Trong lịch sử các triều đại, nghề ca múa xuất hiện rất sớm, phát triển đến đỉnh cao vào thời nhà Lý, nhưng đến sau này thì lại bị xem thường xem nhẹ.

Lịch sử nhìn nhận về nghề ca múa qua các triều đại (P2)
Một vở diễn chèo. (Ảnh: Cổng TT-GTĐT tỉnh Vĩnh Phúc)

Sự việc của Đào Dùy Từ cho thấy Triều đình Đàng Ngoài đã có cách chọn người tài không rộng. Tuy nhiên nhiên thói coi thường ca múa đã ăn sâu vào nếp nghĩ trong một thời gian dài nên cũng chưa xem xét bỏ lệ cũ.

Chúa Trịnh bỏ lệ bất công

Chuyện kể rằng một lần thế tử Trịnh Bính đi du xuân, dân chúng đều kính cẩn hành lễ, nhưng có một cô gái vẫn cắt cỏ như không có chuyện gì xảy ra. Thấy thế Trịnh Bính đến hỏi thì cô gái đáp lại bằng tiếng hát. Người đi theo hỏi tại sao kiệu Chúa tới mà không hành lễ thì cô gái đáp: “Chúa ngự giá là việc của chúa, còn tôi cắt cỏ là phận của tôi, Chúa hỏi để làm gì?”.

Trước câu trả lời thẳng thắn như vậy, Trịnh Bính lấy làm lạ hỏi thăm thì biết cô này là người ca xướng tên là Trương Thị Ngọc Chử. Tuy vậy thế tử vẫn quyết định đưa vào cung làm phi tần, sau Ngọc Chử sinh được con trai là Trịnh Cương.

Năm 1792, Ngọc Chử được 33 tuổi thì thế tử Trịnh Bính đột ngột mất. Lúc này Trịnh Cương mới 16 tuổi, chúa Trịnh Căn rất đau buồn. Các đại thần đề nghị đưa dòng chắt (tôn) vào ngôi thế tử để vỗ yên dân.

Năm 1703, Trịnh Cương đươc phong làm thế tử, giữ chức Khâm sai tiết chế các xứ thủy bộ chư doanh, kiêm Tổng chính cơ, Thái úy, An Quốc công, cho mở phủ Lý Quốc.

Năm 1709, chúa Trịnh Căn mất, chắt nội là Trịnh Cương kế vị lên ngôi Chúa, phong cho mẹ mình Ngọc Chử là Thái Phi. Nghĩ đến những thiệt thòi của người hát xướng, Thái Phi đã xin Chúa cho bỏ những điều lệ bất công đối với nghề ca vũ, trong đó có cả lệ con nhà hát xướng không được đi thi. Chúa Trịnh Cương đều nghe theo và bãi bỏ những điều lệ này.

Như vậy kể từ khi bị ban bố vào năm 1562 thời vua Lê Thánh Tông, trải qua 200 năm, lệ cấm con nhà hát xướng đi thi được bãi bỏ, và nó được tác động bởi chính những người làm nghề hát xướng. Trong “Vũ Trung tùy bút”, Phạm Đình Hổ viết:

“Sau này các họ nhà đại khoa hiển hoạn cũng thường có người do dòng họ hát xướng mà phát đạt lên, nên những kẻ sĩ phu cũng cùng họ giao du tự nhiên, và rồi những nhà hát xướng cũng quên hẳn thế hệ nhà mình tự đâu mà ra. Xem đó thì biết thế vận phong tục mỗi ngày một khác.”

Hát xướng từng được đưa vào chương trình giáo dục trung học

Đến thời nhà Nguyễn thì không có luật lệ nào ngăn cấm múa hát trong dân chúng, xem là một nghề trong xã hội. Tuy nhiên ở miền bắc thời ấy vẫn còn quan niệm không xem trọng ca múa. Nhất là ở đây vẫn còn sự tồn tại của những nơi sử dụng nghề ca múa cùng thân thể để kiếm tiền. Định kiến ngoài bắc vì thế vẫn là xem thường ca múa, nhiều người dù diễn tấu giỏi nhưng vẫn bị gọi là “thằng xe” với “con sen”.

Đến thời thuộc Pháp, người Pháp cho xây nhiều nhà hát, ở Hà Nội có Nhà hát lớn thường có các biểu diễn phục vụ cho người Pháp và giới hào phú người Việt. Ngoài ra còn có 2 rạp hát khác là Sán Nhiên Đài (phố Đào Duy Từ) và rạp hát Quảng Lạc (phố Tạ Hiện), hai rạp hát này dành cho người Việt với các buổi diễn chèo, tuồng và cải lương.

Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, Đế Quốc Việt Nam được thành lập. Dù Chính phủ này chỉ tồn tại được 5 tháng, nhưng bộ trưởng Bộ Giáo dục – Mĩ thuật là Hoàng Xuân Hãn vẫn kịp thực hiện sự thay đổi lớn, đưa hát xướng vào chương trình trung học và được xem là bắt buộc.

Đến nay, dù không tồn tại nhiều trong chương trình phổ thông, nhưng các loại hình ca múa được dạy trong các trường cao đẳng nghệ thuật, đại học, và được xem là một nghề hoàn toàn bình thường trong xã hội.

(Hết)

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video “Con người mãi mãi luôn cần có nhau”: