Philopoemen là vị danh tướng tài ba của Hy Lạp cổ đại, ông được bầu là đại tướng chỉ huy quân đội liên minh Achaea trong 8 cuộc chiến tranh khác nhau. Tuy nhiên có một giai thoại hài hước về lỗi ăn mặc của ông như sau.

Một lần nọ Philopoemen tới làm khách nhà người ta. Ông đến nơi sớm hơn tuỳ tùng của mình một bước. Nhưng hôm đó ông ăn mặc khá lôi thôi.

Vị nữ chủ nhân lại không nhận ra ông, thấy ông tướng mạo không có gì nổi bật, ăn vận rất đỗi bình thường, trông như kẻ hầu người hạ, bèn tiện miệng sai ông đi gánh nước, bổ củi giúp người hầu gái.

Chẳng bao lâu sau, tuỳ tùng của ông tới nơi, ăn vận đầy khí phách, hiên ngang. Thấy ông bận tối tăm mặt mũi, anh ta rất kinh ngạc, bèn hỏi vị tướng quân tài ba rằng ông đang làm gì thế. Ông đáp: “Tôi đang chuộc tội cho sự lôi thôi và xấu xí của mình.”

Chuyện danh tướng Hy Lạp phải gánh nước đốt củi vì ăn mặc lôi thôi
(Tranh mô tả giai thoại về Philopoemen của họa sĩ Peter Paul Rubens, Public Domain)

Câu chuyện vui trên nói lên tầm quan trọng của ăn mặc, tất nhiên nó còn có một ý nghĩa khác về sự giản dị của những con người vĩ đại. Dẫu rằng con người không nên quá chú trọng tới ngoại hình mà coi nhẹ phẩm chất tâm hồn nhưng chúng ta cũng cần nhận thức được rằng: Không ai có nghĩa vụ phải bỏ qua vẻ lôi thôi bên ngoài để khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của chúng ta.

Có câu: “Nhìn mặt mà bắt hình dong”, con người thường kính trọng vì trang phục của bạn trước, sau đó mới kính trọng phẩm chất của bạn. Những người ăn vận chỉn chu thường dễ được trao tặng những phẩm chất tốt đẹp. Cũng không thể phủ nhận được rằng, trong mối quan hệ giao tiếp giữa người với người, vẻ đẹp ngoại hình có tác dụng lôi cuốn rất lớn.

Gặp người nào cần mặc y phục đó. Điều này không chỉ thể hiện rằng bạn quan tâm tới hình tượng bản thân, mà còn thể hiện sự tôn trọng của bạn với người khác.

Có một người phụ trách nhân sự trong một công ty tài chính lớn từng kể với tôi về một kỷ niệm phỏng vấn khá đặc biệt của mình. Cô vốn dĩ cho rằng là một giám đốc nhân sự, từng gặp vô số kiểu người, sớm đã miễn dịch với mọi trường hợp, nhưng mùa tuyển dụng năm đó cô vẫn bất ngờ trước “Đội quân dép lê”.

Cô nói: “Khi phải đối diện với 4, 5 người đều đi dép lê tới phỏng vấn, tôi cứ ngỡ rằng mình vào nhầm nhà tắm công cộng, mà tôi trở thành bà cô kỳ lưng cho họ”.

Thực ra phong cách giày dép đó là do hãng Gucci khởi xướng ở thời điểm ấy, ngay cả người mẫu cũng đi. Nhưng cô kể rằng cô vẫn không thể chịu đựng được: “Nhìn thấy bộ dạng họ ngồi trên ghế, ngón chân ngoắc vào đôi dép lê đung đa đung đưa trước mặt, tôi cảm thấy như thể họ đang chế giễu tôi, chế giễu công việc của tôi vậy.”

Sau này, cô đã nói với từng ứng viên tới phỏng vấn rằng: “Bạn tới phỏng vấn, nếu bạn không tôn trọng cơ hội, thì cơ hội cũng sẽ không tôn trọng bạn.”

Trang phục giống như một cái tên, có thể tiết lộ thương hiệu của người đó. Vậy nên trước khi ra khỏi cửa cần chỉnh lại mũ cho ngay ngắn, kiểm tra lại cúc áo, xem giày, tất đã ổn chưa. Bởi lẽ những tiểu tiết này cũng thể hiện khả năng tự quản lý bản thân của bạn.

Một người ăn mặc chỉn chu thường là người nghiêm khắc với bản thân và biết tôn trọng người khác. Khi nào, ở đâu, mặc gì là rất quan trọng

Theo Vision Times tiếng Trung
Thiên Cầm biên tập

Xem thêm:

Mời xem video: