Đường đời của bất kỳ ai đều không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Một người khi đối mặt với tình cảnh cực khổ và suy sụp, nếu muốn bảo trì được một loại tâm thái khoáng đạt, bảo trì được một thái độ nhân sinh tích cực, lạc quan hướng về phía trước thì người ấy cần phải có trí tuệ bác đại và khí độ phi phàm.

Trong thế gian, một người bình thường vô cùng coi trọng được mất, coi trọng lợi ích của cá nhân, nên sẽ rất khó để khống chế được thất tình (hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục) và lục dục (sáu loại dục vọng do mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý niệm mà ra) của bản thân. Và như vậy, người ấy sẽ mãi bị dục vọng của bản thân trói buộc mà không thể thoát ra ngoài được. Mọi suy nghĩ, tầm nhìn của người ấy đều bị dục vọng của bản thân thao túng.

Nhưng những bậc giác ngộ, người tu hành thời xưa lại có thể xem nhẹ danh lợi tình sắc, họ cũng có thể làm được khoan dung, nhường nhịn người khác. Đó là bởi vì trí tuệ và khí độ của những người này đã vượt xa trí tuệ và khí độ của một người bình thường rất nhiều lần.

trí tuệ
Lưu Bị tới tìm Gia Cát Lượng. (Tranh: Kano Oshin, Public Domain)

Gia Cát Lượng, vị quân sư được xưng là hiện thân của trí tuệ, đã đưa ra một con đường để có được trí tuệ ấy, chính là “đạm bạc và tĩnh lặng”. Ông giảng: “Phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn”, không đạm bạc thì cái chí không sáng, không tĩnh lặng thì không thể suy nghĩ được xa.

Câu danh ngôn này có xuất xứ từ “Giới tử thư” – thư viết cho con trai của Gia Cát Lượng. Đại ý của câu danh ngôn này là khi một người không theo đuổi danh lợi, cuộc sống đơn giản mộc mạc thì mới có thể hiển lộ ra chí hướng của bản thân. Một người khi không theo đuổi sự náo nhiệt, giữ tâm tình an bình thanh tĩnh mới có thể nhìn được xa, đạt được mục tiêu cao. Câu nói ngắn gọn nhưng lại hàm chứa đạo tu tâm dưỡng tính cực kỳ cao thâm của Gia Cát Lượng.

Để có thể giữ tâm được tĩnh, trong “Giới tử thư”, ngay lời mở đầu, Gia Cát Lượng đã ân cần khuyên bảo con trai phải “lấy tĩnh tu thân, lấy kiệm dưỡng đức”. Ý tứ của ông là khuyên bảo con phải “thanh tâm quả dục”, giảm bớt ham muốn, dục vọng của bản thân để tu thân, dưỡng đức. “Thanh tâm quả dục” cũng chính là bước tiền đề để một người có thể giữ tâm được tĩnh. Khi một người có thể “tĩnh tâm như nước” thì có thể đạt đến cảnh giới “thiên nhân hợp nhất” mà trí tuệ được khai sáng.

Tĩnh lặng là một loại cảnh giới tinh thần cao thượng. Nó không phải thông qua hoàn cảnh điều kiện hay ngoại lực bên ngoài đến cải biến trạng thái tâm linh của bản thân. Trong trần thế hỗn loạn, một người có thể thông qua tu dưỡng tâm linh của bản thân mình mà đạt được đến cảnh giới bình thản tường hòa thì giống như con trai ngậm cát, trong cô độc thống khổ mà tạo ra ngọc sáng vậy. Suy nghĩ của một người ở trong thời khắc tĩnh lặng nhất chính là sự kết tinh trân quý nhất sau khi linh hồn thăng hoa.

Sự tĩnh lặng đối với một người mà nói còn là một loại trạng thái cao quý. Tĩnh lặng chân chính thuộc về người tràn đầy sức mạnh nội tâm. Ở thời điểm nào, trong hoàn cảnh xấu như thế nào, khó khăn ra sao, họ cũng sẽ suy xét lại bản thân mình một cách triệt để. Bởi vì có thể thời khắc suy xét lại bản thân nên tâm của người ấy cũng được thăng hoa mà nhìn thấu hơn được mục đích cuộc đời mình.

Một người muốn tiêu trừ đi những phiền não và tạp niệm trong tâm linh thì không thể thiếu sự tĩnh lặng. Một người nếu thực sự yêu quý sinh mệnh của bản thân thì nhất định phải tu tâm dưỡng tính. Ai cũng sẽ có ngày đi đến cuối cùng của sinh mệnh, tiền tài của cải tiêu tan hết, hết thảy chỉ là nhất thời, chỉ có tinh thần là trường tồn. Cho mục tiêu theo đuổi của một người trong đời nên là một loại cảnh giới tinh thần, không nên là vật ngoại thân.

Trong thế giới ồn ào, hỗn loạn, tâm linh của một người nên là giống như núi cao bất động, thanh bần đạo hạnh, không thể giống như cỏ dại trong nước, nước chảy bèo trôi. Ở nơi phố xá sầm uất, trong hoàn cảnh náo nhiệt, mà có thể thản nhiên như người ngoài cuộc, không gì có thể thay đổi được sự tĩnh lặng trong tâm, thì đó chính là người dù thân đang ở cõi hồng trần mà tâm đã xuất thế từ lâu.

Nhà Phật cho rằng, hết thảy phiền não trong cuộc đời đều là đến từ dục vọng không an phận. Xã hội đủ loại hấp dẫn, mê hoặc khiến cho người ta không còn tĩnh lặng mà suy ngẫm về ý nghĩa cuộc đời mình. Tu dưỡng tâm linh không phải việc một sớm một chiều, nhưng chỉ người có tu dưỡng mới có thể có được chốn trở về tốt đẹp cho tâm linh của mình.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video: