Lịch sử như bánh xe, xoay đi rồi xoay lại, nhìn vào nó thì người ta sẽ mặc khải được rất nhiều điều. Cuộc bầu cử Hoa Kỳ đến giờ phút này được coi là kết thúc, và nó cũng đặt một cột mốc cho hành trình thử nghiệm của một chế độ vẫn được nhân loại xem là ưu việt từ 1776 đến nay. Hơn 240 năm cho nền cộng hòa cùng với khái niệm “dân chủ” là một khoảng thời gian dài, nhưng không phải là quá dài nếu so nó với nền quân chủ hàng nghìn năm trước đó…

dân chủ, bầu cử Hoa Kỳ, quân chủ
(Ảnh minh họa: Sebra/Shutterstock, Royalty-free stock photo)

Đề mục:

  • Cuộc thử nghiệm bắt đầu từ hơn 240 năm về trước
  • Dấu chấm hết cho một nền “dân chủ”
  • Lời nhắn gửi từ quá khứ
  • Sự trượt dốc của một nền cộng hòa
  • Câu trả lời không phải là cộng hòa hay dân chủ

Cuộc thử nghiệm bắt đầu từ hơn 240 năm về trước

Khi Hoa Kỳ được thành lập, đất nước này có thể được coi là nước cộng hòa hiện đại đầu tiên. Mặc dù đã có các nước cộng hòa ở Hy Lạp và La Mã trước đó, nhưng xã hội nhân loại hầu hết đều được cai trị bởi các vị Vua, Hoàng đế hay Đại đế. Nếu thành lập một quốc gia mà không có Vua và tự trị hoàn toàn, thì cần phải có điều gì?

Còn nhớ khi Benjamin Franklin rời Hội nghị Lập hiến vào năm 1787, một người phụ nữ đã tìm tới ông và hỏi: “Ồ, ông Franklin, các ngài đã để lại cho chúng tôi những gì?” Và ông nói: “Một nền cộng hòa, nếu các vị có thể bảo vệ được nó.”

Đi kèm với nền cộng hòa, ngay từ tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ đã bắt đầu xuất hiện khái niệm dân chủ. Mở đầu Hiến pháp Hoa Kỳ là “We the People”. Tổng thống Abraham Lincoln trong diễn văn Gettysburg nổi tiếng lại làm rõ hơn: “một chính quyền của dân, do dân và vì dân”. Một nền cộng hòa đi cùng với khái niệm dân chủ sơ khai.

Điều cần làm rõ ở đây là trong mắt những vị cha lập quốc, Hoa Kỳ là một nền cộng hòa, không phải là một nền dân chủ. Cộng hòa có nghĩa là một chính quyền gồm những người được bầu lên đại biểu cho người dân, và thực hiện quyền lực dựa trên hiến pháp, thượng tôn pháp luật. Đại diện dân biểu các cấp thay mặt người dân cai quản đất nước, cai quản các quận, thành phố, thị trấn. Đây chính là cộng hòa.

Hoa Kỳ không phải là một nền dân chủ. Bởi các quốc gia từng thử thực hiện dân chủ hoàn toàn trước đó đều yểu mệnh. Nơi đầu tiên dân chủ khởi tác dụng chỉ giới hạn ở các tiểu quốc có quy mô thành phố nhỏ của Hy Lạp. Nhưng ngay cả khi đó, chính trị bạo lực thường xuất hiện, bởi vì khi hầu hết mọi người la ó và xúi giục, mọi người đều nói, chạy theo đám đông, thì kết quả cuối cùng là bắt nạt hoặc coi thường thiểu số. Những người không đồng ý căn bản không thể thể hiện, vì vậy nền dân chủ không thể bảo vệ an toàn và tài sản cá nhân. Hơn nữa tụ họp mọi người lại với nhau, để mọi người biểu đạt ý kiến của riêng mình, và ý kiến ​​đa số trở thành chính sách, nghe thì có vẻ hợp lý, nhưng thường sẽ dễ bị lợi dụng, tạo ra một mớ hỗn độn, gây ra sự hỗn loạn và xung đột. Hơn nữa, số lượng người càng lớn thì càng khó làm. Một cuộc họp hàng chục ngàn người thì phải làm thế nào?

Tuy nhiên ở một phương diện khác, Hoa Kỳ xác thực có sự tham gia của các khái niệm dân chủ sơ khai. Bởi vì quan chức là đại diện dân ý do dân bầu, lại có nhiệm kỳ, nên sẽ không còn là quan chức trong một khoảng thời gian nhất định; hơn nữa họ còn phải cư xử tốt khi là một quan chức, nếu không họ sẽ không được phép tiếp tục ngồi tại vị trí này.

Hiện nay chúng ta nghe có vẻ bình thường, nhưng ban đầu, đây là một hoạt động tiên phong. Sau này Hoa Kỳ được cho là một nền “dân chủ”, khái niệm này lấn át khái niệm cộng hòa do các vị Cha Lập quốc đặt ra.

Như vậy về cơ bản, nhân loại đã kỳ vọng nền “dân chủ” trong đó dân bầu ra đại biểu, và đại biểu quản lý đất nước, là hình mẫu thay thế cho nền “quân chủ” trong quá khứ. Đây chính là mấu chốt của cuộc “thử nghiệm” 240 năm về trước.

Dấu chấm hết cho một nền “dân chủ”

Dân chủ thực chất là gì? Rất đơn giản, chính là tính đầu người, mỗi một người tính là một. Nếu có nhiều người không được tính, hoặc đột nhiên xuất hiện rất nhiều người không biết ở đâu ra được tính, thì nền dân chủ sẽ sụp đổ. Do đó, nền tảng quan trọng của dân chủ chính là công bằng liêm chính, không có gian lận lừa dối. Một khi gian lận được chấp nhận thì thành trì dân chủ sẽ sụp đổ.

Vậy thì dân chủ đã thể hiện ra thế nào trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ vừa qua?

Chỉ với một phép toán cấp 1 đơn giản: Một cuộc bầu cử mà tổng số cử tri đã bỏ phiếu thực tế là hơn 141 triệu, nhưng số phiếu bầu kiểm được trên hệ thống lại là 154 triệu phiếu. Tức là có 13 triệu lá phiếu “ma”.

Một phép toán đơn giản như vậy để cho thấy quy mô gian lận của cuộc bầu cử Hoa Kỳ 2020 này không phải là hàng nghìn hay hàng chục nghìn, mà là chục triệu. Vậy mà toàn bộ hệ thống hành pháp, lập pháp và tư pháp Hoa Kỳ lại làm ngơ.

Các vị đại biểu của dân, các vị nghị sĩ có biết không? Chắc chắn là biết và biết rõ, bởi vì đây là một phép tính cấp 1. Nhưng họ làm ngơ! Đây chính là hiểm họa cho nền “dân chủ” Hoa Kỳ.

Ngày 6/1/2021 là thời điểm Quốc hội Hoa Kỳ chứng nhận kết quả bỏ phiếu đại cử tri của các bang trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020. Đây là ngày mà hàng triệu người dân yêu nước đang hướng đến. Đây cũng là ngày mà cả thế giới đang hồi hộp theo dõi “thử nghiệm” Hoa Kỳ thất bại hay thành công.

Thủ đô Washington của Hoa Kỳ ngày 6/1/2021 không phải là quá lạnh, nhưng toàn bộ chính giới Hoa Kỳ lại khiến cho người dân chính nghĩa trên thế giới đều cảm thấy lòng dạ nguội lạnh sâu sắc! Khi Quốc hội biện luận, hãy nhìn những chính khách quần áo chỉnh tề, trau chuốt các loại từ ngữ luật pháp khác nhau, biến đổi logic khiến người ta hoa mắt chóng mặt, họ tùy ý sử dụng những thuật ngữ mà chỉ những người trong nghị viện mới quen thuộc, chính là không có mấy ai nguyện ý đi xem những sự thật lạnh nhạt và những chứng cứ xác đáng. Họ không có tâm tư để xem, cũng không nguyện ý xem, họ chỉ chăm chăm đến quyền lực và lợi ích của bản thân. Thời khắc này, trong lòng của nhiều người trên thế giới đều đã nguội lạnh. Thật thảm thương, nền “dân chủ” mà cả thế giới ngóng trông đã sụp đổ trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ 2020.

Có người đã tự hỏi, vì sao là một Tổng thống, Donald Trump không đẩy sự việc tiến xa hơn nữa? Không sử dụng quyền lực quân đội hay một điều gì đó? Đó là bởi vì Donald Trump và toàn bộ đội ngũ của ông vẫn tin vào Quốc hội và Hiến pháp. Những người yêu nước sẽ không muốn tạo ra một tiền lệ xấu, khiến cho luật pháp có chỗ hở, để trong tương lai đất nước phải trả một cái giá còn nặng nề hơn. Nhưng kết quả là lòng tin không thể thắng sự thật.

Có người lại hỏi, bạn có cảm thấy còn hy vọng hay không? Người Hoa Kỳ có nguyện ý chấp nhận kết quả này hay không? Câu trả lời là, người dân Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận kết quả gian lận như thế này, dù quan chức gian lận lên nắm quyền, cũng sẽ không thể ở lại tiếp được. Người dân Hoa Kỳ đương nhiên có hy vọng, bởi vì chính nghĩa tất thắng gian tà, ý chí của Thần nhất định sẽ hiển hiện rõ.

Đây chắc chắn không phải là dấu chấm hết cho Hoa Kỳ, nhưng nó là một dấu chấm hết cho cuộc thử nghiệm lớn nhất của nhân loại! Sau hơn 240 năm, nền dân chủ mà thế giới kỳ vọng đã sụp đổ.

Lời nhắn gửi từ quá khứ

Trước Cách mạng Hoa Kỳ, người dân thuộc địa không thích Vua Anh và muốn thoát khỏi ông. Báo chí và công chúng đã tranh cãi vào thời điểm đó, cho rằng sau khi tách ra, người dân không muốn lại có một vị vua khác, điều này đồng nghĩa với việc người dân Hoa Kỳ phải đối mặt với việc tự quản. Trên thực tế, 13 thuộc địa tại thời điểm đó ít nhiều đều đang tự trị, nhưng việc hoàn toàn tự trị cũng khiến người ta lo lắng. Nếu thành lập một quốc gia mà không có Vua và tự trị hoàn toàn, thì cần phải có điều gì?

Hoa Kỳ ban đầu không độc lập một cách tự nhiên, mà phải trải qua một quá trình suy ngẫm và do dự suốt một thời gian dài cho câu hỏi đó.

Các trí thức thời đó có một khái niệm mạnh mẽ rằng nếu người dân không có đủ đạo đức và ý thức, họ sẽ không thể đạt được một chính quyền tự trị, cuối cùng sẽ kết thúc trong một mớ hỗn độn. Đồng thời với sự chèn ép của Vua Anh, lực ly tâm ngày càng mạnh hơn, và một số chính trị gia cũng xuất hiện. Họ có đạo đức cao và chiếm được lòng tin của công chúng. Những người này bao gồm John Adams, George Washington, Richard Henry Lee và Joshua Quincy. Sự hiện diện của những người này đã mang lại niềm tin cho công chúng, và người ta cảm thấy rằng có lẽ họ thực sự có thể tự trị.

Thomas Paine, một người rất nổi tiếng ở Hoa Kỳ, đã viết một cuốn sách, truyền niềm tin vào người dân thuộc địa tại thời điểm đó. Paine nói, chúng ta phải tin vào chính mình. Đặc điểm của chúng ta là chăm chỉ, tiết kiệm và trung thực. Ông cũng nói rằng nhiều người ở châu Âu theo đuổi sự xa xỉ, phù phiếm, không tiết chế nên có rất nhiều vấn đề, nhưng điều này sẽ không xảy ra ở các thuộc địa của chúng ta. Sau đó, báo chí xuất bản rất nhiều bài báo, giới trí thức tự kiểm điểm lại bản thân, xem liệu đạo đức của xã hội đã đủ chưa? Liệu xã hội có thể theo đuổi lợi ích cộng đồng hay không?

Tất nhiên, khi đối đầu với Vua Anh, người dân sẽ phải mất rất nhiều. Bởi vì việc tẩy chay hàng hóa của Anh sẽ dẫn đến sự gián đoạn thương mại và nhiều tổn thất. Người dân thuộc địa bấy giờ đã thản nhiên chấp nhận nó. Bởi tại thời điểm đó, việc theo đuổi lợi ích và quyền lợi cộng đồng đã trở thành một ý thức xã hội. Đây chính là sự thay đổi trong lòng người dân trước Cách mạng Hoa Kỳ.

Điều cốt lõi bên trong quá trình Hoa Kỳ lập quốc chính là đạo đức và tín ngướng, như các vị Cha Lập quốc Hoa Kỳ đã từng nói:

“Ngay cả Hiến pháp uyên bác nhất hay luật pháp uyên bác nhất cũng không thể mang đến tự do và hạnh phúc cho một người đã hoàn toàn mục ruỗng. Vì thế, người tuyên dương đạo đức là người bảo vệ tự do cho tổ quốc… chúng ta sẽ không thể để một người nắm quyền lực và lòng tin mà không uyên bác và có đạo đức.” – Samuel Adams

“Hiến pháp của chúng ta chỉ dành cho người có đạo đức và tín ngưỡng. Nó hoàn toàn không thích hợp cho chính quyền của những kiểu người khác.” – John Adams

Sự trượt dốc của một nền cộng hòa

Hơn 200 năm trước, những vị Cha Lập quốc Hoa Kỳ muốn làm rõ vấn đề về thể chế của họ. Họ nói rằng thể chế của Hoa Kỳ không phải dân chủ, và điều chúng ta muốn là cộng hòa. Vậy tại sao Hoa Kỳ ngày nay lại bị gọi là “quốc gia dân chủ”? Việc này xảy ra như thế nào?

Khái niệm dân chủ thực sự liên quan đến phong trào cộng sản. Năm 1905, một số nhà xã hội chủ nghĩa từ 6 trường đại học Mỹ đã hợp tác với nhau thành lập một tổ chức gọi là “Hội xã hội chủ nghĩa đại học”. Họ chủ trương chính phủ phải chịu trách nhiệm cho các hoạt động kinh tế khác nhau và sắp xếp mọi vấn đề xã hội một cách thống nhất. Họ tin rằng điều này sẽ tránh được nhiều bất lợi và xã hội sẽ trở nên “có trật tự”.

Ý tưởng này đã thu hút và làm say mê một nhóm lớn trí thức. Tổ chức này đã phát triển nhanh chóng ở Hoa Kỳ và đã lan rộng đến hàng chục trường đại học trên cả nước. Nó cũng đưa ra một khẩu hiệu ở Hoa Kỳ, nghe rất “bùi tai”, là “Sản xuất không phải vì tiền, mà là vì sự hữu ích”. Họ nói rằng việc sản xuất tại Hoa Kỳ không nên theo đuổi lợi nhuận, lợi nhuận không tốt, chúng ta phải theo đuổi sự hữu ích.

Nói một cách thẳng thắn, đây là một điều không tưởng. Những khái niệm kiểu chủ nghĩa xã hội này thời đó chẳng phải đã làm mê hoặc, khiến rất nhiều người sập bẫy và bị lừa hay sao? Mục đích cuối cùng của sản xuất chính là tài sản, và được sở hữu tài sản do mình làm ra là quyền bất khả xâm phạm của con người. Lệch khỏi giá trị này, chính là lệch khỏi luật của Chúa, cũng lệch khỏi nền tảng Hiến pháp Hoa Kỳ. Nó cũng tương tự như câu “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” vậy.

Song song với sự xuất hiện của chủ nghĩa xã hội ở Mỹ không lâu thì Cách mạng Tháng Mười diễn ra và “Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết” được thành lập. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô thành lập, nạn đói và tàn sát lan rộng đã khiến thuật ngữ “chủ nghĩa xã hội” trở nên khét tiếng.

“Liên minh xã hội chủ nghĩa đại học” ở Hoa Kỳ nhận ra rằng cái tên “chủ nghĩa xã hội” này rất khó nghe và họ muốn đổi tên, đổi thành từ “dân chủ” và gọi là “Liên minh dân chủ công nghiệp”. Dân chủ là ý kiến của tất cả mọi người, nghĩa là chúng ta điều hành các ngành công nghiệp quốc doanh và khiến ai nấy đều hạnh phúc. Nói tóm lại, đó vẫn là khái niệm của chủ nghĩa xã hội, được thể hiện bằng từ “dân chủ”.

Nhóm người này sau Thế chiến thứ nhất, trong giới chính trị, kinh doanh, truyền thông và học thuật của Hoa Kỳ, lần lượt lên chức và chiếm vị trí quan trọng. Khi Tổng thống Woodrow Wilson dẫn dắt Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ nhất, ông bị vây quanh bởi một nhóm người từ “Liên minh Dân chủ Công nghiệp”. Tổng thống Wilson, theo sự ảnh hưởng của họ, đã hô khẩu hiệu “Đấu tranh cho Dân chủ Thế giới”, nói rằng Hoa Kỳ tham chiến là để bảo vệ nền dân chủ cho thế giới, làm cho thuật ngữ này trở nên tích cực và đường hoàng.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phe Cộng sản cũng bắt đầu gọi đất nước của họ là “Cộng hòa Dân chủ”, nào là “Cộng hòa Dân chủ Đức” (Đông Đức), “Cộng hòa Dân chủ Hàn Quốc” (Bắc Triều Tiên), v.v.. Mọi người từ đó bắt đầu phân biệt giữa “dân chủ Hoa Kỳ”“dân chủ xã hội chủ nghĩa”, tạo ra sai lầm cơ bản về khái niệm. Sau này, bất cứ nơi nào chủ nghĩa cộng sản đi qua đều để lại sau lưng giết chóc, nghèo đói và thất bại. Cùng với sự phá sản của thực tiễn cộng sản, khái niệm “dân chủ xã hội chủ nghĩa” cũng bị phá sản, đồng thời, “dân chủ Hoa Kỳ” đã trở thành đại diện cho thể chế chính trị tại Hoa Kỳ. Sau này, càng gọi càng trở nên thuận tai, nền dân chủ và Hoa Kỳ ngày càng bị gắn chặt vào nhau, “dân chủ” gần như đã trở thành một từ đại diện cho thể chế của Hoa Kỳ.

Xét từ chiều sâu của lịch sử, những nhà lập quốc Hoa Kỳ không hề muốn tiến hành dân chủ, mà là muốn thiết lập một nền cộng hòa. Sau này, sự xuất hiện của từ “dân chủ” cũng không đại diện cho Hoa Kỳ, mà về nguồn gốc còn xuất phát từ những điều mà giá trị Hoa Kỳ chân chính luôn luôn đối lập.

Ngày nay, khi nền “dân chủ” Hoa Kỳ bị ăn mòn, khi pháp trị, tam quyền phân lập đã bộc lộ rõ sự âm u của nó, khi những gì gọi là pháp trị, tam quyền phân lập, quyền lực truyền thống thứ tư, v.v.. đã không còn là lẽ phải và sự công chính, thì nhân loại bị kéo tuột về điểm xuất phát của hơn 240 năm về trước.

Câu trả lời không phải là cộng hòa hay dân chủ

Platon thời Hy Lạp cổ đại nhấn mạnh đến việc cai trị bằng đạo đức. Aristotle, học trò của ông lại nhấn mạnh đến việc cai trị bằng pháp luật. Có vẻ như quan điểm của hai thầy trò khác nhau. Kỳ thực, quan điểm hoàn chỉnh của Platon là: Quốc gia tốt nhất nên do người có đạo đức quản lý bằng trí tuệ, nếu đạo đức của con người không còn tốt nữa thì đành phải dùng tới pháp luật, đây là “đáp án tốt nhất tiếp theo”.

Cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử thời cổ đại đã nói rất rõ: “Mất Đạo thì đến Đức. Mất Đức thì đến Nhân. Mất Nhân thì đến Nghĩa. Mất Nghĩa thì đến Lễ”. Nghĩa là thời thượng cổ dùng đức trị dân, hay còn gọi là tâm pháp, pháp luật trong tâm. Sau khi đạo đức bại hoại mới thi hành Nhân, Nhân không được nữa mới mượn tới Nghĩa, Nghĩa cũng không được nữa, mới đành phải dùng đến Lễ. Lễ ở đây chính là các định chế mang tính quy tắc ước thúc mà mọi người phải tuân theo. Nói rộng ra, nó chính là pháp luật.

Điều cần phải chỉ ra ở đây là sự xuất hiện của luật pháp cũng là một hiện tượng xảy ra trong xã hội loài người khi đến một giai đoạn phát triển nhất định. Trước kia pháp luật không được nhấn mạnh như vậy. Bởi thời thượng cổ đã có vương pháp, vua có đạo đức của mình. Vua không cần phải ban hành quá nhiều luật lệ để kiềm chế những người dưới quyền của mình. Ông hoàn toàn có thể sử dụng đạo đức để cảm hóa người dân, duy trì xã hội ổn định và thái bình. Do đó, xã hội hoàng quyền xưa không cần Hiến pháp.

Vì ảnh hưởng của tuyên truyền, ngày nay người ta thường gán cho xã hội xưa là cực quyền, phong kiến, chuyên chế, bất công. Nhưng nói đơn giản, rất nhiều vị Vua thời xưa không bị người hiện đại gọi là kẻ độc tài, và cũng rất ít người bị gọi là bạo chúa. Trên thực tế, người dân thường thời xưa, ngoài một số nghĩa vụ nộp thuế, tòng quân và lao dịch (mà chúng ta ngày nay gọi là đóng thuế, nghĩa vụ quân sự và lao động công ích) ra, thì cuộc sống không hề bị ảnh hưởng nhiều bởi chính phủ.

Hãy thử lấy một ví dụ để so sánh: Vào triều đại nhà Đường ở Trung Hoa xưa, dân số ước tính là từ 50 đến 80 triệu người, còn số lượng quan viên là 643 người. Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay chẳng hạn, với dân số vượt mốc 90 triệu người năm 2014, chỉ tính riêng khối cơ quan hành chính nhà nước đã có 275.620 công chức.

Điều đó chỉ để nói lên một thực tế rằng cuộc sống của người xưa rất ít bị ảnh hưởng bởi chế độ chính trị. Đương nhiên thời bấy giờ cũng không cần chế định “Hiến pháp” để ràng buộc, ước thúc quân quyền. Luật pháp lúc đó cũng tương đối đơn giản, đúng sai đều dựa phần lớn vào tiêu chuẩn đạo đức.

Người xưa còn có câu rằng: “Quân quyền Thần thụ”, hàm ý là quyền lực của nhà Vua hay Hoàng đế là do Thần ban cho. Ý tứ của quan niệm này chính là, nếu nhà Vua rời bỏ Thiên đạo, làm những việc khiến dân chúng đau khổ, thương thiên hại lý, thì tất nhiên Thần linh sẽ thu hồi quyền lực của nhà vua, dân chúng lúc đó sẽ khởi nghĩa, “thế Thiên hành đạo”, Thần linh cũng sẽ giúp đỡ để người dân “thay triều đổi đại”.

Ở đây, người ta thấy một sự tương đồng đáng ngạc nhiên giữa khái niệm “Quân quyền Thần thụ” với tầm nhìn của các vị Cha Lập quốc Hoa Kỳ.

Những người theo đạo Tin lành đã trốn khỏi Châu Âu đến Hoa Kỳ với ý nghĩ rằng Hoa Kỳ được Thiên Chúa ban cho họ và cho phép họ xây dựng lại vương quốc của Chúa trên trái đất. Những vị Cha Lập quốc vào thời điểm lập quốc đã nói rằng: Hoa Kỳ là một vùng đất rộng lớn màu mỡ với nhiều hoa màu và đất đai phong phú. Dòng nước tưới tiêu có mặt khắp mọi nơi, nối các con sông lớn trên khắp đất nước trở thành một con đường thông thương, du lịch trọng yếu. Đây là đất nước của Thiên Chúa, chúng ta sẽ xây dựng một quốc gia kiểu mẫu tại đây. Sứ mệnh của chúng ta không phải là vượt trội về chủng tộc, mà là một mô hình về đạo đức và tự do. Chúng ta có trách nhiệm với loài người, nếu Hoa Kỳ thất bại, thì chúng ta là kẻ phản bội, điều chúng ta đã phản bội là toàn bộ nhân loại.

Hoa Kỳ thượng tôn pháp luật, nhưng các nhà lập quốc cũng luôn hiểu rằng nền pháp trị ấy chịu sự giám sát của Thiên Chúa: Sứ mệnh của Hoa Kỳ là trở thành một hình mẫu và phúc âm cho cả nhân loại. Những nhà lập quốc đã sử dụng nguyên tắc này để nhắc nhở các thế hệ tương lai luôn ghi nhớ sứ mệnh của họ, không quên thiên mệnh huy hoàng của Hoa Kỳ.

Sứ mệnh này đã quyết định chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ, phương thức Hoa Kỳ lãnh đạo trên thế giới. Trong hơn 200 năm, Hoa Kỳ đã không mở rộng quân sự, không xâm chiếm lãnh thổ nước ngoài, chung sống hòa bình với các nước trên thế giới và không dễ dàng tham gia vào các cuộc xung đột mang tính khu vực. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Hoa Kỳ chọn cách cô lập bản thân. Ngược lại, Hoa Kỳ tin rằng Thiên Chúa đã chọn Hoa Kỳ, và Hoa Kỳ muốn tự do và đạo đức của mình lan rộng khắp thế giới. Hoa Kỳ chỉ tham gia chiến tranh khi có những nguy cơ mang tính toàn cầu, vì thế không ít người nhìn nhận Hoa Kỳ là “cảnh sát thế giới”. Rất nhiều nước đối lập với Hoa Kỳ cũng có chung cảm giác này.

Những nhà lập quốc nói rằng Hoa Kỳ là “Thành phố tỏa sáng trên đỉnh núi”, chính là một ngọn hải đăng. Sự tồn tại của Hoa Kỳ giống như một ngọn hải đăng, mọi người đều ngóng nhìn và ngưỡng vọng. Nghĩa là, Hoa Kỳ tự mình làm tốt và nước khác cần học theo. Mô hình Hoa Kỳ sẽ khiến cả thế giới đều thuận theo. Ở một ý nghĩa nào đó, khi nói đến phương Tây phát triển, là người ta nói đến sự tự do. Đây là thành công của Hoa Kỳ.

Dựa vào những lời dạy và nguyên tắc của những vị Cha Lập quốc, Hoa Kỳ đã đạt được thành công lớn dưới sự bảo vệ của Thiên Chúa. Đây chính là lý do tại sao trên đồng đô-la của Hoa Kỳ lại in dòng chữ “Chúng ta tin vào Chúa” (In God we trust).

Ngày nay, chỉ cần sử dụng tầm nhìn này, điểm lại toàn bộ sự hỗn loạn và tranh chấp giá trị đang diễn ra tại Hoa Kỳ, tranh chấp tả-hữu, tranh chấp tự do-dân chủ, tranh chấp chính phủ-người dân… chúng ta sẽ biết được điều gì là gốc rễ.

Con người hiện đại về cơ bản chỉ có thể được đánh giá thông qua hành vi của họ và lựa chọn của họ. Nếu như hình thế đều là thuận lợi, nếu như đầm lầy và tà ác không lộ diện, người ta sẽ không thể biết một người rốt cuộc là lựa chọn điều gì. Họ miệng thì nói ủng hộ, trong lòng thì ngấm ngầm nuôi dưỡng tà ma. Miệng thì nói nhân quyền, trong lòng thì chỉ muốn hợp tác và thỏa hiệp với những chế độ độc tài. Mười mấy vị thượng nghị sĩ từng thề thốt bảo vệ nền dân chủ ngày 6/1/2021, trong thoáng chốc ngoảnh mặt đi. Đây chính là lựa chọn của họ. Chính họ đã kết liễu nền dân chủ Hoa Kỳ.

Thể chế chính trị dân chủ, nếu không có giới hạn đạo đức chống đỡ, không có nhân tâm hướng thiện và vị tha, thì một khi bị thế lực tà ác dùng kim tiền, mỹ nữ, bê bối kìm kẹp, lúc đó sẽ rất dễ khiến cho chính trị gia mất lập trường. Trong tiến trình văn minh nhân loại, mô hình chính trị có lịch sử rất ngắn này đã đi đến hồi kết của nó!

Nền “dân chủ” đã sụp đổ, và “cộng hòa” cũng không phải là câu trả lời của nhân loại để thay thế cho “quân chủ”. Chính nghĩa chỉ có khi tín ngưỡng vào Thần và đạo đức lương tri hồi thăng, đây mới là chân lý.

Kỳ thực, Hoa Kỳ đang phải đối mặt với sự hỗn loạn để tìm lại sự vĩ đại của mình, chính là trở về nền tảng lập quốc mà Chúa ban tặng. Hoa Kỳ là như vậy, mà thế giới cũng càng là như thế.

Khi những đứa con của bóng tối ăn mừng, thì kỳ thực họ không hiểu rằng, những đứa con của ánh sáng đang rực tràn chính nghĩa hơn bao giờ hết.

Nguyễn Vĩnh

Xem thêm: Hoa Kỳ lập quốc: Niềm tin vào Đấng Sáng Thế

Mời xem video: