tín đồ, đồng thời lợi dụng các hiệp hội này để làm những việc mà ĐCSTQ không thể dùng bạo lực để làm được, như gây mâu thuẫn và làm bại hoại các tôn giáo chính thống từ trong nội bộ.

Sau khi chặt đứt sự truyền thừa, cắm rễ ký sinh vào tôn giáo, thì năm 1966, ĐCSTQ phát động một phong trào nhằm phá hoại di sản văn hóa truyền thống trên quy mô lớn, chính là Đại Cách mạng Văn hóa. Lợi dụng học sinh, sinh viên đã bị tẩy não, ĐCSTQ kích động tâm lý nổi loạn và phản kháng của người vị thành niên, và dùng chiến dịch “Phá tứ cựu” (phá trừ tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, tập quán cũ) mà đẩy nền văn hóa Trung Hoa rơi vào hạo kiếp toàn diện từ vật chất đến tinh thần.

Sau Cách mạng Văn hóa, “Phá tứ cựu” đã thiêu hủy toàn Trung Hoa đại địa. Chùa chiền, đạo quán, tượng Phật, thư họa, đồ cổ và danh lam thắng cảnh cổ đã bị hủy hoại hầu như không còn gì. Tinh hoa văn hóa Trung Hoa trải qua tích lũy truyền thừa mấy nghìn năm, một khi bị hủy diệt thì không cách nào khôi phục như cũ.

Trước Cách mạng Văn hóa, Bắc Kinh còn có hơn 500 tòa cổ miếu và đền chùa. Vài nghìn thị trấn ở Trung Quốc, mỗi một thị trấn đều có tường thành, miếu thờ, đền chùa. Di tích văn hóa đều có thể thấy khắp nơi. Đào đất một thước, có thể thấy di tích cận đại, đào đất hai thước, ba thước, hai chục thước, di tích của các thời kỳ nhiều vô số kể. Nhưng trong Đại Cách mạng Văn hóa, những di tích này hầu như đều bị hủy.

Tất cả các tôn giáo đều không thoát khỏi kiếp nạn này. Lão Tử bị phê phán là đạo đức giả, Đạo Đức Kinh bị gọi là “mê tín phong kiến”. Khổng Tử bị quật mộ, cổ thư Nho giáo, hàng nghìn bia đá lịch sử bị phá hủy. Phật giáo cũng thế, đến năm 1976, vùng Tây Tạng, nguyên có 2.700 ngôi chùa, chỉ còn lại 8 ngôi chùa, trong đó, chùa Đại Chiêu được xây dựng hơn 1.300 năm trước vào thời đại nhà Đường và là ngôi chùa quan trọng nhất của Tây Tạng cũng bị cướp bóc và phá hoại.

Văn hóa truyền thống, quan niệm đạo đức, tín ngưỡng tu luyện mấy nghìn năm của Trung Hoa chỉ trong mấy chục năm ngắn ngủi đã bị ĐCSTQ hủy hoại gần như không còn dấu tích. Vì thế mà thế nhân không còn tín Thần, rời xa Thần, tinh thần trống rỗng, đạo đức bại hoại. Xã hội vì thế mà suy đồi.

Ngày nay, khi ĐCSTQ đã cắm được những cái rễ ký sinh bền chắc vào tôn giáo, thì tôn giáo bất quá chỉ còn là chỗ để ma quỷ thao túng, kiếm tiền, tuyên truyền cái gọi là Phật giáo vô Thần, Đạo giáo vô Thần… mà thôi. Trong khi đó, ĐCSTQ vẫn duy trì sự đàn áp đối với những cá nhân có tín ngưỡng mạnh mẽ. Các tín đồ Kitô giáo không đăng ký với chính quyền, các tín đồ Phật giáo Tây Tạng, những người tập Pháp Luân Công đều là đối tượng bị đàn áp. Chỉ cần xã hội có xu hướng dịch chuyển về tín ngưỡng truyền thống thì ĐCSTQ sẽ lập tức dùng đủ loại biện pháp để chặt đứt xu hướng này, mà cuộc đàn áp hơn 70 triệu người tập Pháp Luân Công là một ví dụ sâu sắc nhất.

Chủ nghĩa cộng sản không phải là triết học

Ngày nay, còn có rất nhiều cá nhân tự nhận là bản thân thích triết học, cho rằng bản thân đứng ở lập trường khách quan mà tìm ra những cái gọi là “ưu điểm” của chủ nghĩa cộng sản. Thật ra những học giả cứ xoay quanh chủ nghĩa cộng sản của Karl Marx mà nghiên cứu, mà trích ra những điều họ “cảm thấy đúng”, kỳ thực còn không sáng suốt bằng một người bình thường. Hơn nữa, nếu tìm hiểu sâu hơn về Karl Marx, người ta sẽ biết rằng ông ta không hề vô Thần một chút nào cả.

Karl Marx từ chỗ tín Chúa đến trở thành tín đồ của ma quỷ, bản thân hiểu rõ rằng Thần và ma là có tồn tại, cũng hiểu rất rõ rằng giáo nghĩa ma quỷ quá trần trụi, rất khó được con người, đặc biệt là những người có tín ngưỡng, tiếp nhận. Do đó, ngay lúc bắt đầu, ông ta đã tuyên dương vô thần luận, tuyên bố “tôn giáo là thuốc phiện tinh thần của con người”, “chủ nghĩa cộng sản bắt đầu khi chủ nghĩa vô thần bắt đầu”, v.v. [3] (Xem bài: Chuyện ít biết về tín ngưỡng của Karl Marx)

Con người có thể không tin có ma quỷ tồn tại, nhưng chỉ cần con người không còn tin Thần, ma quỷ tự nhiên sẽ có thể xâm nhập và chiếm cứ tâm hồn của con người, cuối cùng kéo con người xuống địa ngục. Đây là nguyên nhân tà đảng cộng sản các nơi hát vang:

Từ trước đến nay không hề có Đấng Cứu Thế,
Cũng không dựa vào thần tiên, hoàng đế.
Để tạo ra hạnh phúc cho nhân loại,
Chúng ta phải hoàn toàn dựa vào bản thân!

“Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” mở đầu bằng câu: “Một bóng ma đang ám ảnh Châu Âu, bóng ma của chủ nghĩa cộng sản.” Việc dùng từ “bóng ma” tuyệt đối không phải là cảm hứng nhất thời của Karl Marx. Chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn không phải là một loại trào lưu tư tưởng, học thuyết, hay một thử nghiệm thất bại nhằm tìm ra lối thoát cho các vấn đề của nhân loại. Mà nó là ma quỷ!

Có thể những người ở các quốc gia cộng sản đều biết, nghi lễ gia nhập Đảng hay các tổ chức của nó bao gồm những gì? Những thành viên tương lai giơ tay phải lên và thề cống hiến cuộc đời của mình để “chiến đấu cho lý tưởng cộng sản”, “sẵn sàng hy sinh mọi thứ cho Đảng” “không bao giờ phản bội Đảng”. Người ta thường không nghĩ quá nhiều về những lời này, vì họ đã thấy hay nghe những lời này lặp đi lặp lại quá nhiều, là một phần của sự tuyên truyền tẩy não mà họ bị chôn vùi vào trong suốt những năm tháng cuộc đời. Nhưng mà có một nghịch lý cần chỉ ra: Đảng Cộng sản vốn là vô thần, lại càng vô pháp vô thiên, cớ gì mà nó lại dùng lời thề để trói buộc con người như vậy chứ? Theo duy vật luận, thì lời thề là duy tâm, chẳng có ý nghĩa gì cả.

Kỳ thực bên cạnh việc xóa bỏ Thần linh chân chính trong tâm trí người dân, Đảng Cộng sản lại tạo ra một bộ những thứ đối ứng của riêng Đảng và bắt người dân phụng thờ. Tôn giáo có nhà thờ, chủ nghĩa cộng sản có các cấp ủy đảng. Tôn giáo có giáo lý, chủ nghĩa cộng sản có lý luận cộng sản các đời. Tôn giáo có lễ quy y, chủ nghĩa cộng sản có lễ tuyên thệ trung thành phụng hiến cho Đảng. Tôn giáo có linh mục, chủ nghĩa cộng sản có bí thư Đảng. Tôn giáo có Thần, Phật, chủ nghĩa cộng sản có Marx, có Mao… Tôn giáo có kinh sách, chủ nghĩa cộng sản có học tập thấm nhuần chỉ đạo. Tôn giáo có nghi lễ, chủ nghĩa cộng sản có nhảy “điệu trung thành” “xin ý kiến chỉ đạo của đảng vào buổi sáng và báo cáo với đảng vào buổi tối”

Như vậy thì chủ nghĩa cộng sản kỳ thực không phải là một lý luận bình thường, mà nó chính xác là một “tà giáo”. Đằng sau một thứ như vậy thì chắc chắn là ma quỷ.

Ma quỷ cộng sản quỷ kế đa đoan, thiên biến vạn hóa, có lúc dựa vào bạo lực núi thây biển máu để khủng bố, uy hiếp những người không tin theo nó; có lúc lấy khẩu hiệu “khoa học”, “tiến bộ” và viễn cảnh tương lai tốt đẹp mà nó vẽ ra để lừa những người đi theo nó; có lúc dựa vào sự ngụy trang học vấn cao thâm để khiến người ta cho rằng nó là phương hướng phát triển của tương lai nhân loại; có lúc lại lấy khẩu hiệu “dân chủ”, “bình đẳng”, “công bằng xã hội” rót vào giáo dục, truyền thông, nghệ thuật, pháp luật và các lĩnh vực khác mà lôi kéo người ta hô hào khẩu hiệu của nó một cách vô tri vô giác; có lúc lại dùng các loại danh xưng của các đảng phái cánh tả khiến người ta bị mê hoặc như “chủ nghĩa xã hội”, “chủ nghĩa cấp tiến”, “chủ nghĩa tự do”, “chủ nghĩa Marx mới”, v.v.; có lúc lại dùng các loại cờ hiệu có vẻ chính nghĩa như “hòa bình phản chiến”, “bảo vệ môi trường”, “toàn cầu hóa”, “phải đạo chính trị”; có lúc ủng hộ “nghệ thuật tiên phong”, “giải phóng tình dục”, hợp pháp hóa ma túy, tình dục đồng tính và các loại phóng túng dục vọng của con người, khiến con người ngộ nhận là một loại trào lưu thời thượng trong xã hội.

Bản năng theo lợi tránh hại của nhân loại khiến cho con người muốn thoát khỏi khổ nạn, làm sao để nổi bật hơn người khác, làm ăn phát đạt, hoặc chỉ là vì một cuộc sống hưởng thụ v.v.. Những cách nghĩ này vốn dĩ không thể chỉ trích, nhưng nhân loại một khi rời xa Thần thì những tư tưởng này đều trở thành điểm yếu cho ma quỷ lợi dụng, kích thích và phóng đại, từ đó khiến người ta rơi vào sự khống chế của nó. Cuồng vọng nghịch Thiên phản Thần của ma quỷ cũng khiến những người bị nó khống chế phát sinh cuồng vọng đó; khi ấy, họ sẽ mưu đồ dùng quyền lực, kim tiền, tri thức để đóng vai Thượng đế, làm chủ vận mệnh của hàng triệu người khác và tác động đến tiến trình lịch sử thông qua các trào lưu trong xã hội.

*

Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng có Thần thoại, truyền thuyết cổ đại kể rằng lúc đương sơ, Thần của dân tộc ấy đã chiểu theo hình tượng của mình mà tạo ra người của dân tộc ấy như thế nào, cũng là đặt nền móng đạo đức và văn hóa, lưu lại cho người tin Thần một con đường trở về Thiên quốc. Tại phương Đông và phương Tây, có những ghi chép và truyền thuyết về Nữ Oa và Jehovah tạo ra con người.

Thần cũng căn dặn con người nhất định phải tuân theo lời răn của Thần, nếu không sẽ bị Thần phạt. Khi hiện tượng đạo đức bại hoại trên diện rộng, Thần sẽ hủy diệt con người để duy trì sự thuần tịnh của vũ trụ. Rất nhiều dân tộc trên thế giới đều có truyền thuyết về sự hủy diệt của nền văn minh, một số dân tộc còn thuật lại hết sức tỉ mỉ.

Để duy trì đạo đức của con người, có những thời kỳ, các Giác Giả hoặc nhà tiên tri hạ thế để quy chính nhân tâm, ngăn không để con người rơi vào hủy diệt, đồng thời dẫn dắt giúp nền văn minh của con người phát triển và hoàn thiện. Moses và Jesus ở phương Tây, Lão Tử ở phương Đông, Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ, hay Socrates của Hy Lạp cổ đại là những vị như thế.

Lịch sử và văn hóa của nhân loại đã giúp con người nhận thức được thế nào là Phật, Đạo, Thần, Chúa, thế nào là tín ngưỡng, thế nào là tu luyện. Các trường phái tu luyện khác nhau đều dạy con người thế nào là chính; thế nào là tà; làm sao để phân biệt thật giả, biết thiện ác, cuối cùng đợi đến thời khắc Đấng Cứu Thế (Messiah) trở lại thế gian thời mạt kiếp có thể được cứu độ và trở về Thiên quốc. Đây chính là nhận thức chung trong ký ức của nhân loại!

Đăng lại có chỉnh sửa từ loạt bài của The Epoch Times (thespecterofcommunism.com)
Nguyễn Vĩnh biên tập

Xem thêm: Tượng Phật Lư Xá Na ở hang Long Môn và huyền cơ thời mạt thế

Mời xem video:

Tài liệu tham khảo:

[1] https://www.loc.gov/exhibits/archives/ae2bkhun.html

[2] From an interview of Patriarch Alexy II, given to “Izvestia” No 137, 10 June 1991, entitled “Patriarch Alexy II: – I Take upon Myself Responsibility for All that Happened”, English translation from Nathaniel Davis, A Long Walk to Church: A Contemporary History of Russian Orthodoxy, (Oxford: Westview Press, 1995), p 89. See also History of the Russian Orthodox Church Abroad, by St. John (Maximovich) of Shanghai and San Francisco, 31 December 2007

[3] Pospielovsky, Dimitry V. 1987. History Of Marxist-Leninist Atheism And Soviet Antireligious: A History Of Soviet Atheism In Theory And Practice And The Believer. Springer. P. 80