Dòng họ Nguyễn Cửu: Danh gia vọng tộc của triều Nguyễn (P3)

Không chỉ vào thời bình mà cả những lúc nguy nan, dòng họ Nguyễn Cửu vẫn theo sát phò tá triều Nguyễn, nhiều người trong số đó vì trung thành mà hy sinh.

Nhiều đời được Chúa gả Công nữ, phong làm Phò mã

Khi Nguyễn Cửu Kiều vào nam theo chúa Nguyễn thì được chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên gả Công nữ Ngọc Đỉnh cho. Sau này hậu duệ Nguyễn Cửu cũng nhận được sự tin tưởng và nhiều người được Chúa gả Công nữ, phong làm Phò mã như:

  • Phò mã Trung quốc công Nguyễn Cửu Thế (con trai trưởng của Nguyễn Cửu Ứng tức cháu nội Nguyễn Cửu Kiều) lấy Công nữ Ngọc Phượng.
  • Con trai thứ tư của Phò mã Cửu Thế lại được Chúa gả Công nữ Ngọc Doãn, được phong là Phò mã Hoán quận công Nguyễn Cửu Pháp.
  • Con của Cửu Pháp được lấy Công nữ Ngọc Ái, phong là Tiết chế Chưởng doanh Phò mã Thạc Quận công Nguyễn Cửu Sách.
  • Con gái trưởng của chúa Nguyễn Phúc Khoát là Công nữ Ngọc Tuyên được gả cho Tiết chế Chưởng dinh Phò mã Kế Quận công Nguyễn Phúc Thống (hay Nguyễn Cửu Thống).

Lúc lâm nguy vẫn trung thành phò tá chúa Nguyễn

8 đời chúa Nguyễn có công lớn khai phá mở rộng lãnh thổ, di dân về phương nam, sau khoảng 200 năm thì trải dài đến tận vùng cực Nam, định hình nên nước Việt Nam ngày nay. Dân chúng được an cư lạc nghiệp, văn hóa phát triển, binh lực hùng mạnh.

Tuy nhiên chúa Võ vào cuối đời bị cậu là Trương Phúc Loan dụ dỗ dẫn vào con đường ăn chơi sa đọa, việc Triều chính để mặc cho Phúc Loan lo liệu. Từ đó Trương Phúc Loan mặc sức thao túng vơ vét khiến Đàng Trong ngày càng suy yếu, dân chúng ca thán.

Năm 1771 nổ ra cuộc khởi nghĩa Tây Sơn với khẩu hiệu diệt Trương Phúc Loan, phò hậu duệ chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Dương. Dân chúng do bất mãn với Trương Phúc Loan nên đi theo khởi nghĩa rất đông.

Chúa Nguyễn Phúc Thuần điều quân quân đánh dẹp nhưng không được, sau phải nhờ đến Nguyễn Cửu Thống, Nguyễn Cửu Sách xuất quân mới dẹp yên được Tây Sơn trong một thời gian, diệt được các tướng người Hoa trong hàng ngũ quân Tây Sơn. Cuốn gia phả “Vân Dương kinh phổ” của họ Nguyễn Cửu ghi chép rằng:

“[Đức Duệ Tôn] (tức chúa Nguyễn Phúc Thuần) đặc biệt sai Tiết chế Chưởng dinh Phò mã Kế Quận công Nguyễn Phúc Thống điều hành bộ binh, Tiết chế Chưởng doanh Phò mã Thạc Quận công Nguyễn Cửu Sách điều hành Thủy binh, Tiên phong Tổng Nhung [tên] Thành và Tán lý [tên] Đán cùng tiền quân thẳng đến giữ Thạch Tân (tục gọi là Bến Đá), bắn chết tướng của “Ngụy” [Tây Sơn] người nhà Thanh tên là Nhiễu, Đào, Hiến, Tiệp.”

Cuối năm 1773, Tiết chế quân Nguyễn là Tôn Thất Hương đưa quân đến núi Bích Kê (ở Bình Định) nhằm đánh quân Tây Sơn nhưng bị đội quân người Hoa trong hàng ngũ Tây Sơn là Tập Đình và Lý Tài đánh bại, Tôn Thất Hương tử trận.

Trên đà thắng, quân Tây Sơn chiếm luôn Bình Thuận, Diên Khánh, Bình Khang và chuẩn bị chiếm Quảng Nam vốn rất giàu có nhờ cảng biển Hội An. Tuy nhiên Nguyễn Cửu Dật nhân đêm tối đưa quân đánh úp quân Tây Sơn và giữ được Quảng Nam.

(Tranh minh họa: Họa sĩ Sỹ Hòa, Báo Bình Phước Online)

Nhân cơ hội Đàng Trong có biến, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đưa quân tiến vào nam, đưa ra khẩu hiệu diệt Trương Phúc Loan để lấy lòng dân chúng.

Quân chúa Nguyễn hai đầu thọ địch, phải đối phó cả quân Tây Sơn và quân chúa Trịnh. Năm 1774, quân chúa Trịnh tiến đánh Kinh thành Phú Xuân, chúa Ngyễn Phúc Thuần phải chạy vào Quảng Nam.

Theo sát bên chúa Nguyễn vào Quảng Nam lánh nạn chính là các thành viên của gia tộc Nguyễn Cửu như Doãn Đức hầu Nguyễn Cửu Pháp giữ chức Phụ chính cùng các con là Thạc quận công Nguyễn Cửu Sách, Nguyễn Cửu Thân, Nguyễn Cửu Dật, ngoài ra còn có Nguyễn Cửu Tuấn, Nguyễn Cửu Đàm…

Sau này Cửu Đàm, Cửu Tuấn, Cửu Dật, Cửu Thống đều vì trung thành với chúa Nguyễn mà hy sinh.

Hậu duệ tiếp tục phò tá cho nhà Nguyễn

Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Vua, hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn. Con cháu dòng họ Nguyễn Cửu tiếp tục phò tá cho nhà Nguyễn như, có thể kể tới nhiều cái tên:

  • Nguyễn Cửu Lợi là con trai của Nguyễn Cửu Sách làm Thị Nội Cai Cơ vào năm 1805, đến năm 1815 được thăng làm Phó Vệ úy vệ Uy Vũ, sau được giao trấn thủ Bắc Ninh.
  • Nguyễn Cửu Đức sinh năm 1794, làm Cai đội ở Cẩm Y vệ vào năm 1820 thời vua Minh Mạng, sau đó thăng làm Lãnh binh ở Quảng Nam và Nghệ An. Ông từng ra bắc dẹp loạn và được giao chức Tổng đốc Ninh Thái.
  • Nguyễn Cửu Trường sinh năm 1805, đỗ kỳ thi Hương, thi Hội đỗ đầu, vào đến thi Đình ông lại tiếp tục đỗ đầu tức Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân Đệ nhất danh, được xưng tụng là Đình Hội lưỡng nguyên. Ông làm quan đến Hộ bộ Hữu Thị lang Sung biện nội các sự vụ.

Bởi vì những công lao này, dòng họ Nguyễn Cửu làng Vân Dương được xem là một trong những danh gia thế tộc nổi bật nhất của triều Nguyễn. Nhiều danh nhân được đưa vào đền thờ phụng như Nguyễn Cửu Dật, Nguyễn Cửu Tuấn, Nguyễn Cửa Đàm được đưa vào đền thờ “trung tiết công thần”. Nguyễn Cửu Hanh, Nguyễn Cửu Kỷ được đưa vào đền “Trung hưng công thần”.

Năm 1849, vua Tự Đức sắc phong cho dòng họ Nguyễn Cửu bức hoành phi “Nhất môn trung nghĩa” để ghi nhận tấm lòng trung nghĩa và công lao của dòng họ này.

(Hết)

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Anh Quốc loan báo gói viện trợ quân sự ‘lớn nhất trước nay’ cho Ukraine

Văn phòng của Thủ tướng Rishi Sunak phát đi tuyên bố cho biết, gói viện…

4 phút ago

Sở hữu trí tuệ cảm xúc (EQ) đỉnh cao với những phương pháp này

Napoléon Bonaparte từng nói: “Một người có thể kiểm soát cảm xúc của mình vĩ…

20 phút ago

Sách xanh 2024: Nhật Bản muốn duy trì mối quan hệ cân bằng với Trung Quốc

Sách xanh ngoại giao mới, báo cáo chính sách đối ngoại hàng năm của Nhật…

38 phút ago

Bạc Liêu: Nhiều sai phạm tại bệnh viện 200 tỷ đồng

Thanh tra tỉnh Bạc Liêu chỉ ra hàng loạt sai phạm với Dự án mua…

2 giờ ago

Trước chuyến thăm TQ của Ngoại trưởng Blinken, Mỹ lên án tội ác nhân quyền của ĐCSTQ

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo nhân quyền mới lên…

2 giờ ago

Đài Loan: Hơn 200 vụ động đất trong đêm 22/4 và sáng 23/4; không có thiệt hại lớn

Huyện Hoa Liên miền đông Đài Loan vào chiều tối thứ Hai (22/4) và sáng…

2 giờ ago