Đế vương trong lịch sử hầu hết đều tôn sùng Thần Phật và có tâm cầu Đạo, phổ truyền Phật Pháp, chỉ có “Tam Vũ nhất Tông” (Bắc Ngụy Thái Vũ Đế, Bắc Chu Vũ Đế, Đường Vũ Tông và Hậu Chu Thế Tông) là thi hành những chính sách nhằm tiêu diệt Phật giáo trong thời gian trị vì. Trong lịch sử có ghi chép lại rất nhiều câu chuyện về thái độ của bậc Đế Vương đối với việc tu luyện. Dưới đây là một số vị Đế vương tôn sùng, tìm cầu Đạo, tìm cầu Phật được ghi chép trong lịch sử.

Một số vị Hoàng đế tôn sùng đạo Phật trong lịch sử
(Tranh minh họa: Public Domain)

Hoàng Đế

Hoàng Đế là một vị Đế vương thời thượng cổ của Trung Hoa, cũng là người đặt định sự sùng Đạo của bậc Đế Vương trong lịch sử. Truyền thuyết kể rằng thời đó, Quảng Thành Tử là một vị Thần tiên sống trong một hang động ở núi Không Động, phía Tây Lâm Nhữ, Hà Nam. Hoàng Đế sau khi nghe nói đến danh tiếng của ông đã từng đến bái phỏng để thỉnh giáo Đạo thuật tu luyện. Quảng Thành Tử không vì Hoàng Đế có địa vị cao mà e dè, ông nói: “Ở thiên hạ mà ngài thống trị, chim di trú bay đi trước mùa di cư, cỏ cây khô héo khi chúng còn chưa ngả sang màu vàng, tôi và người như ngài thì có gì để đàm luận?”

Hoàng Đế sau khi trở về, ba tháng không để ý đến việc triều chính, việc gì cũng không làm, sau đó lại một lần nữa đến gặp Quảng Thành Tử, rất cung kính quỳ trước mặt Quảng Thành Tử, bái lạy và thỉnh giáo phương pháp tu luyện. Quảng Thành Tử đã thu nạp Hoàng Đế. Sau này Hoàng Đế ngộ Đạo, vừa đặt tâm cai trị thiên hạ vừa tĩnh tâm tu luyện. Tương truyền ở dưới chân núi Kiều Sơn, Hoàng Đế đã tu thành viên mãn, bạch nhật phi thăng.

Hán Văn Đế Lưu Hằng

Hán Văn Đế Lưu Hằng là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hán. Từ lúc còn nhỏ ông đã rất thích đạo của Lão Tử, đã đọc thuộc “Đạo Đức Kinh” và lĩnh hội được những tinh túy của tư tưởng Đạo gia. Sau khi Lưu Hằng lên làm Hoàng đế, ông vẫn thường xuyên đọc “Đạo Đức Kinh” đồng thời mệnh lệnh cho các đại thần, vương hầu đều phải đọc. Tuy nhiên, nội hàm của “Đạo Đức Kinh” rất thâm sâu cho nên Hán Văn Đế và các đại thần có những chỗ không hiểu rõ.

Theo “Thái bình quảng ký” ghi lại, Hán Văn Đế đã đích thân đi tìm Hà Thượng Công, người tinh thông về đạo Lão để thỉnh giáo về “Đạo Đức Kinh”. Hán Văn Đế nói với Hà Thượng Công: “Lão Tử cũng nói qua: Đại đạo, đại thiên, đại địa, vương cũng đại, quân vương cũng là một trong tứ đại. Ngươi tuy rằng hiểu đạo học nhưng bất quá cũng chỉ là thần dân của ta thôi, vì sao lại không tôn trọng ta mà cao ngạo như vậy?”

Hà Thượng Công nghe thấy vậy thì vỗ tay, vừa ngồi vừa bay lên không trung, cách mặt đất nhiều trượng, cúi đầu nhìn xuống Hán Văn Đế và nói: “Ta trên không đụng trời dưới không chạm đất, ở giữa lại không liên lụy chuyện thế nhân, sao có thể tính là thần dân của ngài được?”

Hán Văn Đế kinh hãi vì đã xúc phạm đến thần nhân liền lập tức quỳ lạy Hà Thượng Công, đồng thời cầu Hà Thượng Công chỉ điểm giáo hóa cho. Hà Thượng Công lấy ra 2 quyển “Đạo Đức Kinh chương cú” trao cho Hán Văn Đế và nói: “Cầm đem về nghiên cứu kĩ, những nghi vấn của ông sẽ được tiêu trừ. Ta viết kinh này đã hơn 1700 năm rồi, chỉ truyền qua 3 người, nay ông là người thứ tư, không được để cho người khác xem”.

Hán Văn Đế vội quỳ nhận sách, đồng thời tạ ơn. Lúc này không còn thấy tung tích của Hà Thượng Công nữa. Dưới sự trợ giúp của Hà Thượng Công, Hán Văn Đế đã lý giải được “Đạo Đức Kinh” đồng thời vận dụng tư tưởng đạo gia vào trị vì đất nước. Điều này đặc biệt thể hiện ở phương diện nhân từ và tiết kiệm trong cách sống và cai trị đất nước của ông.

Hán Minh Đế

Minh Đế là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Đông Hán, ông là người tín ngưỡng đạo Phật. Một lần Minh Đế nằm mơ thấy một vị Phật thân cao trượng sáu, có mang theo thiên luân, hào quang tỏa ra bốn phía, hoàng kim rực rỡ, bay trong điện thờ. Bởi vậy Minh Đế đã phái người đi sang Thiên Trúc bái cầu kinh Phật.

Bốn năm sau, sứ giả mang kinh Phật từ Thiên Trúc trở về, đồng thời còn đưa về hai vị hòa thượng Thiên Trúc. Hoàng đế vừa nhìn thì giật mình thấy vô cùng kỳ lạ bởi vì cảnh tượng giống như ông đã mơ. Vì thế, Hoàng đế lại càng coi trọng, tôn kính Phật Pháp. Hoàng đế đã xây ngôi chùa Bạch Mã ở Lạc Dương để họ dịch kinh, phổ truyền Phật pháp.

Lương Vũ Đế Tiêu Diễn

Lương Vũ Đế là vị Hoàng đế khai quốc triều Lương thời Nam Bắc Triều. Ông từng phái nhiều sứ giả đến Tây Vực để tìm hiểu về Phật Pháp. Sau này, khi đã đọc các kinh Phật, Hoàng đế quy y Phật môn.Ông còn cho xây dựng Phật tháp, xây chùa, đắp tượng, còn phổ truyền Phật Pháp giúp nhiều người xuất gia. Thậm chí chính Hoàng đế còn mặc áo cà sa đọc kinh Phật cho mọi người nghe.

Hậu Triệu Minh Đế

Hậu Triệu Minh Đế Thạch Lặc là quân chủ khai quốc nước Hậu Triệu thời Ngũ hồ thập lục quốc. Dưới sự cai trị của Thạch Lặc, Hậu Triệu trở thành quốc gia cường thịnh nhất phương bắc lúc bấy giờ. Việc Thạch Lặc có thể đạt được kỳ tích này không phải không liên quan đến nhà sư lỗi lạc Phật Đồ Trừng đến từ Tây Vực.

Trong “Cao tăng truyện” ghi lại, Phật Đồ Trừng là tăng nhân thời Tây Tấn, Hậu Triệu. Khi còn thiếu niên ông đã xuất gia tu Phật, có thể đọc thuộc kinh văn trăm vạn chữ. Ông còn có một số khả năng thần chú.

Năm Vĩnh Gia thứ tư Vĩnh Hoài Đế, vì để phổ rộng Phật Pháp, Phật Đồ Trừng đã đến Lạc Dương xây dựng chùa. Ông đã dùng Phật Pháp giáo hóa Thạch Lặc, khiến cho Thạch Lặc chấm dứt việc giết chóc, dùng đức trị quốc. Thạch Lặc vô cùng tôn kính Phật Đồ Trừng, mỗi khi có việc lớn đều đến thỉnh giáo và cũng gọi ông là “Đại hòa thượng”.

Tùy Văn Đế Dương Kiên

Vị Hoàng đế khai quốc triều Tùy, Dương Kiên, từ nhỏ đã có Phật duyên. Ông đã nhiều lần nói với người khác rằng kiếp trước mình là một nhà sư, và rất thích nghe tiếng chuông. Sau khi làm Hoàng đế, ông không chỉ bãi bỏ sắc lệnh tiêu diệt Phật giáo do Hoàng đế Bắc Chu đề ra mà còn mạnh mẽ quảng bá Phật giáo, xây dựng nhiều chùa chiền rộng rãi, trở thành một vị Hoàng đế Phật môn.

Dưới sự khởi xướng mạnh mẽ của Dương Kiên, không chỉ ngày càng có nhiều người dân tin vào Thần Phật mà ngay cả nhiều quan đại thần trong triều cũng tin vào Thần Phật, thờ phụng Thần Phật, khiến nhà Tùy đã trở thành một vương quốc Phật giáo. 

Hoàng đế nhà Tùy cũng đã thọ giới và kiên trì tụng kinh mỗi ngày. Ông còn được gọi là “Đại hành Bồ tát Quốc vương”, hoàng hậu Độc Cô sau khi thọ giới cũng được xưng là Diệu thiện Bồ tát. Tất cả đại thần văn võ trong triều đều có Phật hiệu của riêng mình. Cả hoàng cung đều là ban ngày học kinh Phật, ban đêm nghe nhạc Phật. Trong thời Tùy, Hoàng đế đã cho xây dựng hơn 5000 ngôi chùa và đắp nặn hàng chục nghìn tượng Phật, có hàng vạn người xuất gia. 

Đường Thái Tông Lý Thế Dân

Các Hoàng đế triều nhà Đường hầu hết đều tôn sùng Đạo gia. Người cầu Đạo, tìm kiếm Đạo cũng rất nhiều như Đường Thái Tông, Lý Thuần Phong, Viên Thiên Cang, Vương Viễn Tri… Trước khi đăng cơ, Đường Thái Tông từng cùng với Phòng Huyền Linh mặc quần áo dân thường đi bái phỏng Vương Viễn Tri. Vương Viễn Tri đã nói Đường Thái Tông tương lai sẽ là “Thái bình thiên tử”.

Đường Thái Tông sau khi lên ngôi đã tiếp tục thi hành chính sách sùng Đạo. Hoàng đế vô cùng coi trọng Vương Viễn Tri, muốn giao phó trọng trách cho Vương Viễn Tri nhưng Vương Viễn Tri nhất mực từ chối. Hoàng đế từng công khai ban bố chiếu thư, bày tỏ lòng tôn kính của mình đối với vị thế ngoại cao nhân này.

Minh Thành Tổ Chu Đệ

Triều nhà Minh, dân chúng tôn sùng Đạo giáo bắt đầu từ thời Minh Thành Tổ Chu Đệ, đến thời Vạn Lịch và Gia Tĩnh thì sự tôn sùng ấy đạt đến đỉnh điểm. Minh Thành Tổ Chu Đệ không chỉ nhiều lần phái người đi tìm kiếm đạo nhân Trương Tam Phong mà còn viết thư biểu đạt tâm nguyện của bản thân mình. Về sau, Trương Tam Phong đã viết cho Hoàng đế một lá thư rất ngắn gọn hàm chứa ẩn ý tu đạo là: “Bình dục sùng đức” (vứt bỏ dục vọng tôn sùng đạo đức) và “Trừng tâm quả dục” (tâm phải thanh sạch, dục vọng phải ít). Như vậy, dân chúng sung túc thì thân là chủ cũng có đức hạnh, dân chúng trường thọ thì thân làm chủ cũng được lâu dài.

Ngoài ra, để cảm tạ ân đức của vị thần Đạo giáo là Chân Vũ Đại Đế đã che chở cho mình trong chiến dịch Tĩnh Nan, Minh Thành Tổ không chỉ cho xây dựng miếu đạo mà còn cho xây dựng điện Ngọc Hoàng trong Tử Cấm Thành để bản thân và những người trong cung thờ tự. Ông còn cho xây dựng và tu sửa Đạo quán trên núi Võ Đang, nơi Chân Vũ Đại Đế tu Đạo thăng thiên. Việc làm của ông nhằm thể hiện thành ý cầu Đạo và cầu phúc cho sinh linh trong thiên hạ.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video: