Luật pháp được sáng lập như một công cụ cứng rắn để thưởng thiện phạt ác, duy trì sự chính nghĩa của xã hội. Tuy nhiên thuận theo sự tụt dốc của nhân loại, luật pháp vốn được coi là điểm tựa của người dân trong xã hội đã trở thành công cụ thỏa sức nhào nặn của nhà cầm quyền độc tài. Tại các quốc gia cộng sản, luật pháp là công cụ chuyên chính của chế độ, trong khi ở các nước phương Tây, nó lại bị chủ nghĩa cộng sản lợi dụng để thiết lập ra một bộ công cụ kiểm duyệt tinh vi và không kém phần tà ác.

Nền tảng của pháp luật là tín ngưỡng

Pháp luật là công cụ cứng rắn để duy trì sự công bằng, chính nghĩa, khuyến khích người thiện, trừng trị kẻ ác. Do đó, người xây dựng pháp luật không thể không đưa ra định nghĩa về “thiện”“ác”. Đối với những người tin vào Thần thì tiêu chuẩn thiện, ác nằm trong tay của Thần, vì thế các kinh sách trong tôn giáo tự nhiên đã trở thành căn cứ và nguồn gốc của pháp luật.

Bộ pháp điển đầu tiên trong lịch sử nhân loại được ghi chép thành sách là “Bộ pháp điển Hammurabi” của Babylon cổ đại. Trên tấm bia đá khắc bộ pháp điển này, bên trên bộ pháp điển là hình vẽ miêu tả cảnh Shamash, Thần Thái Dương, cũng là Thần Công lý đang truyền thụ pháp luật cho Vua Hammurabi, ngụ ý là Thần đã tuyển chọn Hammurabi và trao cho ông quyền lực để trị vì thần dân bằng pháp luật.

Người Do Thái coi “Mười điều răn của Chúa” trong “Kinh Cựu ước” là lời răn của Thần và cũng là pháp luật. Pháp luật phương Tây cũng đi theo truyền thống này. Từ các hoàng đế La Mã vào thế kỷ thứ 4 sau công nguyên đến Hoàng đế Đông La Mã Justinian I và những người kế tục ông từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 8 sau công nguyên, cho đến Alfred Đại đế, vị vua đầu tiên của người Anglo-Saxon trong lịch sử nước Anh cũng đều lấy “Mười điều răn của Chúa” và giáo nghĩa của Kitô giáo làm căn cứ để xây dựng pháp luật. [1]

Trong mắt những người tín Thần, quy định pháp luật cụ thể phải phù hợp với quan niệm về thiện, ác mà Thần đặt ra và giáo nghĩa trong tôn giáo; nếu không thì không nên tuân thủ mà nên xóa bỏ. Trong “Phong trào bất tuân dân sự” ở Mỹ vào thế kỷ trước, nguồn tư tưởng của nó có thể bắt đầu từ tư tưởng của các tín đồ Kitô thời kỳ đầu, tức là khi hoàng đế La Mã ra lệnh cho các tín đồ Kitô phải thờ phụng Thần của La Mã hoặc đặt các bức tượng hoàng đế La Mã trong các giáo đường Do Thái giáo, thì tín đồ Kitô thà bị đóng đinh lên thập tự giá hoặc bị hỏa thiêu chứ không tuân thủ quy định pháp luật này, vì nó trực tiếp phạm vào điều răn thứ nhất và điều răn thứ hai trong “Mười điều răn của Chúa”. Nói cách khác, quan hệ giữa pháp luật của Thần và pháp luật của con người thế tục là quan hệ giữa pháp luật bên trên và pháp luật bên dưới, pháp luật của Thần là tiêu chuẩn tối cao và không thể đi ngược lại.

Về cơ bản, “Mười điều răn của Chúa” có thể phân thành hai phần: bốn điều đầu tiên nói về mối quan hệ giữa người với Thần, tức là con người cần có sự tôn kính đối với Thần; sáu điều sau nói về quan hệ giữa người với người, căn bản cũng là điều mà Jesus giảng. Tôn kính Thần là nền tảng thiết yếu. Có như vậy thì nền tảng đạo đức, pháp luật của con người mới có thể ổn định, vững chắc, nguyên tắc công bằng, chính nghĩa tối căn bản của pháp luật qua các thời đại mới vĩnh hằng, bất biến mà không bị bóp méo, bẻ cong.

Ở phương Đông cũng vậy. Trong lịch sử, người đặt định ra pháp luật là thiên tử, phải tuân theo thiên ý, tuân theo quy luật vận hành của thiên địa, cũng chính là “Đạo” mà Lão Tử và Hoàng Đế giảng. Nhà Nho học thời Hán Đổng Trọng Thư nói: “Đạo chi đại nguyên xuất ư thiên, thiên bất biến đạo diệc bất biến”, Đạo bắt nguồn từ trời, trời bất biến Đạo cũng bất biến. [2] “Thiên” trong quan niệm của người xưa không phải là lực lượng tự nhiên trừu tượng mà là Thần, chúa tể của vạn vật. Tín ngưỡng đối với Thiên Đạo là nền tảng đạo đức của văn hóa phương Đông, bởi vậy chế độ chính trị pháp luật sinh ra từ đó đã ảnh hưởng tới lịch sử hàng nghìn năm tại đây.

Harold J. Berman, học giả pháp lý người Mỹ cho rằng, tác dụng của pháp luật phụ thuộc vào việc nó tuân theo quan niệm đạo đức xã hội phổ quát và các chuẩn mực trong tín ngưỡng như thế nào. Ông cho rằng pháp luật và tôn giáo, mặc dù là hai lĩnh vực khác nhau nhưng sự phát triển thịnh vượng của lĩnh vực nào cũng không thể tách rời lĩnh vực kia. Trong bất cứ xã hội nào, khái niệm về công lý và hợp pháp đều phải bắt nguồn từ khái niệm được coi là Thần thánh, thiêng liêng. [3]­

Nói một cách đơn giản, pháp luật phải có tính thẩm quyền, mà tính thẩm quyền của nó xuất phát từ sự công bằng, chính nghĩa do Thần truyền dạy. Pháp luật không chỉ có tính công bằng, chính nghĩa mà còn có tính Thần thánh. Sở dĩ hệ thống pháp luật hiện đại vẫn có bóng dáng của nghi thức trong tôn giáo cũng bởi tính Thần thánh đã làm tăng thêm uy quyền của pháp luật.

Bên cạnh đó, pháp luật tự thân không thể bao quát hết được mọi khía cạnh thiện ác. Không hệ thống pháp luật nào có thể bao quát hết mọi loại tranh chấp, mâu thuẫn để đưa ra phán quyết phù hợp với từng trường hợp. Vì thế, pháp luật không chỉ là những quy định, điều khoản cụ thể, mà còn cần thêm vào những nhân tố chủ quan của tất cả các bên liên quan. Như vậy, quan tòa phải xuất phát từ tinh thần pháp luật để đưa ra phán quyết trên nguyên tắc thiện.

Bởi thế trong Thánh điện Jerusalem, Chúa Jesus từng cảnh báo những người Pharisee ngụy thiện, bởi vì những người này mặc dù luôn khắc ghi những lời răn của Moses, nhưng lại bỏ qua những phẩm chất mà những điều răn này yêu cầu như công bằng, bác ái, thành thật, v.v. Còn Chúa Jesus lại không câu nệ những ý tứ bề mặt, ông hành y cứu người vào ngày Sabbath, sống cùng những kẻ ngoại đạo, bởi vì điều ông quan tâm là tinh thần thiện trong giáo lý.

Trong xã hội truyền thống, Kitô giáo dạy “thương người”, Nho gia giảng “nhân giả ái nhân” (người nhân nghĩa yêu thương người khác), yêu thương ở đây không phải bó hẹp trong tình yêu nam nữ hay tình cảm giữa bạn bè, gia đình, mà bao hàm cả lòng từ bi, cảm thông, công bằng, chính nghĩa và sự hy sinh bản thân v.v.. Quy định pháp luật xuất phát từ quan điểm này không chỉ thể hiện tính Thần thánh mà cũng thể hiện tinh thần tương thân tương ái với mọi người.

Pháp luật biến thành công cụ chuyên chính bạo lực

Chủ nghĩa cộng sản tuyên bố vô Thần, bên cạnh việc xóa bỏ Thần linh chân chính trong tâm trí người dân, chủ nghĩa cộng sản lại tạo ra một bộ những thứ đối ứng của riêng nó và bắt người dân phụng thờ. Tôn giáo có nhà thờ, chủ nghĩa cộng sản có các cấp ủy đảng. Tôn giáo có giáo lý, chủ nghĩa cộng sản có ý thức của Mao Trạch Đông, lý luận của Marx Lenin. Tôn giáo có lễ quy y, chủ nghĩa cộng sản có lễ tuyên thệ trung thành phụng hiến. Tôn giáo có linh mục, chủ nghĩa cộng sản có bí thư Đảng. Tôn giáo có Thần, Phật, chủ nghĩa cộng sản có lãnh đạo. Tôn giáo có kinh sách, chủ nghĩa cộng sản có sách Đỏ, có học tập thấm nhuần chỉ đạo. Tôn giáo có nghi lễ, chủ nghĩa cộng sản có nhảy “điệu trung thành”“xin ý kiến chỉ đạo của đảng vào buổi sáng và báo cáo với đảng vào buổi tối”.

Chủ nghĩa cộng sản mang dáng dấp của tà giáo phản lại Thần, vì thế, nó chắc chắn không lấy giáo huấn của chính Thần làm căn cứ để quy định pháp luật. Chủ nghĩa cộng sản còn muốn cắt đứt và lật đổ các giá trị truyền thống, lật đổ toàn bộ cơ chế vận hành tự nhiên của xã hội để áp đặt bộ phương thức của nó vào, vì thế nó phản đối các giá trị đạo đức truyền thống. Như vậy, pháp luật của Đảng cộng sản, ngay từ đầu, đã không có khả năng duy hộ công bằng và chính nghĩa.

Chủ nghĩa cộng sản được kiến lập trên cơ sở thù hận. Nó không chỉ thù hận Thần, mà còn thù hận luôn cả văn hóa, phương thức sinh sống và toàn bộ giá trị truyền thống mà Thần đặt định cho con người. Marx cũng không e dè gì khi thể hiện ý muốn phá hủy thế giới và lôi xuống cùng ông ta. Ông ta nói: “…ta vung găng tay sắt đầy khinh bỉ vào khuôn mặt rộng mở của thế giới… ta giống như Thượng Đế vậy… Cảm giác của ta như cảm giác của Đấng Sáng Tạo.” [4] (Xem bài: Chuyện ít biết về tín ngưỡng của Karl Marx)

Sergey Genadievich Nechayev, một cá nhân cuồng cách mạng thời Sa Hoàng Nga, trong cuốn “Hỏi đáp về giáo nghĩa cách mạng” (The Revolutionary Catechism) đã nói, người cách mạng “đã cắt đứt mọi mối liên hệ vốn ràng buộc anh ta vào trật tự xã hội và thế giới văn minh bằng đủ loại luật pháp, đạo đức, và phong tục và các loại quy phạm.” “Người cách mạng là kẻ thù không đội trời chung với những thứ đó, nếu anh ta tiếp tục sống với những thứ đó thì chỉ là để hủy diệt chúng nhanh hơn mà thôi.” [5]

Nechayev thể hiện rõ sự thù hận đối với thế giới này, tự cho mình quyền vượt trên bất cứ luật pháp nào. Ông ta sử dụng những từ ngữ tôn giáo bề mặt như “giáo nghĩa” (catechism) để thể hiện mong muốn kiến lập một tà giáo thù hận thế giới. Nechayev tuyên bố: “Những người còn có sự cảm thông đối với thế giới này thì không thể được coi là người cách mạng.”

Lenin cũng đã thể hiện quan điểm tương tự: “Chuyên chính là sự thống trị trực tiếp dựa vào bạo lực và không chịu bất cứ sự hạn chế nào của pháp luật. Chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản là thông qua việc sử dụng bạo lực chống lại giai cấp tư sản để giành lấy và duy trì quyền thống trị, sự thống trị này không chịu bất kỳ hạn chế nào của pháp luật.” [6]

Sử dụng quyền lực chính trị để tùy ý giết chóc, tra tấn, trừng phạt tập thể mà không chịu hạn chế nào của pháp luật, kỳ thực chính là chủ nghĩa khủng bố quốc gia cực kỳ tàn nhẫn, khốc liệt. Đây là bước đầu tiên mà những quốc gia trực tiếp theo chủ nghĩa cộng sản đều phải đi. Nói cách khác, pháp luật cũng chỉ tồn tại như một công cụ chuyên chính mà không có bất cứ ý nghĩa thực chất nào.

Năm 1917, một tháng sau khi những người Bôn-sê-vích lật đổ chính phủ Nga, số người bị sát hại trong cuộc tranh giành chính trị đã lên tới hàng trăm nghìn người. Những người Bôn-sê-vích thành lập Ủy ban Đặc biệt Toàn Nga, gọi tắt là “Cheka” và cho phép ủy ban này có quyền tùy ý giết người. Từ năm 1918 đến năm 1922, Cheka đã giết ít nhất 2 triệu người không qua xét xử. [7]

Alexander Nikolaevich Yakovlev, nguyên Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền, ủy viên Bộ Chính trị, kiêm Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, viết trong phần mở đầu của cuốn sách “Chủ nghĩa Bôn-sê-vich và phong trào đổi mới Nga là chén rượu đắng” đã viết: “Chỉ trong thế kỷ này, nước Nga đã có khoảng 60 triệu người chết do chiến tranh, nạn đói và trấn áp.” Căn cứ vào tài liệu lưu trữ đã công khai, Yakovlev ước tính số người bị giết trong các chiến dịch bức hại của Xô-viết rơi vào khoảng 20-30 triệu người.

Năm 1987, Bộ Chính trị Liên Xô đã thành lập một ủy ban để tra xét lại một số vụ án oan dưới thời Xô-viết. Yakovlev cũng là một thành viên trong ủy ban đó. Sau khi tra xét lại hàng nghìn hồ sơ, ông viết: “Lâu nay, tôi luôn cứ có một cảm giác, dường như những thủ phạm của những tội ác này là một nhóm người thần kinh không bình thường, nhưng tôi e rằng giải thích như thế là đơn giản hóa một vấn đề nguy hiểm.”

Nếu diễn giải rõ ra ý này của Yakovlev, có nghĩa là những hành vi bạo lực đó không phải xuất phát từ tư duy của con người bình thường, cũng không phải là sự kích động nhất thời, mà là kế hoạch tỉ mỉ; không phải xuất phát từ nhiệt tâm muốn xây dựng một thế giới tốt đẹp mà xuất phát từ lòng thù hận thấu xương đối với cuộc sống. Những người thúc đẩy chủ nghĩa cộng sản này không phải vì thiếu hiểu biết mà vì họ quá tàn ác.

Sau khi thành lập Liên Xô, các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản, điển hình là Trung Quốc, Campuchia và Triều Tiên, đều thực hành chủ nghĩa khủng bố quốc gia.

Trước khi tiến hành “cải cách mở cửa”, Trung Cộng đã gây ra cái chết bất thường cho 60-80 triệu người, gấp đôi tổng số người chết trong hai cuộc chiến tranh thế giới. [9]

Pháp luật cộng sản có tiêu chuẩn đúng sai liên tục biến đổi

Để hoàn thành mục đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản, để thực hiện chủ nghĩa khủng bố quốc gia trong nước, Trung Cộng có thể tùy tiện chà đạp pháp luật. Còn khi giao lưu với xã hội tự do thông qua hợp tác thương mại, giao lưu văn hóa và địa chính trị, nó lại khoác lên mình chiếc áo pháp luật để tiến hành xâm nhập và lật đổ các quốc gia phương Tây.

Marx cũng không e dè khi nói: “Pháp luật là thể hiện ý chí của giai cấp thống trị”, “là sản phẩm của mâu thuẫn giai cấp, và là công cụ của giai cấp thống trị”. Vì thế, luật pháp của Đảng cộng sản không bắt nguồn từ Thần, cũng không xuất phát từ tình yêu thương con người, càng không phải vì mục đích bảo vệ công bằng, chính nghĩa. Bên trên luật pháp này không có sự cảnh tỉnh, ước thúc của Thần, của luân lý xã hội, mà chỉ có lợi ích của giai cấp thống trị, tức là lợi ích của Đảng cộng sản. Mà lợi ích có thể biến động bất cứ lúc nào, tất nhiên nó cũng khiến cho pháp luật biến động bất cứ lúc nào.

Bởi vậy, khi Trung Cộng vừa mới đoạt được chính quyền, để cướp đoạt tài sản của toàn dân, trên hình thái ý thức, chế độ đã lấy “đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh”. Từ đó, về pháp luật, chế độ lập ra “tội phản cách mạng”, quy tất cả những người chống lại hành vi cướp đoạt này vào nhóm người “phản cách mạng” để bắt giam, thậm chí hành quyết họ.

Sau khi hoàn thành việc cướp đoạt với danh nghĩa “thực thi chế độ công hữu”, Trung Cộng cần phải tìm cách bảo vệ quyền lực khi người dân đã không còn tin chế độ. Vì thế, trên hình thái ý thức, chế độ đã sửa thành “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm” và ban hành “luật bảo hộ quyền sở hữu tài sản tư nhân”.

Về bản chất, đây chẳng qua là để bảo vệ sự giàu có nhờ tước đoạt tài sản toàn dân, còn tài sản của người dân thường lại không hề được bảo vệ. Vô số “vụ cưỡng chế phá bỏ nhà dân” chính là minh chứng cho việc chính phủ dùng bạo lực xâm phạm tài sản của nhân dân.

Đầu năm 1999, Trung Cộng tuyên bố muốn “dùng pháp trị quốc”. [10] Nhưng không đến vài tháng sau, chế độ lại mạnh tay đàn áp những người tu luyện Pháp Luân Công, thành lập “Phòng 610” một tổ chức giống như Gestapo, vượt trên cả “Ủy ban Chính trị và Pháp luật”, thao túng hệ thống công an và tư pháp và huy động mọi nguồn lực quốc gia để đàn áp Pháp Luân Công mà hoàn toàn không đếm xỉa gì đến pháp luật và thủ tục tư pháp.

Nhằm che giấu những tội ác đẫm máu của mình, bảo vệ quyền lực của mình, Trung Cộng phải không ngừng tạo ra kẻ thù mới với mục đích uy hiếp và đàn áp dân chúng. Đối tượng đàn áp thay đổi từ địa chủ, nhà tư bản đến học sinh sinh viên trong vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn, cho đến người tu luyện Pháp Luân Công hay các luật sư nhân quyền.

Để phục vụ cho hoạt động này, pháp luật cũng phải thay đổi theo. Trong hơn 60 năm, Trung Cộng đã ban hành bốn bộ hiến pháp; bộ hiến pháp thứ tư ban hành năm 1982 cũng đã được sửa đổi tới bốn lần. Hết cuộc vận động chính trị này đến vận động chính trị khác đã được Trung Cộng dùng danh nghĩa “pháp luật” để điều chỉnh và cải trang, thậm chí có lúc chế độ cũng chẳng buồn ngụy trang nữa.

Nhà cầm quyền cộng sản không bao giờ nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật

Marx cho rằng pháp luật là thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là công cụ của giai cấp thống trị. Vậy thì việc tùy tiện dùng pháp luật để đàn áp và đối phó với những người bị gán mác “kẻ thù”, trong hệ thống pháp luật của Đảng cộng sản, cũng là tất nhiên.

Hệ thống này quy định bất kỳ ai, một khi đã khiêu chiến với “ý chí của giai cấp thống trị” (tức là ý nguyện của Đảng cộng sản bất kể nó đúng hay sai) thì lập tức trở thành đối tượng bị đàn áp “theo pháp luật”, cho dù đó là công nhân thất nghiệp, quân nhân chuyên nghiệp, nông dân mất ruộng đất, luật sư nhân quyền hay một người dân thấp cổ bé họng không may nào đó.

“Bộ luật tố tụng hình sự” lần đầu tiên của Trung Cộng được ban hành vào năm 1979, tức là được thông qua sau khi “cải cách mở cửa”, trên bề mặt là để đạt được “chính nghĩa có trật tự”. Để thể hiện tinh thần “pháp trị”, “mở cửa kết giao với quốc tế”, Trung Cộng vẫn quy định ra một số điều khoản pháp luật bề ngoài có vẻ đường hoàng. Nhưng nó không bao giờ thực sự chấp hành những quy định này, ví dụ như quy định về “tự do tín ngưỡng”, “tự do ngôn luận”, “tự do hội họp” v.v.. đều tồn tại trong hiến pháp.

Nhìn từ góc độ luật sư nhân quyền Trung Quốc, quy định pháp luật trên bề mặt chưa bao giờ có hiệu lực mạnh mẽ hơn hiện thực. Bởi vì khi họ viện dẫn văn bản pháp luật và theo đuổi chính nghĩa trong đó thì những điều mà các thẩm phán và kiểm sát viên nói với họ là “tinh thần pháp luật” của ĐCSTQ. Họ dám nói trắng ra rằng “tòa án là do Đảng cộng sản lập ra”, vì thế phải nghe lời đảng. Những người này, cho dù nói một cách vô thức, nhưng những lời họ nói ra xác thực là phản ánh “tinh thần pháp luật” của các quốc gia cộng sản.

Câu cửa miệng của các thẩm phán Trung Cộng khi xử lý các vụ việc liên quan đến Pháp Luân Công là: “Anh giảng giải pháp luật với tôi làm gì, tôi chỉ quan tâm đến chính trị thôi”, “Đảng không cho biện hộ”, “Lời của lãnh đạo là luật”, “Tòa án cũng do Đảng cộng sản lãnh đạo, phải nghe theo đảng”, “Vấn đề Pháp Luân Công có thể không cần tuân theo trình tự pháp luật”, “Đừng nói với tôi về lương tâm”. [11]

Nhà triết học người Anh Francis Bacon, trong tác phẩm “Tư pháp luận” (Of Judicature), đã viết: “Kết án phi pháp còn gây hậu quả xấu hơn nhiều so với việc phạm tội nhiều lần. Bởi vì phạm tội nhiều lần tuy là biểu hiện của sự coi thường pháp luật nhưng chỉ giống như làm ô nhiễm dòng nước, còn kết án phi pháp chính là phá hoại pháp luật, giống như làm ô nhiễm nguồn nước.” [12]

Do pháp luật của Trung Cộng liên tục biến đổi, đảng có thể chấp hành một số quy định pháp luật nhưng có những quy định chế độ lại không hề chấp hành. Vì vậy, thứ pháp luật này có thể nói là không có tính Thần thánh nào. Huống hồ thứ “công cụ của giai cấp thống trị” thể hiện “tinh thần pháp luật” do Trung Cộng tạo ra này đã gây ra bao vụ án oan. Nó gây ra món nợ máu mà tất cả những người cầm quyền kế tục “sự nghiệp của Đảng” phải trả, đó là 80 triệu đến 100 triệu linh hồn oan khuất.

Nhìn từ nguyên tắc cơ bản nhất “có nợ phải trả”, nếu Trung Cộng muốn nghiêm túc thực thi pháp trị thì trước tiên, chế độ phải đối mặt với việc bị truy cứu trách nhiệm trước pháp luật. Vì thế, chế độ cộng sản này lại càng không dám thực sự chấp hành pháp luật mà tự bản thân quy định ra.

Đăng lại có chỉnh sửa từ loạt bài của
The Epoch Times (thespecterofcommunism.com)

Tài liệu tham khảo:

[1] Harold J. Berman, The Interaction of Law and Religion (Nashville: Abingdon Press, 1974), 51–55.

[2] Ban Cổ, The Book of Han: Chronicle of Dong Zhongshu [班固,《漢書·董仲舒傳》]

[3] Berman, The Interaction of Law and Religion.

[4] W. Cleon Skousen, The Naked Communist (Salt Lake City: Izzard Ink Publishing, 1958, 2014).

[5] Sergey Nechayev, The Revolutionary Catechism, 1869.
https://www.marxists.org/subject/anarchism/nechayev/catechism.htm.

[6] Vladimir Lenin, The Proletarian Revolution and the Renegade Kautsky,
https://www.marxists.org/archive/lenin/works/1918/prrk/common_liberal.htm.

[7] Li Yuzhen, Work of Inssurection: 20th-Century Russian History, (Yanhuang Chunqiu, Tenth edition of 2010 ) [ 李玉貞, 〈一部顛覆性著作:《二十世紀俄國史》〉,《炎黃春秋》2010年第十期。]

[8] A. N. Yakovlev, “To Chinese Readers (Preface to the Chinese Edition),” Bitter Cup: Russian Bolshevism and Reform Movement, trans. Xu Kui et. Al., (Beijing: Xinhua chubanshe, 1999), 10.

[9] “cửu bình, Chương 7: Đảng Cộng sản Trung Quốc – một lịch sử đầy giết chóc”
https://9binh.com/cuu-binh/cuu-binh-7-dcstq-mot-lich-su-day-giet-choc.html

[10] Ngày 15/03/1999, “Bản Sửa đổi Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” được thông qua tại Phiên họp thứ hai của Đại hội đồng Nhân dân Toàn quốc đã bổ sung Điều 5 của Hiến pháp: “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thực hiện chế độ pháp trị và xây dựng một đất nước xã hội chủ nghĩa vận hành theo pháp luật.” Xem An Linxian, “Constitutional Principles and Governing the Country by Law,” www.people.com.cn, November 2, 2006,
http://legal.people.com.cn/GB/43027/73487/73490/4990833.html.

[11] Ouyang Fei, “Red Nonsense”, Minghui.org, January 8, 2015 [‘歐陽非:〈紅色荒唐言論〉,明慧網,’2015′年’1′月’8′日’] ,
http://www.minghui.org/mh/articles/2015/1/8/302850.html.

[12] Francis Bacon, “Of Judicature,” Essays, Civil and Moral,
http://www.notable-quotes.com/b/bacon_francis_viii.html.