Thời thượng cổ, khi Đế Nghiêu truyền ngai vị cho Thuấn, thì tặng cho Thuấn 4 chữ: “Duẫn chấp quyết trung” (Tin chắc giữ đạo Trung của mình). Đế Nghiêu yêu cầu Thuấn phải đáp ứng được, nhất định phải chiếu theo “Trung Đạo” mà trị quốc. Đây là tư tưởng “trung chính bình hoà” từ khởi điểm sơ khai nhất, phát triển đến Nho gia thì chính là đạo “Trung Dung”. Vậy một chữ Trung này là bao gồm những hàm ý gì?

Dẫu biết mệnh trời vẫn phải dốc sức tận trách
(Ảnh minh họa: Aphotostory, Shutterstock)

Lý niệm “trung chính bình hoà” trong học thuyết Nho gia, tập trung thể hiện trong đạo “Trung Dung”. Đạo Trung dung là cảnh giới cao nhất mà Nho gia truy cầu đạt được. Trong “Luận Ngữ – Dung dã” có chép: “Trung dung cũng như là đức vậy, là đến cực điểm vậy” (Trung dung chi vi đức dã, kỳ chí hĩ hồ).

Nhà Nho Chu Hy đời Tống đối với đạo Trung Dung lý giải rằng: “Không thiên vị là Trung, không thay đổi là Dung” (Bất thiên chi vi trung, bất dịch chi vi dung), “Người theo Trung dung, không thiên vị không ỷ lại, không quá đi cũng không thiếu đi. Dung – cũng là bình thường” (Trung giả, bất thiên bất ỷ, vô quá bất cập. Dung, bình thường dã).

Đạo Trung dung không phải là hoà vào với bùn, không phải là “bạn cũng được, tôi cũng được, mọi người đều được”, không phải là vô nguyên tắc. Không thiên vị, không ỷ lại chính là đạo Trung, đạo Chính, chính là khách quan công chính, chính là “nhất oản thuỷ đoan bình” (một chén nước đoan chính, bình hoà), chính là không có tư tâm nào cả.

“Trung Dung” giảng: “Khi vui mừng, oán hận, bi ai, khoái lạc chưa bộc phát thì gọi là trung, khi bộc phát rồi mà có thể ước chế thì gọi là hoà; ‘trung’ chính là bản tính căn bản nhất của mỗi người, ‘hoà’ chính là đạo lý mà mỗi người cần noi theo.” (Hỷ nộ suy lạc chi mạt phát vị chi trung, phát nhi giai trung tiết vị chi hoà. Trung dã giả, thiên hạ chi đại bổn dã, hoà dã giả, thiên hạ chi đạt đạo dã)

Vậy nên, nội tâm một người mà không có phát sinh vui mừng, oán hận, bi ai, khoái lạc, khi tâm tĩnh tựa nước, chính là có thể thấy rõ được bản chất của sự vật, có thể đưa ra phán đoán chính xác, đây chính là “trung chính”. Khi phát sinh vui mừng, oán hận, bi ai, khoái lạc, mà có thể điều tiết được tốt, vừa không có “quá”, lại không có “thiếu”, đối với nhận thức và phán đoán sự vật cũng là gần như nhau, đây chính là “bình hoà”. Khi tâm một người đạt được trung chính bình hoà, thì người xử lý sự việc có thể nắm được vững chắc, vừa phải, vừa đủ mức độ và thích đáng phù hợp.

Ngược lại, khi người mà quá vui mừng, quá bi ai, quá nóng giận, quá vui thích khoái lạc, thì không thể lý trí. Các sự tình của con người càng dẫn đến cực đoan, tư tưởng và hành vi càng đi đến cực đoan.

Làm sao có thể khiến sự việc trở lại “dưới sự điều tiết” mà không đi đến cực đoan? Kinh nghiệm của Khổng tử là: “Xét đầu đuôi sự việc mà hiểu hết ra” (khấu kì lưỡng đoan nhi kiệt yên). Xét đầu đuôi có thể nào hiểu hết ra chăng? Khổng tử lại nói: “Xét đầu đuôi, lấy cái chính giữa mà dụng với dân; vì thế mới là vua Thuấn vậy” (Chấp kì lưỡng đoan, dụng kì trung ư dân, kì tư dĩ vi thuấn hồ).

Lấy đạo Trung Dung làm gốc, tâm tường hoà, bình hoà khi khởi lên, những việc bất lương sẽ tiêu tan thành vô hình, tư tưởng của con người từ đó có thể quy chính.

Cũng bởi vì vậy, đạo Trung Dung không lấy việc thay đổi người khác, thay đổi xã hội làm gốc. Điểm cốt lõi của Trung Dung là tu dưỡng bản thân, quan sát đốc thúc được bản thân, giáo dục bản thân, hoàn thiện bản thân, khiến bản thân bồi dưỡng thành người “trung chính bình hoà”, hài hoà với chính mình, hài hoà với người, hài hoà với xã hội, hài hoà với trời đất, cuối cùng, đạt đến cảnh giới “chí thiện chí thánh”. Chỉ bằng cách tu thân mới có thể tề gia, trị quốc, bình thiên hạ được.

(Còn nữa)

Theo Epoch Times tiếng Trung
Kim Khôi

Xem thêm:

Mời xem video: