Trong một cuộc hành hương của người Thiên Chúa giáo tới miền đất Thánh, các cặp vợ chồng trong nhóm chúng tôi được dành cho một cơ hội nhắc lại lời thề nguyền hôn nhân ở Cana, nơi Chúa Jesus lần đầu triển hiện phép màu của Ngài cho dân chúng: biến nước thành rượu vang tại một tiệc cưới. Tôi không nghĩ rằng những lời thề hôn nhân lại hết hiệu lực như bằng lái xe, và cần phải được gia hạn. Vị linh mục cam đoan với tôi là những lời thề như vậy không hết hiệu lực và không cần phải gia hạn lại.

hon-nhan
Ảnh minh họa (ShutterStock )

Nếu hôn nhân không phải là một bản hợp đồng hết hiệu lực hay cần phải gia hạn lại như kiểu một tấm bằng lái xe, thì nó là gì? Liệu nó có là điều hoàn toàn trái ngược? hay là cái gì đó hơn thế, hay không bằng thế? Sự chấp nhận khắp nước Mỹ và tại nhiều nước khác việc ly hôn không-tội-lỗi khẳng định nó không bằng một bản hợp đồng. Khi tôi ký hợp đồng với người thợ nước, cả hai chúng tôi đồng ý là anh ta cung cấp những dịch vụ chuyên biệt và tôi trả một khoản tiền nhất định khi công việc hoàn thành. Cả hai chúng tôi bị giới hạn bởi hợp đồng chúng tôi tự nguyện ký.

Một cuộc hôn nhân là một thỏa thuận “kéo dài tới khi gió đổi chiều” là không có hợp đồng nào cả. Đó là một thỏa thuận, một kiểu hữu nghị mà không bên nào có thể đơn phương từ bỏ với hoặc không với sự đồng thuận của bên kia.

Thậm chí nếu hôn nhân được xem, như đã từng thế, là một hợp đồng buộc phải tuân thủ, thì hôn nhân còn hơn là một bản hợp đồng.

Hôn nhân, nền tảng tạo ra gia đình, bắt đầu với một thỏa thuận. Nhưng nó khác nhiều so với những kiểu hợp đồng khác. Trước hôn nhân, một cặp vợ chồng trẻ không thể biết được họ đang vướng vào điều gì sắp tới, đó có thể là nỗi đau và những khó khăn; là những nghĩa vụ và những nỗi lo về con cái cũng như về cha mẹ mỗi bên khi họ già và trở nên ốm yếu.

Một gia đình, như triết học gia người Israel Yoram Hazony chỉ ra, là rất khác biệt với một công ty. Không ai trông đợi một người, dù là đối tác hay người làm công, gắn bó với một công ty mà không đi kèm sự trung thành, thậm chí cả khi nó dường như trái ngược với lợi ích cá nhân anh ta. Nhưng một gia đình thì có thể gây ra những hy sinh đặc biệt, thậm chí cả sinh mạng.

Một đám cưới đúng ra nên tập trung vào cô dâu và chú rể, vào tình yêu họ dành cho nhau, vào những lời chúc tụng cầu nguyện của chúng ta cho hạnh phúc tương lai của họ – hai cá thể đến với nhau để tạo nên một cuộc sống mới, tạo dựng cuộc sống riêng của họ.

Nhưng với một đám cưới, chúng ta cũng nên dừng lại để nhận thức và phản chiếu lên tất cả mọi người – người còn sống, người đã chết, và những người còn khoẻ mạnh – những người được đưa vào mối quan hệ mới này, truyền thống được hình thành từ hằng xa xưa này ràng buộc các gia đình và các thế hệ cũng như các cá nhân với nhau.

Sự hy sinh

Hôn nhân không chỉ là sự định danh cho một tình yêu khi chúng ta tiến tới đăng ký kết hôn với chính quyền. Đó là một thực thể mang tính xã hội, pháp luật và tôn giáo lớn hơn và mạnh mẽ hơn là mối quan hệ hay việc cùng chung sống. Nó không chỉ phản ánh tình yêu của cô dâu và chú rể; nó có một quyền lực riêng đối với việc duy trì bền vững tình yêu đó.

Như nhà thuyết giáo giáo hội Luther Dietrict Bonhoeffer đã viết trong bài thuyết pháp gửi từ nhà tù Đức quốc xã cho một đôi vợ chồng trẻ nhân hôn lễ của họ (ngay trước khi ông bị hành hình): “không phải tình yêu của các con khiến hôn nhân được duy trì bền vững, mà từ nay trở đi, hôn nhân sẽ duy trì tình yêu của các con”.

Ngày nay hôn nhân không chỉ nói về hạnh phúc và làm tròn bổn phận của hai người lấy nhau. Đó còn là thể hiện sự tin tưởng sâu sắc mà từ đó chúng ta tìm thấy hạnh phúc và tình yêu sâu thẳm dài lâu không chỉ qua việc theo đuổi hạnh phúc cá nhân mà còn qua việc tự hoàn thiện bản thân, không giữ lại điều gì. Và sự tự dâng hiến ấy vượt trên cả việc dâng hiến cho nhau. Hôn nhân còn là sự hy sinh của mỗi thế hệ cho đời sau. Nó giúp hoàn thiện người trưởng thành cũng như trẻ nhỏ.

Hôn nhân thực sự có liên quan đến sự hy sinh mà mỗi thế hệ dành cho thế hệ trước. Nếu không, sẽ chẳng có những câu chuyện cười về thông gia, không có một cái cớ lạ lùng nào cho sự nhẫn nhịn của những đứa con rể và con dâu bị chọc giận và không có nguyên cớ nào cho việc các ông bố bà mẹ chồng/vợ trầm tĩnh và nín lặng trước những lựa chọn không còn là của họ nữa.

Hôn nhân gắn kết không chỉ hai cá nhân với nhau, mà cả hai gia đình, hai nguồn di truyền, hai lịch sử, phả hệ, truyền thống, những thói quen, và đôi khi hai cộng đồng tín ngưỡng. Nó đóng góp vào việc tạo nên một gia đình mới, vẽ lên những điều đã dự liệu trước hôn nhân và dựng nên điều gì đó mới mẻ và độc đáo.

Như triết gia Yoram Hazony diễn tả, “Hôn nhân và gia đình được lập ra để truyền xuống cho thế hệ khác một di sản mà cha mẹ và tổ tiên truyền lại cho chúng ta”. Và một lần nữa, “một gia đình được tạo lập để trả nợ cho cha mẹ và tổ tiên cho di sản họ truyền lại, một món nợ có thể chỉ được trả bằng cách nuôi dạy những thế hệ mới để tiếp nhận nó và, có lẽ, đến lượt họ, hoàn thiện nó”.

Hôn nhân và gia đình phụ thuộc vào và nuôi dưỡng bởi lòng trung thành với nhau, chứ không bởi tính toán trên lợi ích cá nhân như việc chuyển giao doanh nghiệp hay thị trường. Chúng ta được sinh ra không phải như những cá nhân không vướng bận, độc lập mà trong một gia đình, một nền văn hoá, một dân tộc. Tất cả có các mối liên hệ ơn nghĩa và nhân nhượng lẫn nhau. Chúng phụ thuộc vào sự trung thành với nhau hơn là sự tính toán trên lợi ích cá nhân. Hôn nhân, vì thế, bắt đầu với một bản hợp đồng – thậm chí được làm nhẹ đi trong luật ly hôn hiện đại – nhưng, hiểu một cách đúng đắn, nó còn hơn là một bản hợp đồng rất rất nhiều lần.

Tác giả: Paul Adams

(Paul Adams là giáo sư danh dự về công tác xã hội tại trường đại học Hawaii và là giáo sư, phó khoa về các vấn đề học thuật tại trường đại học Case Western Reserve. Ông là đồng tác giả cuốn “Công bằng xã hội không phải như điều bạn nghĩ về nó” và đã viết nhiều về chính sách an sinh xã hội và về đạo đức nghề nghiệp và đức hạnh)

Bài viết được đăng lần đầu trên The Epoch Times

Dung Lê biên dịch

Xem thêm: