Lấy đạo Trung Dung làm gốc, tâm tường hoà, bình hoà khi khởi lên, những việc bất lương sẽ tiêu tan thành vô hình, tư tưởng của con người từ đó có thể quy chính. Lý niệm “Trung chính bình hòa” này phổ biến trong rất nhiều phương diện của văn hóa Trung Hoa.

Đạo Trung Dung và lý niệm “Trung chính bình hòa” thời xưa (P2)
(Ảnh minh họa: Aphotostory, Shutterstock)

Trung Y

Chúng ta hiện nay gọi y học Trung Hoa cổ đại gọi là “Trung Y”. Kỳ thật, ý nghĩa ban đầu của “Trung Y” không phải như vậy. Trong kinh điển y học sớm nhất là “Hoàng Đế nội kinh” có viết: “Thượng y trị quốc, trung y trị nhân, hạ y trị bệnh”. Đạo lý y học cao nhất là trị quốc, bởi đại đạo quy về một mối, thấu hiểu đạo tận gốc rễ thì không gì là không thể.

Vậy vì sao nói “Trung y trị nhân”? Là vì người không tốt mới sinh bệnh, đem người điều chỉnh tốt lại rồi, người đó tự nhiên sẽ hết sinh bệnh. Vì điều này, trung y có hàm ý tập trung vào tầng diện con người, không đặt tại tầng diện bệnh, chỉ có hạ y mới là trị bệnh. Trung y, chính là y của đạo Trung, chính là y học tuân theo và kế thừa lý niệm “trung chính bình hòa” mà ra.

Định nghĩa về sức khoẻ trong “Hoàng Đế nội kinh” là gì? Rất đơn giản, “Bình nhân giả bất bệnh dã” (người bình hòa là không có bệnh vậy). Thế nào là “bình nhân”? Y học gia đời Đường là Vương Băng giải thích: Người không có thái quá, cũng không có thiếu, gọi là bình nhân. Nói cách khác, người trung chính bình hòa chính là người khoẻ mạnh. Làm thế nào làm được trung chính bình hòa? Y học gia đời Đường là Tôn Tư Mạc trong “Thiên Kim Yếu Phương” có nói: “Đạo đức bất toàn, túng phục ngọc dịch kim đan, bất năng trường thọ” (Đạo đức không đủ, dù có tiên đan cũng không thể trường thọ). Đạo đức mà đầy đủ, không cầu trường thọ mà trường thọ, không cầu phúc mà phúc đến, cũng gọi là “đại kinh” cho việc dưỡng sinh vậy. Tôn đạo sùng đức, tích thiện tích đức, có thể đạt được thân tâm khoẻ mạnh, phúc thọ đều đến.

Biểu hiện của bệnh là gì? Thái quá hoặc là không đủ, vô luận là bệnh trên thân, hay là bệnh trong tâm, thì đều không nên giống như vậy. Lão tử giảng: “Thiên chi đạo, tổn hữu dư nhi bổ bất túc” (Đạo Trời bớt dư bù thiếu). Có dư, chính là quá rồi; không đủ chính là bất cập. Chiểu theo “Thiên chi đạo”, khi thái quá rồi, chính là cần bớt đi; còn không đủ, chính là bù lại. Cái bớt và bù này, chính là thông qua các loại phương pháp mà khiến bạn hồi phục đến trạng thái tốt, tức là trạng thái trung chính bình hòa.

Trị bệnh của Trung y chính là như vậy. Một là điều chỉnh thân thể. “Hoàng Đế nội kinh” giảng, đầy thì rót ra đi, vơi thì bù vào, không hỏi là bệnh gì, lấy bình như là kỳ vọng vậy. Hai là điều chỉnh tâm, tâm bình khí sẽ hòa, điềm đạm hư vô, chính là có thể đạt được chân khí vẹn toàn, nội tâm tồn được chính khí, tà không thể nào can nhiễu được, tinh thần mà giữ được nguyên vẹn thì làm sao mà có bệnh tật được? Khi mà ngũ tạng, thất tình, khí huyết, âm dương điều hòa thì sẽ không có bệnh.

Âm nhạc

Cổ cầm là một loại nhạc khí Trung Quốc xưa nhất thuộc đàn gảy, tương truyền rằng được sáng tạo từ thời Phục Hy, được liệt vào vị trí đứng đầu trong tứ nghệ “cầm kỳ thư hoạ”. Tự cổ có câu “quân tử chi toạ tất tả cầm hữu thư” (chỗ ngồi của người quân tử thì bên trái là cổ cầm, bên phải là sách), cổ cầm có chứa đựng nội hàm văn hoá phong phú và sâu sắc, là vật mà văn nhân nhã sĩ yêu thích từ trăm nghìn năm qua. Tinh tuý của cổ cầm cũng nằm ở “Trung chính bình hòa”.

Kê Khang trong “Trúc Lâm thất hiền” thời kỳ Nguỵ Tấn nói: “Cổ cầm có thể cảm hoá trời đất mà đạt đến hòa”. Người chơi cổ cầm, ngồi an tĩnh, tâm không có tạp niệm, ngoài thân ra không có vật gì khác, cổ kim đều không tồn tại nữa. Lúc này, chỉ có cổ cầm, chỉ có người, chỉ có thiên địa, chứa đựng tinh thần nội tại mà thiên – địa – nhân ban cho. Cổ cầm khiến người trong tĩnh mà nhìn thấy tự ngã nội tại của bản thân, nuôi dưỡng được tính trung chính bình hòa.

