Thời cổ đại, từ bậc Thiên tử, Đại thần đến dân thường ai ai cũng đều kính tín Phật, Đạo, Thần. Ngay cả những người có đạo đức cao, người tu hành chân chính cũng rất được mọi người tôn kính.

Cổ nhân có câu: “Trên đầu ba thước có Thần linh”, hay “Đả tăng mạ Đạo, tất có ác báo” (đánh giết sư phỉ báng Phật Pháp, tất có ác báo). Nhưng, cách giáo dục “vô thần” đã khiến cho không ít người ngày nay không tin vào nhân quả báo ứng, “thiện ác có báo”. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp làm việc ác mà bị quả báo ngay lập tức khiến nhiều người tỉnh ngộ.

Dưới đây xin kể lại ba trường hợp bị báo ứng vì hủy hoại miếu thờ và tượng Phật trong thời cách mạng văn hóa.

Câu chuyện tượng Phật Di Lặc tại cung điện Ung Hòa Cung

cách mạng văn hóa
(Hình bức tượng Phật Phật Di Lặc tại cung điện Ung Hòa Cung. Qua: kknews.cc)

Tại cung điện Ung Hòa Cung ở Bắc Kinh, Trung Quốc có một bức tượng Phật Di Lặc vô cùng tráng lệ. Bức tượng Phật này cao 18m, oai hùng uy vũ, trang nghiêm và thần thánh.

Bức tượng Phật Di Lặc này được xây dựng vào triều đại nhà Thanh, niên hiệu vua Càn Long. Năm ấy, triều đình đã chuyển đến một cây cổ thụ quý hiếm lấy từ Tây Tạng, sau đó mời thợ thủ công có tay nghề cao siêu về chế tác ra. Để bức tượng Phật đứng thẳng, tại hai bên và phía sau của bức tượng, người chế tác đã xây dựng hành lang cao hai tầng để giữ. Hành lang này chỉ rộng đủ để cho phép một người đi qua. Giữa hành lang và bức tượng Phật người ta dùng dây cáp để giằng lại, đỡ lấy bức tượng.

Theo thông tin báo cáo từ mạng văn hóa và lịch sử: Trải qua sự tàn phá thảm trọng của “Cách mạng văn hóa” nhưng bức tượng Phật Di Lặc và Ung Hòa Cung vẫn không bị phá hủy thậm chí còn hoàn toàn nguyên vẹn. Nguyên nhân bức tượng Phật và cung điện này không bị Hồng vệ binh phá hủy khiến người đời không khỏi “sợ hãi.”

Một vị Lạt Ma hơn 70 tuổi, ở tại cung điện kể rằng: Vào thời kỳ “Cách mạng văn hóa” đã có 3 người là Hồng vệ binh đến đây để phá hủy bức tượng. Người thứ nhất trèo lên hành lang, giơ rìu lên để chém đứt dây cáp nhưng chiếc rìu rơi xuống không đụng vào dây cáp mà lại chém đúng vào đùi anh ta. Người thứ hai lại cầm rìu chém, cũng chém không được mà ngã lăn xuống chết tại chỗ. Người thứ ba chứng kiến cảnh ấy thấy quá sợ hãi và không dám làm gì. Từ đó về sau, không còn ai dám động đến bức tượng Phật nữa. Bức tượng Phật Di Lặc và cung Ung Hòa cứ như vậy, bình an vô sự mà được bảo tồn đến sau này.

Câu chuyện bức tượng Trượng Bát

cách mạng văn hóa
(Bức tượng Trượng Bát tại Sơn Đông. Ảnh: Qua Visiontime)

Trong chùa Hưng Quốc tại huyện Bác Hưng, thành phố Tân Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc có một bức tượng Phật nổi danh được làm bằng đá. Bức tượng này cao một trượng tám (1 trượng = 10 thước) nên được người dân địa phương gọi là “Tượng Phật Trượng Bát” hay cũng gọi là “Tượng Phật đá Trượng Bát.”

Người dân địa phương đều biết, bức tượng Phật này được lắp đặt lại phần đầu trong mấy thập niên gần đây. Sự việc này là có liên quan đến một câu chuyện thật như sau:

Thời “Cách mạng văn hóa,” vô số chùa chiền, đền thờ và tượng Phật ở Trung Quốc đều bị đập hủy và bức tượng Phật Trượng Bát bằng đá này cũng không ngoại lệ. Người tổ trưởng của tổ chức thực hiện “Cách mạng văn hóa” ở địa phương nơi đây đã mượn việc đập phá tượng Phật để “lập uy, lập thành tích” cho mình. Ông ta vừa đập vừa bắn một cách điên cuồng, khiến nhiều người dân dù muốn cũng không dám đến khuyên can.

Người tổ trưởng này ban đầu lệnh cho một người trong nhóm bắn vào con mắt của bức tượng Phật. Dường như cảm thấy chưa đủ, ông ta triệu tập một nhóm người đến vừa đập vừa nện, nhưng bức tượng Phật vẫn không bị đổ. Người tổ trưởng này vô cùng bực bội vì đập mãi mà bức tượng vẫn không đổ nên đã điều một chiếc máy kéo từ địa phương khác tới. Ông ta dùng dây buộc vào cổ bức tượng đá Trượng Bát này rồi khởi động cho máy kéo chạy. Kết quả khiến cho đầu của bức tượng đá bị đứt ra khỏi thân và rơi xuống mặt đất.

Sau khi sự tình này xảy ra không lâu thì người mà đã cầm súng bắn vào mắt bức tượng Phật trong lúc đang lao động thì bị đá bắn vào mắt và bị mù. Người tổ trưởng kia trong một lần ngồi bên cạnh ghế lái máy kéo, vì không cẩn thận đã bị ngã xuống đất và lập tức bị bánh xe sau của máy kéo nghiền qua cổ khiến cho đầu bị lìa khỏi cổ mà chết tại chỗ.

Bị quả báo vì đập phá miếu thờ, vũ nhục tổ tiên

cách mạng văn hóa
(Một cảnh thiêu hủy trong “cách mạng văn hóa” Trung Quốc. Ảnh: Qua barnesandnoble.com)

Trong dãy núi thuộc phía bắc của huyện Cử, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc có một ngôi làng mà người thuộc dòng họ Lưu chiếm đa số. Thời kỳ “Cách mạng văn hóa” càn quét khắp đất nước thì thôn trang nhỏ hẻo lánh này cũng không thoát khỏi. Trong quá trình mở rộng cuộc vận động “phá tứ cựu”, người dân trong thôn đã bị kêu gọi, ép buộc mà phá hủy vô số đồ cổ. Chỉ còn một ngôi miếu nhỏ và bài vị tổ tiên ở gian chính là không ai trong thôn dám động đến.

Nhưng, trong thôn làng nhỏ ấy có hai thanh niên trẻ tuổi thuộc dạng “to gan lớn mật,” “không biết trời cao đất dày” tự vỗ ngực tuyên bố: “Các người không dám đập, chúng ta dám!”

Kết quả, ngôi miếu nhỏ bị hai người họ đập đổ tan hoang. Không những thế, họ còn dùng chân giẫm nát bài vị của tổ tiên, sau đó đem ném xuống con sông nhỏ ở trước thôn. Sau khi hủy hoại miếu và bài bị tổ tiên xong, một người mệt mỏi trở về nhà, người còn lại ngồi vắt chéo chân trên một tảng đá ở ven sông nghỉ ngơi.

Không hiểu sao, người trở về trước, sau khi về đến nhà đột nhiên bụng bị đau quằn quại, nằm lăn lộn trên mặt đất. Mẹ của người thanh niên này vốn là một người tin vào Thần Phật, nhìn thấy cảnh con trai sau khi đập miếu trở về nhà bị bạo bệnh, tính mạng khó giữ nên đã công khai quỳ gối bái lạy, lê từ nhà đến ngôi miếu nhỏ kia để thay con trai nhận lỗi bất chấp bị “phê đấu” thời bấy giờ (phê đấu là bị công khai xử tội trong thời “Cách mạng văn hóa”).

Người thanh niên này cũng kịp thời nhận ra mình đã bị báo ứng vì việc làm tội lỗi nên trong lòng vô cùng hối hận, phát tâm kính trọng Thần Phật. Kết quả thật kinh ngạc, bụng anh ta đã dần dần giảm đau, cuối cùng cơn đau hoàn toàn biến mất.

Nhưng người thanh niên ngồi nghỉ bên bờ sông thì không được may mắn như vậy. Sau khi đã nghỉ ngơi hết mệt, anh ta đứng dậy ra về thì bị ngã sấp xuống mặt đất. Sau khi cố gắng đứng dậy, thì phát hiện hai chân bị uốn cong lại như bị khoèo. Cho dù cố gắng dùng lực thế nào, anh ta cũng không thể đứng thẳng dậy được.

Điều kỳ lạ là, hai chân còn bị giao nhau ở một chỗ, không mở được ra. Lưng của anh ta cũng bị gập xuống, cố gắng hết sức cũng không thẳng được lên khiến cho đầu của anh ta áp sát xuống mặt đất. Lúc đi đường, anh ta phải dùng cả hai tay hỗ trợ mới đi lại được. Từ đó về sau, trong suốt quãng đời còn lại anh ta đều phải đi với tư thế này, vô cùng thống khổ. Tư thế này của anh ta giống y như động tác dập đầu bái Phật.

Người dân địa phương đều cho rằng, người thanh niên này vì đập miếu, làm nhục bài vị tổ tiên mà bị báo ứng như vậy. Cho nên, mọi người đều gọi anh ta là: “Người dập đầu đi đường”. Người thanh niên này phải chịu tư thế đi như vậy mãi cho đến hơn 70 tuổi thì qua đời.

An Hòa (biên dịch)

Xem thêm: