Hoàng Công Chất: Lãnh chúa ghi dấu ấn với người dân Tây Bắc (P1)

Vào thời vua Lê chúa Trịnh, Tây Bắc là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số. Nơi đây vốn ở xa triều đình, không được đoái hoài, lại liên tục bị các đội quân địa phương, quân thổ phỉ từ nhà Thanh, Thượng Lào đến tấn công, chiếm đóng cướp bóc. Vì thế mà người dân Tây Bắc phải tự bảo vệ mình, mỗi vùng đất đều có các Chúa, Lãnh chúa nhằm bảo vệ dân chúng. Một nhân vật nổi lên vào thời kỳ này là lãnh chúa Hoàng Công Chất.

Giặc Phẻ tàn sát dân Tây Bắc

Từ đầu thế kỷ 18, nhóm cư dân Tày – Thái ở Thượng Lào và miền nam Vân Nam của nhà Thanh liên tục tấn công Mường Thanh. Người dân Tây bắc gọi họ là “giặc Phẻ” (hay còn gọi là Phọng, Nhuồn).

Năm 1740, giặc Phẻ đưa quân đến chiếm Mường Thành (Điện Biên). Chúa người Tày Lự không chống được phải bỏ trốn, kết thúc 19 đời Chúa ở đây.

Chiếm được Mường Thanh, giặc Phẻ tiếp tục tiến đến cướp phá Sơn La. Các Chúa người Thái phải cầu cứu triều đình chúa Trịnh. Quân triều đình phải vô cùng vất vả mới đuổi đươc giặc Phẻ chạy về Mường Thanh. Đến đây thì quân triều đình không còn lực và cũng không muốn tiến tiếp.

Tại Mường Thanh giặc Phẻ mặc sức cướp bóc tàn sát dân chúng. Nhiều người dân phải phiêu bạt khắp nơi. Nhiều thủ lĩnh tập hợp dân chúng chống lại nhưng đều bị thất bại. Những người chống đối bị hành hạ, đầu lâu bị mang ra bêu dưới chân thành Tam Vạn.

Tham gia khởi nghĩa

Lúc này, Đàng Ngoài ở trong giai đoạn sup sụp, chúa Trịnh Giang chỉ lo ăn chơi, bỏ mặc dân chúng. Đê sông Hồng, sông Mã mấy năm liền bị vỡ khiến hạn hán lũ lụt gây mất mùa, dân chúng đói khổ, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra. Các cuộc khởi nghĩa này dần dần bị dập tắt, duy chỉ có cuộc khởi nghĩa Hoàng Công Chất là tồn tại lâu nhất.

Hoàng Công Chất tên thật Hoàng Công Thư, sinh năm 1706 trong một gia đình nghèo ở làng Hoàng Xá, huyện Thư Trì, trấn Sơn Nam Hạ, tỉnh Thái Bình, nay thuộc xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư.

Năm 1739, Hoàng Công Chất gia nhập cuộc khởi nghĩa của hai anh em Nguyễn Tuyển và Nguyễn Cừ ở Ninh Xá.

Năm 1741, cuộc khởi nghĩa bị thất bại, thủ lĩnh Nguyễn Tuyển bị hạ sát, Nguyễn Cừ bị bắt. Hai tướng trụ cột là Hoàng Công Chất và Nguyễn Hữu Cầu tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân, nhưng tách ra thành hai cánh quân khác nhau.

Nghĩa quân Hoàng Công Chất giỏi thủy chiến. (Tranh minh họa: Họa sĩ Sỹ Hòa, Báo Bình Phước Online)

Hoàng Công Chất đưa quân đến hoạt động ở Sơn Nam, giỏi thủy chiến, thường ra vào nơi cỏ rậm bùn lầy không để lại dấu vết khiến quân Trịnh khốn đốn. Trong khi đó Nguyễn Hữu Cầu đưa quân đến Đồ Sơn và xây dựng nơi đây thành căn cứ vững chắc. Hai nghĩa quân liên kết với nhau khá chặt chẽ khiến quân Trịnh tổn thất lớn.

Chiếm Khoái Châu

Để đối phó với nghĩa quân ở Sơn Nam, năm 1743, thống lĩnh Trương Nghiêu đưa quân tiến đánh, một trận chiến lớn xảy ra. Nghĩa quân đã đẩy lui cuộc tấn công này, giữ vững căn cứ.

Lúc này chúa Trịnh Doanh lên ngôi thay cho Trịnh Giang, cho người đến chiêu an. Hoàng Công Chất quyết định trá hàng nhằm có thời gian củng cố lực lượng. Chúa Trịnh Doanh đồng ý ban tước cho Hoàng Công Chất, giao cho quản lý vùng Sơn Nam, nhưng phải giải binh và về triều yết bái. Hoàng Công Chất không nghe theo mà nhân cơ hội chiếm luôn phủ lỵ Khoái Châu.

Chúa Trịnh Doanh điều đại quân đến đánh, nghĩa quân bị thiệt hại nặng nhưng vẫn làm chủ được vùng Khoái Châu.

Năm 1745 chúa Trịnh Doanh giao cho Hoàng Ngũ Phúc và Phạm Đình Trọng đưa quân tiến đánh nghĩa quân Nguyễn Hữu Cầu ở Xương Giang.

Tận dụng cơ hội này, Hoàng Công Chất cho quân tiến đánh Thường Tín – Phú Xuyên, chiếm Phù Vân, bắt được Trấn thủ Sơn Nam là Hoàng Công Kỳ. Chiến thắng này đã cổ vũ rất lớn cho người dân ở Sơn Nam. Nghĩa quân cũng tiến đánh các huyện lân cận nhằm hỗ trợ cho nghĩa quân của Nguyễn Hữu Cầu.

Phối hợp đánh Thăng Long

Sau một thời gian liên tục lo chống đỡ quân triều đình, năm 1746, Nguyễn Hữu Cầu cho quân về Sơn Nam liên kết với quân của Hoàng Công Chất. Thấy Sơn Nam gặp nguy, chúa Trịnh Doanh cho Phạm Đình Trọng đưa quân trong thành Thăng Long đến giải nguy.

Thấy quân trong thành Thăng Long được điều bớt đi, năm 1748, Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất lên kế hoạch tiến quân thẳng vào thành Thăng Long. Hai nghĩa quân quyết định bí mật tập trung quân ở bến Bồ Đề trong đêm rồi tấn công Thăng Long.

Tuy nhiên cuộc chuyển quân lại chậm hơn kế hoạch. Đến sáng hai nghĩa quân mới tập kết đến Bồ Đề nên không thể giữ được bí mật nữa. Chúa Trịnh Doanh phải đích thân cầm quân ra chặn lại ở bến Nam Tân, Phạm Đình Trọng đưa quân đánh tập hậu sau lưng. Nghĩa quân không thể đánh vào Thăng Long được, phải rút lui.

Tới Hưng Hóa

Sau lần ấy, chúa Trịnh tập trung quân tiến đánh Sơn Nam. Trước sức mạnh của quân triều đình, nghĩa quân không chống nổi, Nguyễn Hữu Cầu phải đưa quân đến Nghệ An, Hoàng Công Chất đưa quân đến Thanh Hóa liên kết với quân của Lê Duy Mật (một hoàng thân nhà Lê muốn đánh Trịnh khôi phục thực quyền cho nhà Lê).

Năm 1750, Hoàng Công Chất theo đường núi đưa quân đến Hưng Hóa. Thời đấy Hưng Hóa là vùng đất rất lớn ở Bắc hà, bao gồm các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, một phần lãnh thổ Lào và một phần tỉnh Vân Nam của Trung Quốc ngày nay.

Tại đây Hoàng Công Chất liên kết với quân khởi nghĩa ở giáp biên giới Vân Nam của nhà Thanh. Triều đình đưa quân đến đánh nhưng bị quân khởi nghĩa đánh bại.

Củng cố lực lượng ở Ai Lao

Đến năm 1751, một loạt các cuộc khởi nghĩa bị dẹp, trong đó có 2 cuộc khởi nghĩa lớn là của Nguyễn Hữu Cầu và Nguyễn Danh Phương. Triều đình rảnh tay hơn, đưa quân tấn công Hoàng Công Chất. Trước sức mạnh của quân triều đình, Hoàng Công Chất đưa quân chạy sang tận Ai Lao.

Cũng vào năm 1751, tại Mường Thanh nơi đang bị giặc Phẻ chiếm đóng, hai thủ lĩnh người Thái là Lò Văn Ngải, Lò Văn Khanh tập hợp dân Mường Thanh chống giặc Phẻ. Nhưng vì lực lượng còn yếu nên họ không thể đương đầu được, phải rút lên vùng núi cao.

Nghe tin Hoàng Công Chất đang ở Ai Lao củng cố lực lượng, Lò Văn Ngải và Lò Văn Khanh đã liên kết với nghĩa quân. Hoàng Công Chất sau một thời gian ở Ai Lao củng cố lực lương, khi đã mạnh liền quyết định đến Mường Thanh đánh giặc Phẻ cứu dân chúng nơi đây.

(Còn nữa)

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Bạc Liêu: Nhiều sai phạm tại bệnh viện 200 tỷ đồng

Thanh tra tỉnh Bạc Liêu chỉ ra hàng loạt sai phạm với Dự án mua…

33 phút ago

Trước chuyến thăm TQ của Ngoại trưởng Blinken, Mỹ lên án tội ác nhân quyền của ĐCSTQ

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo nhân quyền mới lên…

1 giờ ago

Đài Loan: Hơn 200 vụ động đất trong đêm 22/4 và sáng 23/4; không có thiệt hại lớn

Huyện Hoa Liên miền đông Đài Loan vào chiều tối thứ Hai (22/4) và sáng…

1 giờ ago

Thêm trường hợp giáo sư TQ làm việc tại Nhật Bản mất tích sau khi về nước

Theo truyền thông Nhật Bản, một giáo sư người Trung Quốc làm việc tại một…

2 giờ ago

Vụ 4 thuyền viên mất tích trên biển: Tìm thấy thi thể 3 người

Sau nỗ lực tìm kiếm, thi thể 3 thuyền viên (ở huyện Quảng Xương) đã…

3 giờ ago

Pháp Luân Công phản bức hại trước Lãnh sự quán ĐCSTQ ở New York

Tối ngày 21/4/2024, học viên Pháp Luân Công ở New York đã đến trước Lãnh…

3 giờ ago