“Lễ ký. Nhạc ký” có giảng: “Nhạc giả, thiên địa chi hòa dã” (Người chơi nhạc, cũng là hài hòa với thiên địa vậy). Trong Luận Ngữ có nói: “Lạc nhi bất dâm, ai nhi bất thương” (Vui mà không dâm dục, buồn mà không đau thương). Quý Trát của Ngô quốc thời Xuân Thu cho rằng âm nhạc là nên “ngũ thanh hòa, bát phong bình, tiết hữu độ, thủ hữu tự” (năm âm hòa, tám âm bình, tiết tấu có mức độ, tuân thủ một cách trật tự). Yến Anh của Tề quốc chủ trương: nhạc khúc là có “thanh trọc (trong đục), đại tiểu (to nhỏ), đoản trường (ngắn dài), cấp từ (vội vàng và thong thả), ai lạc (buồn vui), cương nhu (cứng mềm), trì tốc (chậm nhanh), cao hạ (cao thấp), xuất nhập (ra vào), chu sơ (chu toàn và thô sơ) mà tương hỗ tương trợ nhau vậy”. Kê Khang cho rằng nhã nhạc và dâm thanh (âm thanh dâm dục) là có sự phân biệt rõ ràng then chốt, trong nhã nhạc là có tồn tại một chủng tinh thần “bình hòa”. Những tác phẩm cổ nhạc được lưu truyền và biết đến rộng rãi như “Cao Sơn Lưu Thuỷ”, “Bình Sa Lạc Nhạn”, v.v. đều có đặc tính bình hòa, điềm đạm.

Tuyệt đại bộ phận các ca khúc truyền thống Trung Hoa là các bộ khúc đơn thanh, rất ít có vấn đề về giai điệu chính, phụ và hòa thanh, mà là toàn âm luật là đơn nhất hướng theo chiều ngang mà triển khai, sau đó lại lặp lại chồng lên. Về mặt âm điệu và giai điệu thì thông thường không có sự tương phản quá lớn, quá cao thấp, quá mạnh yếu, nhanh chậm. Ca khúc trước sau đều bảo trì phong cách như thơ, có sự bình ổn, có sự ước thúc nội tại, có hàm súc, thanh tân như “Bình Hồ Thu Nguyệt”, “Dương Quan Tam Điệp”. Phản ánh trong phương diện cấu thành âm luật là hệ thống ngũ âm không có bán cung (Cung, Thương, Giác, Chuỷ, Vũ) tổ thành các điệu khúc bình hòa. Khi nghe âm nhạc Trung Hoa cổ đại, người nghe cơ bản cảm thụ được sự yên tĩnh, tường hòa, nhẹ nhàng, thả lỏng, có đầy đủ thi tình hoạ ý.

Văn hoá lễ nhạc của Nho gia cho rằng, nhạc khúc trung chính bình hòa, ôn nhu chất phác có thể hun đúc, điều hòa tính tình con người, khiến khí huyết bình hòa, tinh thần bảo trì trạng thái hài hòa và phấn khởi vui vẻ, từ đó mà tiến một bước đạt đến được quan hệ gia đình, xã hội hài hòa và an định. Cái gọi là “chơi nhạc mà đến cực thanh, tu lễ mà đến thực hành cho thành, tai mắt thông minh, huyết khí bình hòa, thay đổi phong tục, thiên hạ đều an, vui vẻ thiện lành” cuối cùng đạt đến cảnh giới cao nhất “Thiên nhân hợp nhất”. Văn hoá Nho gia lấy âm nhạc làm nơi để an dưỡng tinh thần, lấy “nhạc” làm cảnh giới hòan thành nhân cách, tức như cái gọi là “hứng trong thơ, lập định trong lễ, thành trong nhạc” (hứng ư thi, lập ư lễ, thành ư nhạc).

“Trung chính bình hòa” – Trời đất rộng lớn

Lão Tử giảng: “Trị đại quốc nhược phanh tiểu tiên” (Trị nước lớn khác gì nấu cá nhỏ). Cái lý trị một quốc gia lớn, cùng với việc rán một con cá nhỏ trong nồi là cùng 1 đạo lý. Lý niệm “trung chính bình hòa” quán thông xuyên suốt tất cả các phương diện từ việc tu thân dưỡng tính của con người, cho đến y học, âm nhạc, kiến trúc và trị quốc bình thiên hạ.

Mặt trăng chuyển động quanh địa cầu có một quỹ đạo cố định, địa cầu chuyển động quanh mặt trời có một quỹ đạo cố định, mặt trời vận chuyển trong hệ ngân hà cũng có một quỹ đạo cố định. Vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều là đang chiếu theo quy luật khách quan mà vận hành có trật tự. Con người cũng vậy, làm đến được “trung chính bình hòa”, chính là đang vận hành theo quỹ đạo, chính là đang đi trên Đại đạo quang minh. Còn tách ly khỏi “trung chính bình hòa”, chính là có thể ra khỏi quỹ đạo, cuối cùng thân tâm cùng bị huỷ.

“Trung chính bình hòa” đã thấm nhuần trong dòng sông lịch sử, thuận ứng với nhân tâm thiên lý, mang đến được giá trị quan ưu tú vượt bậc cho tư tưởng, hành vi để làm người chân chính.

Người có thể làm đến được “trung chính bình hòa”, nhỏ thì có lợi cho việc kinh doanh, lớn hơn thì có thể trị cả một vùng đất. Nếu có thể lễ nhạc hài hòa, thứ tự rành mạch có lý, thì có thể trị quốc an bang, có thể đắc được Thiên thời, thu được Địa lợi, tụ được Nhân hòa.

Đạo “trung chính bình hòa” tổng thể là bảo trì một tâm thái từ bi tường hòa, giống như nước vậy “làm lợi vạn vật mà không tranh”, cuối cùng sẽ là thân thì tu, gia thì tề, quốc thì trị, thiên hạ thái bình!

Theo The Epoch Times tiếng Trung
Kim Khôi

Xem thêm:

Mời xem video: