Vào những năm đầu Công Nguyên, ở phương Tây có đế quốc La Mã oai phong, thống trị lãnh thổ rộng khắp quanh Địa Trung Hải ở châu Âu, Bắc Phi và Tây Á. Lịch sử Đế quốc La Mã trải dài suốt 1.480 năm, khởi đầu từ năm 27 TCN khi Augustus lên ngôi Hoàng đế và kết thúc vào năm 1453.

Galerius sám hối vì đàn áp Kitô giáo

Sau khi thành lập “Tứ đầu chế”, giai đoạn đầu thể chế này hoạt động trơn tru, nhưng rồi con rể của Diocletian là Galerius chỉ trong 15 ngày đã tạo ra 2 vụ cháy lớn rồi đổ oan cho những người theo Kitô giáo, Hoàng đế mê mờ tin vào con rể, lại không nhìn ra sai lầm của việc đàn áp Kitô giáo trong quá khứ, vì thế mà ra lệnh đàn áp.

Rất nhiều giáo hội bị hủy diệt, kinh sách bị tịch thu và tín đồ Kitô bị tàn sát. Thế rồi thiên tai, dịch bệnh liên miên, tình hình kinh tế cũng xấu đi, đặc biệt Diocletian bị bệnh đến nỗi không thể trị vì tiếp tục, phải thoái vị.

Diocletian thoái vị, Galerius lên thay, tiếp tục cuộc đàn áp Kitô giáo. Kết cục của ông ta thật thảm hại, sử gia có ghi chép rằng ông bị mắc bệnh nặng, người bị mưng mủ, và giòi bọ bâu lấy ông ta. Sau 1 năm đau đớn bởi bệnh tật, Galerius nhìn lại lịch sử, số phận của Diocletian, bạo chúa Nero… Cuối cùng Galerius hiểu rằng sự đàn áp tàn bạo Kitô giáo đã gây ra bệnh tình của mình.

Trên giường bệnh, Galerius ra lệnh ngừng đàn áp Kitô giáo trên toàn lãnh thổ Đông La Mã.

Constantine thống nhất Đông và Tây La Mã

Khi Diocletian thoái vị và trước khi Galerius mất, La Mã xuất hiện cuộc nội chiến ở cả Đông và Tây La Mã, có đến của 6 người cai trị (5 Augustus: Galerius, Severus, Constantine, Maxentius, Maximian; và 1 Casear: Maximinus).

Trong cuộc chiến của 6 người này, Constantine dù không có quân đông và mạnh nhất, nhưng ông là người nhân nghĩa và được lòng dân chúng nhất. Năm 313, ông ban hành “Sắc lệnh Milan” công nhận Kitô giáo, bãi bỏ những bất công đối với người theo Kitô giáo, trả lại tất cả của cải đã tịch thu của họ trước đó. Sau đó chính Constantine cũng nói rằng mình là tin vào Kitô. “Sắc lệnh Milan” đã chấm dứt thời kỳ 300 năm đàn áp cùng với những bất công đối với người theo Kitô giáo.

Năm 324, Constantine chiến thắng các đối thủ của mình, chế độ “Tứ đầu chế” bị xóa bỏ, Constantine thống nhất cả Đông La Mã và Tây La Mã làm một.

Constantine xây dựng Byzantium thuộc Hy Lạp làm Kinh đô mới của La Mã (nay là Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ), rồi đặt tên cho Kinh đô mới là Constantinople (nghĩa là thành phố của Constantine), đến năm 330 thì dời đến Kinh đô mới.

Với những công lao to lớn của mình, lịch sử xem Constantine là Đại đế, một trong những Hoàng đế vĩ đại nhất.

Constantine đề ra chính sách khiến La Mã ngày càng phát triển, đặc biệt là khu vực phía đông. Kinh đô Constantinople nằm ở vị trí rất thuận lợi phát triển thương mại, vắt ngang trên các tuyến đường thương mại giữa phương Đông và phương Tây. Khu vực Đông La Mã trở thành một trung tâm giáo dục, thịnh vượng và văn hóa ở châu Âu. Kinh đô Constantinople trở thành viên ngọc quý của châu Âu, trung tâm của một trong những nền văn minh ấn tượng nhất trên thế giới.

Tây La Mã sụp đổ

Đến năm 395, Hoàng đế La Mã lúc đó là Theodosius I lại chia La Mã thành Tây La Mã và Đông La Mã cho 2 con trai của mình trị vì, Arcadius ở phía Đông và Honorius ở phía Tây.

Trong khi Tây La Mã có nhiều sắc tộc, đa ngôn ngữ, không thống nhất được thành một khối, thì Đông La Mã dùng ngôn ngữ và chữ viết thống nhất chung là tiếng Hy Lạp, lại có tín ngưỡng Kitô giáo.

Đông La Mã có được văn hóa phát triển là nền tảng để kinh tế vững vàng, có được nguồn tài chính ổn định trả cho các khoản cống phẩm, vỗ yên các bộ tộc chư hầu xung quanh, đồng thời có đủ kinh phí để duy trì quân đội hùng mạnh.

Tây La Mã không có được nền tảng văn hóa, kinh tế không mạnh, Hoàng đế không có đủ nguồn lực để nắm quân đội, khiến quyền hành rơi vào tay những tướng lĩnh quân đội. Các tộc ngoại bang cũng tấn công khiến Tây La Mã phải rời Kinh đô từ Mediolanum (nay là Milan) về Ravenna, nơi có địa thế và khả năng phòng thủ tốt hơn. Tây La Mã bị mất Kinh đô cũ, diện tích cũng bị thu hẹp dần dần trước các cuộc xâm lăng của ngoại bang.

Trong các cuộc xâm lăng của ngoại bang đối với Đông và Tây La Mã, đáng sợ nhất là của Thiền Vu Hung Nô Attila. Khoảng năm 443, Attila cho quân tấn công Đông La Mã, ngoài người Hung Nô thiện chiến còn có sự tham gia của các tộc khác như Vadal, Ostrogoth, Gepider và Frank. Đông La Mã phải nộp vàng để tránh vó ngựa Hung Nô tiến vào Constantinople.

Năm 450, Attila cho quân tấn công Tây La Mã, quân Hung Nô tàn phá các nơi, tiến đến tận Rome, Hoàng đế Tây La Mã Valentinianus III tháo chạy, Giáo Hoàng Leo ở lại và đã có cuộc gặp gỡ với Attila.

Đây là một cuộc gặp gỡ nổi tiếng trong lịch sử, nhưng không rõ cụ thể hai bên nói về điều gì, chỉ biết rằng sau đó Attila rút quân. Năm 453, Attila mất, cuộc tấn công của người Hung Nô cũng chấm dứt.

attila 2
Cuộc gặp gỡ giữa Attila và Đức giáo hoàng Leo I. (Tranh: Họa sĩ Raphael, Wikipedia, Public Domain)

Nạn Hung Nô qua đi, Tây La Mã khủng hoảng, các tộc ngoại bang tấn công. Năm 455, người Vandal tấn công cướp phá thành trì. Năm 476, một viên tướng là Odoacer nổi dậy làm chính biến lật đổ hoàng đế cuối cùng của Tây La Mã là Romulus Augustus.

Đế quốc Tây La Mã chấm dứt từ đây, sau này các vùng đất của Tây La Mã cũ hình thành 3 vương quốc là vương quốc Ostrogoth, vương quốc Lombard và vương quốc Frank.

Trong khi đó Đông La Mã vẫn tồn tại và viết tiếp lịch sử của mình đến cả ngàn năm nữa.

(Còn nữa)

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video: