Giáo dục trẻ em bây giờ khó và bọn trẻ lớn lên trong sự chao đảo, hoang mang là vì chúng dễ tìm thấy trong thế giới người lớn gần gũi xung quanh những “nhân vật phản diện” hơn những tấm gương hay hình bóng mình muốn trở thành.

Nghĩa là người lớn – những người có trách nhiệm giáo dục thế hệ tiếp sau đã mất điquyền uy giáo dục“. Ngay từ cha mẹ trở đi, cho dù khéo che giấu, trẻ vẫn nhận thấy sự mâu thuẫn trong lời nói và hành động, trong những lời dạy dỗ và suy nghĩ nội tâm. Trong khi trải nghiệm sự đau khổ khi đối mặt với sự mâu thuẫn hàng ngày đó, trẻ sẽ sụp đổ khi không có một cái gì đó vượt lên sự trần trụi để bấu vào.

Thẳng thắn mà nói trong thế giới này, những thầy cô có nhân cách đủ mạnh, hấp dẫn để dẫn dắt học sinh cũng không còn nhiều nữa. Người ta núp vào cái bóng “chuyên môn” thuần túy để đi. Tức là giáo dục rút ngắn gọn lại thành “công việc giảng dạy”.

Trụy lạc, sống gấp, sống vật vờ không mơ ước, hoài bão điều gì, không có nhu cầu quan tâm tới niềm vui hướng thiện hay quan tâm tới ai ngoài mình là những biểu hiện của sự thất vọng và không nhìn thấy tương lai của bản thân.

Nói một cách khác, sự đau khổ của trẻ em và người trẻ là dấu hiệu lành mạnh, tự nhiên của con người trước hiện thực.

Trong sự hỗn loạn đó, may mắn đến với những trẻ có bản tính tự nhiên biết suy xét để vượt qua sự hỗn loạn, có khả năng tự điều chỉnh hoặc là may mắn gặp được ai đó (trực tiếp hay gián tiếp) có “quyền uy giáo dục”.

Nguyễn Quốc Vương

Đăng lại từ Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương
Tham khảo các tác phẩm của tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương tại đây

Xem thêm cùng tác giả, dịch giả:

Mời xem video: Giáo dục con người không phải là nuôi cho lớn, làm cho thi đỗ