Đàn cổ cầm và âm nhạc trọng Đức của người xưa

Đàn cổ cầm không chỉ là một loại nhạc khí dùng để diễn tấu âm nhạc, mà còn có lịch sử truyền thừa và nội hàm văn hóa thâm sâu phong phú. Các văn nhân và quan lớn ngày xưa xem đàn cầm như người phát ngôn của lý tưởng tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, thậm chí họ xem nó như một loại biểu tượng của văn nhân. Trong sách “Lễ ký” có nói: “Kẻ sỹ không nên chia lìa đàn cầm đàn sắt một cách vô cớ”. Khổng Tử cũng nói: “Hưng vượng là nhờ thi thư, đứng vững được là nhờ lễ giáo, thành là nhờ nhạc”.

(Tranh minh họa: Chí Thanh, Vision Times tiếng Trung)

Nghệ thuật đàn cổ theo đuổi cái đẹp, không chỉ ở hình thức tráng lệ bên ngoài, mà còn ở chỗ hiểu rõ được những hàm ý bên trong. Giá trị của nó vượt hơn bản thân âm nhạc, ẩn chứa sự hài hòa giữa con người và tự nhiên, vũ trụ quan thiên nhân hợp nhất, quan niệm về sinh mệnh và quan niệm về đạo đức. Nó là phương tiện để tu thân dưỡng tính, thức tỉnh trước lẽ phải, giáo hóa bốn phương, coi trọng “Cầm đức” cùng với “Cầm Đạo”.

Trong sách “Cầm thao” của Thái Ung có viết: “Xưa kia Phục Hy sáng tạo ra cây đàn cầm, dùng để chế ngự tà ma, đề phòng tâm phóng đãng, để tu dưỡng lý trí, để trở về với bản tính tiên thiên của mình”. Còn trong sách “Nhạc ký” có chép: “Người có Đức thì tính tình đoan chính, còn đối với người chơi nhạc thì có Đức mới đàn hay được”. Đức là thiên tính của con người, nhạc là ánh hào quang của Đức. Mà âm nhạc tầng thứ cao là thể hiện Đạo Trời, giúp con người ta trong khi thưởng thức âm nhạc thì đồng thời cũng được đạo đức ấy cảm hóa, khiến cho cảnh giới tư tưởng được thăng hoa.

Thánh hiền và minh quân ngày xưa lấy Đức để giáo hóa nhân dân, thuận theo Đạo Trời và lòng dân. Ví dụ như chuyện Chu Công chế tác Lễ nhạc. Một lần, công tử Quý Trát của nước Ngô tới nước Lỗ, thỉnh cầu được thưởng thức âm nhạc của nhà Chu. Nước Lỗ bèn phái nhạc công diễn tấu bản nhạc “Tề phong” cho ông nghe. Quý Trát nghe xong khen: “Thật đẹp! Thật vang vọng! Thật sự là phong thái của nước lớn, đây là gương sáng của Đông Hải, có lẽ là Khương Thái Công chăng? Tương lai nước Tề của ông ấy quả là không thể lường được”. Lại diễn tấu cho ông ta nghe bài “Đại nhã”, ông ta nói: “Mênh mông lắm! Thanh âm thật hài hòa! Khúc chiết thư thái mà mạnh mẽ chính trực, chắc là tiết tháo của Văn Vương đúng không? Thời thịnh thế triều đại nhà Chu chính là như vậy!”. Biểu diễn bài “Thiều sao”, Quý Trát nói: “Hoàn mỹ, quảng đại vô biên giống như Trời cao bao trùm vạn vật, giống như Đất mẹ cõng tất cả trên mình. Đây là Đức lớn của Thiên thượng phải không?”. Âm nhạc được cổ nhân gọi là âm thanh của Đức, chỉ có âm nhạc như vậy mới có thể diễn tấu ở chốn triều đình, truyền rộng khắp 4 phương, giáo hóa muôn dân.

Đàn cổ là loại nhạc khí bắt buộc của người quân tử thời cổ đại, yêu cầu người gảy đàn cần phải dùng chính tâm, chính niệm mà đàn, mới có thể đạt tới cảnh giới “người và Thần tương hòa” khi chơi đàn. Trong lịch sử các danh sỹ chơi đàn đều có phẩm hạnh cao thượng, giữ mình trong sạch. Họ thường đặt mình vào trong phong cảnh tươi đẹp, với phong cách đoan trang cung kính. Nội tâm của họ trong sáng, tĩnh lặng và thuần phác hòa hợp với tự nhiên như một thể thống nhất. Họ hiểu được ý nghĩa chân thật của đời người và tìm kiếm Đạo trời. Ông Kê Khang trong thơ của mình đã nói:

Mục tống quy hồng,
Thủ huy ngũ huyền.
Phủ ngưỡng tự đắc,
Du tâm thái huyền.

Dịch thơ:

Chim hồng về tổ xa mờ,
Ngũ huyền đàn gảy dây tơ nắn rồi.
Tự do cúi ngẩng được thôi,
Tự nhiên phù hợp tâm đời vui thay.

(Bản dịch của Lương Trọng Nhàn)

Dù cho ở trong chốn ồn ào náo động nào, chúng ta cũng cần giữ cho được miền đất “tịnh độ” trong tâm hồn mình, thanh tĩnh ôn hòa, chuyên tâm chơi đàn. Đào Uyên Minh từng có thơ rằng:

Kết lư tại nhân cảnh,
Nhi vô xa mã huyên.
Vấn quân hà năng nhĩ?
Tâm viễn địa tự thiên.

Dịch thơ:

Cất nhà trong cảnh nhân gian
Ngựa xe chẳng vướng bụi trần vào đây
Hỏi ông sao được như vầy?
Tâm hồn cao viễn, đất này hẹp thôi

(Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Hải)

Tâm là căn bản khi chơi đàn. Tâm mà chính thì tiếng đàn cũng chính, tâm cao xa thì hồn đàn cũng cao xa. Tiếng đàn thâm nhập vào tư tưởng của người nghe khiến họ có được sự đồng cảm, thấy được nội hàm đạo đức của âm nhạc, và cũng cảm thụ được phong cách và lòng dạ của người chơi đàn. Kỳ thực môn nghệ thuật nào cũng đều giống như vậy cả.

Theo “Văn hóa Thần truyền: Đàn cổ cầm
Đăng lại có chỉnh sửa từ Minghui.org
Tác giả: Trí Chân

Xem thêm:

Mời xem video:

Trí Chân

Published by
Trí Chân

Recent Posts

Video khoảnh khắc tòa nhà biểu tượng của Copenhagen sụp đổ trong ‘bão lửa’

Sáng sớm ngày 16/4, một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại tòa nhà…

7 giờ ago

Bộ Công thương giữ đề xuất điện mặt trời mái nhà dùng thừa được bán 0 đồng

Bộ Công Thương giữ đề xuất điện mặt trời mái nhà lắp tại nhà ở,…

7 giờ ago

Không chỉ Việt Nam, Hàn Quốc cũng đau đầu với tỷ giá

Đồng won xuyên thủng mốc 1400 won/USD khiến Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc phải…

8 giờ ago

NYT: Ý định của Iran trong lần đầu tấn công trực tiếp vào Israel

Iran vào cuối tuần vừa qua đã phát động một cuộc tấn công chưa từng…

8 giờ ago

Việt Nam nêu ‘nguyên tắc không can thiệp nội bộ’ về các báo cáo quyền con người

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho rằng tất cả báo cáo khác của các cơ…

10 giờ ago

Tổng thống Zelensky nói với phương Tây: Hãy đối xử với Ukraine như Israel

Tổng thống Ukraine Zelensky kêu gọi phương Tây hãy tham gia vào cuộc xung đột…

11 giờ ago