Gần đến những là lễ tết, các gia đình thường đoàn tụ, nếu ở xa, bạn có trở về nhà quây quần bên cha mẹ không? Ngày nay có những người thà xem điện thoại một mình chứ không muốn nói vài câu với cha mẹ. Cách thực hành đạo hiếu giờ cũng thật lạ kỳ.

Trong nhóm bạn bè thỉnh thoảng lại thấy có người khoe: gửi lời thăm hỏi đến cha mẹ, sinh nhật, chuyển phát nhanh một món quà, cùng cha mẹ đi ăn tiệm đi du lịch. Nhưng ngẫm ra đôi khi thời gian cầm điện thoại thì nhiều mà thời gian thực sự ở bên cha mẹ, thật sự nói chuyện tâm tình, thì rất ít.

Dưỡng lão đã trở thành vấn đề trầm trọng mà cả gia đình và xã hội đều không muốn đối diện.

“Bách thiện hiếu vi tiên”, thực ra hiếu thuận với cha mẹ là phẩm đức cơ bản của con người. Khổng Tử nói: “Hiếu bắt đầu từ phụng dưỡng cha mẹ, rồi đến phụng sự quân vương, và cuối cùng là ở lập thân”. Câu này có cùng đạo lý với câu “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Có người chê ý tưởng này là cổ hủ mà không hiểu thực tế nó chỉ ra: Hiếu là cái gốc làm người, không có hiếu thì những đạo đức khác cũng chỉ là nói suông. Cách nhìn nhận đạo đức mỗi thời mỗi tuột dốc, nên tất phải có những tiêu chuẩn phổ quát để đo lường.

Chút suy nghĩ về chuyện người xưa thực hành đạo hiếu
(Tranh minh họa thời Tống, Bảo tàng Cố Cung Quốc gia Đài Loan, Wikipedia, Public Domain)

Có rất nhiều câu chuyện về người xưa thực hành đạo hiếu có thể làm ví dụ thực tế, chẳng hạn như chuyện Đổng Vĩnh bán thân để an táng cha. Chuyện này đã lên phim, nhưng trong phim ảnh thời hiện đại thì mang ý tứ sắc tình rất mạnh, còn chuyện xưa thì không như thế.

Đổng Vĩnh thuở nhỏ đã mồ côi mẹ, hai cha con dựa vào nhau mà sống. Đổng Vĩnh thường làm những công việc giúp người khác để mưu sinh. Khi việc nhà nông bận rộn, anh bèn khiêng người cha già yếu nhiều bệnh lên một chiếc xe một bánh, trên xe có nước và hộp cơm, sau đó đẩy xe đến dưới gốc cây ở bờ ruộng, như thế anh vừa làm ruộng vừa trông nom phụ thân ở trong xe.

Khi phụ thân qua đời, Đổng Vĩnh không có tiền để an táng, thế là anh bán chính mình, muốn đổi lấy ít tiền an táng cha. Chủ nhân mua Đổng Vĩnh thấy anh trung hậu trọng hiếu nghĩa bèn đưa cho anh rất nhiều tiền mà không nghĩ anh có thể hoàn trả nổi.

Lòng hiếu thuận của Đổng Vĩnh rất nổi tiếng vào thời đó. Trên bức tường phía sau đền họ Vũ ở Gia Tường, Sơn Đông có một bức tranh chân dung thời kỳ Đông Hán, bức tranh miêu tả “Đổng Vĩnh dùng xe chở cha”. Trải qua ngàn năm, bức tranh chân dung trên đá này đã mờ, nhìn không còn rõ nữa, nhưng vẫn còn thấy được đại ý. Năm 1821, Phùng Vân Bằng đã phục chế bức tranh này rất rõ ràng trong sách “Kim thạch sách”. Bộ tranh “Nhị thập tứ hiếu” của Cừu Anh đời Minh vẽ, một trong đó chính là bức tranh “Đổng Vĩnh bán mình an táng cha”. Hiện nay bức tranh này được cất giữ ở Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc. Có thể thấy, Đổng Vĩnh hiếu hạnh là nhân vật tồn tại thực sự.

Nguoi xua thuc hanh hieu 03
Tranh Đổng Vĩnh dùng xe chở cha, tranh chân dung trên đá thời Đông Hán, trên bức tường phía sau đền thờ họ Vũ ở Gia Tường, Sơn Đông​​.
Nguoi xua thuc hanh hieu 02
Tranh Đổng Vĩnh dùng xe chở cha, tranh chân dung trên đá ở đền thờ Võ Lương thời Đông Hán. Năm 1921 Phùng Vân Bằng phục chế trong sách “Kim thạch sách”.
Chút suy nghĩ về chuyện người xưa thực hành đạo hiếu
Tranh “Đổng Vĩnh bán mình an táng cha” trong bộ tranh “Nhị thập tứ hiếu” của Cừu Anh đời Minh, hiện lưu giữ ở Bảo tàng Cố Cung Đài Loan.

Sau khi thủ hiếu chịu tang cha 3 năm, Đổng Vĩnh liền tìm đến chủ nhân, muốn làm việc cho ông để bồi hoàn một vạn tiền. Trên đường đi, anh gặp một người con gái hiền thục xinh đẹp, cứ nhất định muốn làm vợ Đổng Vĩnh. Đổng Vĩnh bèn dẫn vợ cùng đi đến nhà chủ, chủ nhân nói: “Nếu vợ anh có thể dệt cho tôi một nghìn súc lụa mịn thì sẽ đủ hoàn trả số tiền anh đã vay mượn, hai vợ chồng anh có thể trở về nhà”.

Ban than chon cha 01
(Tranh minh họa: Utagawa Kuniyoshi, British Museum, Wikipedia, Public Domain)

Cô gái ban ngày không làm việc, đến tối khi mọi người đều nghỉ ngơi rồi, cô mới bắt đầu dệt vải, trong chớp mắt đã dệt ra lụa thượng hảo hoa văn vô cùng tươi đẹp, hơn nữa còn lấp lánh ánh sáng. Chủ nhân và Đổng Vĩnh đều vô cùng kinh ngạc. Kỳ thực cô gái là Tiên nữ hạ phàm.

Đổng Vĩnh hiếu lại có đức nên đã cảm động Trời Đất, mới có quả báo được Thần tiên trợ giúp. Tiên nữ trợ giúp Đổng Vĩnh hoàn trả nợ, khi duyên phận hết thì hôn nhân cũng lập tức kết thúc. Tiên nữ không động tâm phàm, sau khi trợ giúp người có đức chí hiếu thì bay trở về trời.

Ban than chon cha 02
(Tranh minh họa: Utagawa Sadahide, National Diet Library, Wikipedia, Public Domain)

Tương truyền triều Nguyên có một quan văn thu thập biên tập những câu chuyện đạo Hiếu kinh điển, ghi chép hoặc truyền miệng từ thời Nghiêu Thuấn đến thời Tống, rồi tập hợp thành sách. Vì câu chuyện trong mỗi thiên đều dùng thơ ngũ ngôn tuyệt cú ngâm vịnh, rất vần điệu, nên từ thời Minh Thanh đã trở thành sách ngoại khóa trong các trường tư thục, một mặt để trẻ em biết thêm chữ, một mặt cũng là để trẻ em hiểu được “đạo Hiếu” từ nhỏ. Có rất nhiều câu chuyện thực hành đạo hiếu có thể truyền cảm hứng.

Trong chuyện “Rửa bô cho mẹ” viết rằng: “Thân làm quan hiển quý, thờ mẹ rất tận tâm. Sáng tối tự rửa bô, làm con tròn bổn phận”. Thi nhân đời Bắc Tống Hoàng Đình Kiên từ nhỏ đã là người con hiếu thuận nổi tiếng, sau này làm quan lớn, vẫn kiên trì đích thân rửa bô cho mẹ. Mỹ đức hiếu hạnh của ông đã cảm hóa cả một vùng.

Hay như câu chuyện “Sữa dê cho cha mẹ” kể về Đàm Tử thời kỳ Xuân Thu. Ông là người vô cùng hiếu thuận. Cha mẹ tuổi cao, hai mắt mù, nghe người ta nói uống sữa hươu sẽ khỏi, Đàm Tử liền mượn một tấm áo da hươu, cải trang thành một con hươu rồi vào rừng sâu, ngày ngày ở lẫn vào bầy hươu để lấy sữa hươu. Thợ săn thấy “con hươu” không động đậy, rút tên ra định bắn, Đàm Tử cuống quýt đứng thẳng người lên, bỏ tấm da hươu ra và lớn tiếng kể lại sự tình với những người thợ săn, mới thoát khỏi nguy hiểm bị tên bắn chết. Những thợ săn vô cùng cảm động, cũng giúp Đàm Tử lấy sữa hươu.

Sau này Đàm Tử làm quốc quân nước Đàm, nước Đàm tuy là một nước nhỏ nhưng dưới sự cai quản của ông mà rất nổi tiếng. Đàm Tử trị quốc coi trọng đạo đức, thực thi nhân nghĩa, bách tính trong tâm vui vẻ tín phục, khiến văn hóa đất Đàm phát triển, phong thái người dân thuần hậu, một số điển chương, chế độ đã được lưu truyền lại, có ảnh hưởng rất sâu rộng đối với đời sau. Các đế vương các thời đại đều coi Đàm Tử là hóa thân của Đức, Tài, Uy, Nhã.

Trong “Nhị thập tứ hiếu” còn có nhiều câu chuyện “Hiếu cảm động Trời Đất”. Ví như chuyện “Khóc tre đẻ măng” kể về Mạnh Tông đời Tấn, mẫu thân của ông bị bệnh, mùa đông lại muốn ăn măng tre. Không còn cách nào, Mạnh Tông vào rừng ôm tre mà khóc, đã cảm động Thần linh, đột nhiên đất nứt ra, mọc lên măng tre, mẫu thân Mạnh Tông sau khi ăn măng tre thì bệnh khỏi.

Chuyện “Nằm trên băng cầu cá chép” kể về Vương Tường đời Tấn, vì mẹ kế muốn ăn cá chép nên mùa đông băng giá, ông đã nằm trên băng để cầu cá chép. Băng tự tan, hai con cá chép vọt lên, ông đem về dâng cho mẹ.

Chuyện “Áo bông lau hiếu thuận mẹ” kể về Mẫn Tử Khiên bị mẹ kế ngược đãi. Mẹ kế dùng bông làm áo bông cho 2 con đẻ, và dùng bông lau làm áo bông cho Mẫn Tử Khiên, Sau khi bị phụ thân phát hiện ra, phụ thân muốn đuổi mẹ kế đi, Mẫn Tử Khiên khóc và nói: “Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương”. Mẹ kế nghe vậy thì rất cảm động, từ đó hối cải.

Sách “Tập phúc tiêu tai chi đạo” cũng có ghi chép nhiều câu chuyện về đức hiếu, như Thôi Miện hiếu thuận với người mẹ mù. Thôi Miện thiên tính chí hiếu, mẫu thân bị mù hai mắt, Thôi Miện bèn đi khắp nơi tìm thầy trị chữa, kết quả đều không được. Thế là ông bèn ở bên mẫu thân 30 năm, vô cùng cung kính cẩn thận, thậm chí đêm cũng không bỏ mũ cởi y phục, để tiện bất kỳ lúc nào cũng dậy chăm sóc mẹ.

Mỗi khi gặp lễ Tết hoặc phong cảnh thời tiết đẹp, ông nhất định dìu mẫu thân đi dạo chơi, hoặc đi thăm bạn bè thân thích, trò chuyện vui cười với mọi người, khiến mẫu thân quên đi nỗi thống khổ bị mù. Sau này, mẫu thân qua đời, Thôi Miện đối xử tốt với anh chị, giống như yêu thương mẫu thân vậy. Thôi Miện làm quan đến chức Trung thư thị lang, con trai ông là Thôi Hựu Phủ trở thành tể tướng hiền minh, quả thực là thiện ác hữu báo.

Đăng lại có chỉnh sửa từ Minghui.org
Tác giả: Nhất Xuyên

Xem thêm:

Mời xem video: