Trí tuệ cổ nhân: Lùi một bước biển rộng trời cao

Cổ ngữ có câu: “Nhẫn nhất thời phong bình lãng tĩnh, thoái nhất bước hải khoát thiên không”, nhẫn một lúc thì sóng yên bể lặng, lùi một bước sẽ thấy biển rộng trời cao. Sự tức giận có thể khiến người ta trở nên cực đoan và thiếu lý trí, còn nhẫn nhịn là tiền đề để tạo nên một nhân cách lớn lao, mở ra một cảnh tượng hoàn toàn khác đằng sau mâu thuẫn.

(Ảnh minh họa: Andrey Armyagov, Shutterstock)

“Lùi một bước biển rộng trời cao”, đây không phải là lời sáo rỗng dùng để an ủi những người bị thất ý, cũng không phải là điều mà các ẩn sĩ ôm giữ trong lòng để được nhẹ nhõm bản thân. Kỳ thực trong mâu thuẫn, “lùi một bước” là một loại cảnh giới, một loại trí tuệ. Khi quan điểm hay lợi ích bị động chạm tới, người có thể “lùi một bước” bên ngoài, nhẫn nhịn không tranh cãi là không nhiều, người có thể “lùi một bước” trong tâm, không khó chịu không ôm mối hận lại càng ít. Có thể bao dung người khác thì quả thật là người có tâm thái cao thượng.

Có một câu chuyện về sự bao dung và nhẫn nại như vậy. Vào triều đại nhà Thanh, Đổng Giáo Tăng là người Thượng Nguyên, Giang Tô, gia cảnh vô cùng bần hàn nhưng rất ham học. Năm ấy, Đổng Giáo Tăng một mình mang hành lý đi lên kinh thành dự thi. Trên đường đi, ông gặp một chiếc thuyền cũng tới kinh thành. Lúc ấy đúng vào mùa hè, thời tiết oi bức khó chịu, Đổng Giáo Tăng liền xin chủ nhân chiếc thuyền cho đi cùng tới kinh thành và được đồng ý.

Đổng Giáo Tăng từ lúc lên thuyền luôn miệt mài chuyên tâm học bài. Một hôm, Đổng Giáo Tăng đang ngồi bên cạnh khoang lái đọc bài thì có hai công tử con nhà giàu cùng ngồi trong khoang uống rượu ca hát. Hai công tử này nghe thấy bên ngoài có tiếng người đọc sách thì vô cùng ghét, liền đi ra hỏi: “Ngươi là ai?”

Đổng Giáo Tăng liền nói tên mình, đồng thời cũng kể rằng mình đang lên đường vào kinh dự thi. Hai công tử kia nghe thấy vậy liền giễu cợt: “Một kẻ nghèo hèn như ngươi mà cũng muốn lên kinh thành tìm cầu công danh sao?” Câu nói của vị công tử kia vừa dứt thì đám bạn ngồi uống rượu cùng cũng phá lên cười nhạo, hùa theo mà chế giễu, họ không ngừng nói những lời mỉa mai, làm nhục Đổng Giáo Tăng.

Sau đó Đổng Giáo Tăng bị đám người quấy nhiễu không yên, không còn cách nào khác, đành phải lên bờ đi bộ mấy trăm dặm. Cuối cùng vì đường quá xa nên Đổng Giáo Tăng thuê một chiếc xe để tới kinh thành.

Kỳ thi năm ấy, Đổng Giáo Tăng đỗ Thám hoa. Ông được phong chức quan Biên tu, sau làm Lang trung. Về sau, ông được phong làm quan án sát ở Tứ Xuyên, đến năm Gia Khánh thứ 9, ông được tiến cử làm Bố chính sử ở Tứ Xuyên.

Khi Đổng Giáo Tăng nhậm chức ở Tứ Xuyên thì gặp ngay vị công tử năm xưa từng nhục mạ ông cũng đến Tứ Xuyên nhậm chức. Khi vị công tử nọ biết Đổng Giáo Tăng được phong làm Bố chính sử Tứ Xuyên, nhớ đến chuyện năm xưa thì trong lòng vô cùng lo lắng, bất an. Cuối cùng, vị công tử kia xin từ quan.

Đổng Giáo Tăng nghe được chuyện ấy liền đến gặp riêng vị công tử kia và nói: “Năm xưa, Hàn Tín chịu nhục chui háng kẻ vô lại mà về sau vẫn không mang oán thù, ta sao có thể không làm được như cổ nhân? Ngươi không cần phải nhớ đến chuyện năm xưa làm gì!”

Trong tay có chức có quyền nhưng Đổng Giáo Tăng lại không hề để tâm chuyện năm xưa mà dùng tấm lòng quảng đại, khoan dung tha thứ để đối đãi với người khác. Điều này khiến mọi người biết chuyện đều thập phần cảm phục nhân cách của ông.

Khổng Tử từng nói: “bất niệm cựu ác, oán thị dụng hy”, không nhớ đến điều ác xưa kia của người thì không oán người. Một người nếu có thể tha thứ cho người khác thì trong lòng người ấy sẽ rất ít oán thù. “Lùi một bước biển rộng trời cao” thực sự là những lời vàng ngọc để xóa hận giải oán. Nếu đôi bên không thể tha thứ, luôn tìm ra sự thiếu hụt, khuyết điểm của nhau mà tranh cãi thì mâu thuẫn sẽ không bao giờ kết thúc, quả thực đúng là “oan oan tương báo” vậy.

Sống trên đời nên làm một người có thể bao dung người khác, tha thứ được những lỗi lầm của người khác. Những thương tổn đến từ bên ngoài giống như những tảng đá ngầm bên bờ biển, bất quá chỉ làm cho bọt sóng thêm trắng xóa xinh đẹp mà thôi. Hãy nhớ rằng biển rộng không than thở mà dung nạp hết thảy.

Lý nhân quả của nhà Phật dạy rằng con người có nợ thì phải hoàn trả. Trong dòng chảy lịch sử này, trong vòng luân hồi chuyển kiếp này, rất có thể người ta đã làm tổn hại người khác nên nay mới phải chịu tổn thương. Muốn thời thời khắc khắc hóa giải ác duyên thì chỉ có cách khoan dung tha thứ. Điều này không chỉ là tốt cho người, mà cũng là cách để người ta đạt được sự thăng hoa trong sinh mệnh.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Ngày 22-4, NHNN sẽ đấu giá 16.800 lượng vàng

Ngày 22-4, NHNN sẽ đầu thầu 16.800 lượng vàng (0,63 tấn) để bình ổn thị…

6 phút ago

Trung Quốc tăng cường bán phá giá thép, Mỹ kêu gọi tăng thuế

Ông Joe Biden đã chọn chính Pittsburgh để phát động cuộc tấn công vào hoạt…

28 phút ago

Nội chiến Myanmar: Chính quyền quân sự liên tiếp thất bại tại các cảng biên giới

Lực lượng nổi dậy chống chính quyền quân phiệt ở Myanmar vào tuần trước đã…

51 phút ago

Chuyên gia khuyến cáo thị trường còn tiếp tục “đỏ lửa”

Phiên 19/04/2024, VN-Index giảm 18.16 điểm về 1,174.85 điểm, tương ứng giảm 1.52%. Chuyên gia khuyến cáo…

3 giờ ago

Đông y: Hội chứng căng thẳng hành hạ con người hiện đại

Hầu như ngày nào con người cũng sống dưới sự kích thích của căng thẳng,…

4 giờ ago

FBI cáo buộc hacker Trung Quốc chuẩn bị tấn công cơ sở hạ tầng Mỹ

Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết hôm thứ Năm (18/4) rằng các tin tặc…

4 giờ ago