Người xưa tín Thần tín Trời, cho rằng thiên tai dịch bệnh là do Trời giáng đại họa, cần khẩn cầu Thượng Thiên xóa bỏ trừng phạt. Bởi vậy bậc đế vương xưa kia công bố “Tội kỷ chiếu” mỗi khi có thiên tai để kiểm điểm những sai lầm của triều chính và nâng cao đạo đức của dân chúng, giải cứu muôn dân. Nhưng vào thời Đông Hán, có một viên quan cửu phẩm, cấp bậc rất thấp, lại có thể xả thân cầu mưa, và thật sự khiến Trời đất cảm động.

Đạo làm quan của cổ nhân: Xả thân cầu mưa, Trời đất cảm động
(Tranh minh họa: Council Auction House, Public Domain)

Trong Hậu Hán Thư, phần Lương Phụ truyện có chép chuyện về một viên quan tên là Lượng Phụ, tự Hán Nho, là người huyện Tân Đô quận Quảng Hán. Khi còn trẻ Lương Phụ làm chức tả lại, là quan thanh liêm, không nhận bất cứ vật gì dù nhỏ nhất. Sau này làm tòng sự, việc lớn việc nhỏ đều xử lý thỏa đáng, người trong quận huyện đều khâm phục và kính trọng ông.

Mùa hè năm đó đại hạn, lại không có mưa, mạ giống sắp tuyệt sản. Thái thú là người đứng đầu một quận, đứng trong sân đình mặc mặt trời thiêu đốt để cầu mưa. Thái thú phơi nắng mấy ngày trời, vẫn là bầu không trong vắt vạn dặm, mặt trời chói chang như lửa, không có dấu hiệu nào sẽ có mưa.

Lượng Phụ bấy giờ là ngũ quan duyện, quan dưới trướng của thái thú quản lý các sự vụ trọng yếu. Lương Phụ thấy thế bèn bước ra cầu đảo Trời. Ông thề rằng:

“Con là Lượng Phụ, thân làm quan cấp dưới chủ yếu của quận thú, không thể khuyên can thượng cấp tiếp nhận lời trung, tiến cử hiền tài, đẩy lui gian nịnh, điều hòa âm dương, dẫn đến Trời Đất gián cách không thông, vạn vật khô tàn. Bách tính ngẩng đầu cầu mong mưa, cũng không có nơi khiếu tố, tội lỗi hoàn toàn ở Lượng Phụ con.

Hôm nay thái thú quận chân thành phản tỉnh, tự trách tội bản thân, đã đứng ở sân đình chịu trừng phạt nắng thiêu đốt, vì bách tính lê dân cầu mưa.

Để mưa ngọt sớm giáng, Lượng Phụ con đến nhận tội, cầu phúc cho bách tính, thành tâm thành ý khẩn thiết chân thành. Nếu còn chưa cảm động Thần linh, con xin thề, đến trưa không có mưa, xin hãy để con dùng thân thể mình đền tội.”

Thế là Lượng Phụ lệnh cho người chất đống củi lớn, tự mình ngồi trên đống củi, chuẩn bị giờ ngọ 3 khắc sẽ châm lửa tự thiêu.

Gần đến giờ ngọ, khí mây trên núi chuyển màu đen, tiếng sấm nổi lên, một cơn mưa lớn đổ xuống, khắp mọi nơi trong quận đều được tưới mưa. Người đời khi đó đã ca ngợi Lượng Phụ là người chân thành yêu dân.

Trong các kinh điển Đông, Tây đều có luận thuật tương tự về các loại tai họa giáng xuống nhân gian. Khi con người có tội lớn, đạo đức bại hoại, v.v. thì Trời sẽ giáng nạn, ví như hạn hán, động đất, lũ lụt, dịch bệnh, v.v.. Trời giáng tai nạn xuống con người, là phát ra lời cảnh cáo, cũng là một phương thức biểu hiện đặc thù sự từ bi của Thượng Thiên đối với nhân loại, bởi vì nếu người kịp thời tu sửa, lấy tâm chân thành nhìn nhận lại bản thân thì đại nạn có thể được miễn.

Trời là vạn năm, nhưng phương thức Trời nói chuyện lại hàm súc kín đáo. Trời để mọi người bản thân mỗi người hướng nội tìm, tìm xem bản thân đã làm sai những gì, dẫn đến Thượng Thiên phẫn nộ.

Bàn luận về vấn đề này, Tả truyện có viết: “[Khi Trời giáng đại nạn,] Vua Vũ, Vua Thang vạch tội bản thân, thì đều hưng thịnh. Vua Kiệt Vua Trụ quy tội người khác, thì đều bị diệt vong.”

Danh thần Lượng Phụ đời Đông Hán tuy không phải là đế vương nhưng thực tâm yêu dân. Một viên quan nhỏ vô danh, không phải lo ăn mặc, hoàn toàn có thể đứng ngoài việc này. Nhưng trái tim nhân nghĩa từ bi và thiện lương của ông đã đồng cảm với tình cảnh bách. Ông chí thành đối với Trời, chân thành đối với dân, do đó thời giờ đến, tấm lòng người tốt đại thiện hiển lộ rõ, sấm sét nổi lên, mưa to như trút nước, cả quận được tưới mưa, tất cả đều vui mừng.

Theo “Thanh quan Lượng Phụ vì dân xả thân
Đăng trên Minghui.org
Ninh Sơn biên tập

Xem thêm:

Mời xem video: