Giới học thuật thế giới từ sau những năm 1960 đều chịu ảnh hưởng của tư tưởng cộng sản chủ nghĩa. Điều này có quan hệ trực tiếp đến cách chủ nghĩa cộng sản thâm nhập và gặm nhấn dần dần nền giáo dục của nhân loại. Có rất nhiều người bị hệ tư tưởng cộng sản “tẩy não” trong vô thức mà không hề hay biết. Trong quá trình tẩy não, chủ nghĩa cộng sản khiến học sinh đoạn tuyệt với truyền thống, tiêu chuẩn thiện ác, đúng sai đều được nhận định theo quan điểm của chủ nghĩa cộng sản. Có thể nói, nhân loại đã trả giá quá đắt mà vẫn chưa thể nhận thức ra được tầm ảnh hưởng của bóng ma cộng sản trong lĩnh vực giáo dục.

Giáo dục có vai trò quan trọng đối với lợi ích và sự phát triển của cá nhân, duy trì sự ổn định của xã hội, đảm bảo tương lai dân tộc cũng như sự bảo tồn, kế tục nền văn minh. Không có nền văn minh vĩ đại nào trong lịch sử nhân loại mà không coi trọng giáo dục.

Sứ mệnh quan trọng nhất của giáo dục chính là giúp nhân loại gìn giữ đạo đức cao thượng, đồng thời những người có tín ngưỡng tin rằng cần phải bảo tồn văn hóa mà Thần truyền cấp cho con người. Giáo dục cũng có vai trò không thể thiếu đối với xã hội trong việc truyền bá tri thức, bồi dưỡng kỹ năng, đoàn kết toàn dân tộc.

Từ xưa đến nay, một người được giáo dục tốt sẽ kính trời tín Thần, theo đuổi những phẩm chất tốt đẹp, có khả năng phổ truyền tri thức về văn hóa truyền thống của nhân loại, nắm vững những kỹ năng cao siêu về một hoặc nhiều phương diện, chuyên cần làm việc và hòa hợp với mọi người. Họ là trụ cột của tầng lớp trung lưu trong xã hội, là tinh anh của dân tộc, là người bảo vệ nền văn minh, phẩm hạnh cao quý của họ nhất định sẽ được Thần thừa nhận.

Chủ nghĩa cộng sản muốn hủy diệt nhân loại thì phải cắt đứt mối liên hệ giữa con người và Thần, trong đó, bước quan trọng nhất chính là phá hoại giáo dục truyền thống. Nó đã dùng những sách lược khác nhau ở phương Đông và phương Tây.

Ở các quốc gia phương Đông có nền văn hóa Thần truyền thâm sâu, nếu sử dụng phương thức lừa gạt sẽ rất dễ bị vạch trần. Thế nên ma quỷ cộng sản thông qua các cuộc vận động như Cách mạng văn hóa, Cải cách ruộng đất, Trăm hoa đua nở… đã tàn sát những tinh anh văn hóa ở nông thôn, thành thị và trong các tôn giáo, gây ra sự đứt đoạn trong quá trình truyền thừa văn hóa, đồng thời sử dụng các thủ đoạn tuyên truyền giáo dục, cưỡng ép tẩy não.

Còn văn hóa lịch sử của các quốc gia phương Tây có tính hình thức và tính nhắm thẳng cao hơn, không phức tạp và uyên thâm như phương Đông, vì thế chủ nghĩa cộng sản có thể dùng phương pháp xâm nhập, thẩm thấu và làm biến dị. Trên thực tế, sự biến dị của thế hệ trẻ của phương Tây còn nghiêm trọng hơn nhiều so với sự biến dị của thế hệ trẻ tại các quốc gia cộng sản. Những người trẻ tuổi ở các quốc gia cộng sản có xu hướng ghét bỏ và xa lánh tuyên truyền, cũng thầm hiểu mình bị tẩy não, còn người trẻ tuổi phương Tây thì hầu như không thể tự nhận thức được.

Mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản tại phương Tây

Một ví dụ rõ ràng về sự méo mó của học sinh phương Tây do sự nhào nặn của chủ nghĩa cộng sản là trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, do chịu ảnh hưởng bởi những tuyên truyền của các kênh ttruyền thông cánh tả chủ lưu cùng cái gọi là cuộc thăm dò ý kiến người dân, rất nhiều người – đặc biệt là thanh niên, sinh viên – đã bị sốc khi có kết quả của cuộc bầu cử.

Sau chiến thắng của Donald Trump, các trường đại học Hoa Kỳ xuất hiện những cảnh dở khóc dở cười. Một số sinh viên thấy “sợ hãi, mệt mỏi và tổn thương” đến nỗi phải yêu cầu giáo viên hủy buổi học hay hoãn thi. Để giảm bớt cảm giác căng thẳng, buồn bã cho sinh viên, một số trường học danh tiếng đã tổ chức nhiều hoạt động như nặn đất sét, tô màu, chơi xếp hình khối và thổi bong bóng xà phòng, thậm chí còn cho học sinh chơi thú cưng như chó, mèo. Nhiều trường đại học còn cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý, các nhóm hỗ trợ, dịch vụ “phục hồi tâm lý sau bầu cử” và “các nguồn lực và hỗ trợ sau bầu cử” cho sinh viên. [1]

Chưa nói đến sự hoang đường khi thấy hậu quả của một cuộc bầu cử bình thường lại đáng sợ hơn cả vụ thiên tai hay một cuộc tấn công khủng bố, chỉ riêng việc sinh viên đại học, đáng lẽ phải là người đã có suy nghĩ chín chắn, lý tính và có khả năng chịu áp lực trước sự thay đổi thì lại bỗng nhiên trở thành những người cố chấp, yếu đuối như vậy. Có thể nói đây là một thất bại lớn của nền giáo dục Hoa Kỳ.

Nhưng thất bại của giáo dục Hoa Kỳ lại cho thấy “thành công” của chủ nghĩa cộng sản trong việc làm bại hoại giáo dục Hoa Kỳ. Những thay đổi đau lòng nhất trong xã hội Hoa Kỳ trong mấy chục năm qua chính là sự thất bại toàn diện của hệ thống giáo dục công lập. Đây là kết quả của sự thâm nhập và lật đổ của ma quỷ.

Trong hai kỳ trước, chúng ta đã nói nhiều về sự thâm nhập của chủ nghĩa cộng sản vào giáo dục Hoa Kỳ. Nhìn lại một cách tổng thể, sự thâm nhập ấy thể hiện ở ít nhất năm phương diện sau:

Thứ nhất, trực tiếp nhồi nhét hình thái ý thức của chủ nghĩa cộng sản vào thế hệ trẻ. Trong quá trình hình thái ý thức cộng sản thâm nhập vào các trường đại học phương Tây, một mặt nó tạo ra những môn học mới theo định hướng hình thái ý thức của nó, mặt khác thâm nhập vào các môn học truyền thống quan trọng, bao gồm văn học, lịch sử, triết học, chính trị học, kinh tế học, xã hội học, nhân chủng học, pháp luật, truyền thông đại chúng v.v.. Các loại chủ nghĩa Marx biến tướng đã trở thành tư tưởng chỉ đạo của một số môn học; “phải đạo chính trị” trở thành kim chỉ nam để các trường đại học kiềm chế tư tưởng của sinh viên.

Thứ hai, cố ý không cho thế hệ trẻ tiếp xúc với với văn hóa truyền thống, vì thế mà văn hóa truyền thống, tư tưởng chính thống, lịch sử chân thực và các tác phẩm văn học kinh điển đã bị bôi nhọ, bị gạt ra ngoài lề bằng nhiều phương thức.

Thứ ba, hạ thấp tiêu chuẩn giáo dục từ bậc mầm non, tiểu học, khiến năng lực học, đọc và viết của thế hệ trẻ kém đi, năng lực tư duy và mức độ nhận thức bị suy giảm nghiêm trọng, khó có thể suy xét một cách có lý trí các vấn đề trọng đại liên quan đến nhân sinh và xã hội, lại càng khó có thể nhìn thấu các loại quỷ kế vô cùng giảo hoạt của ma quỷ.

Thứ tư, nhồi nhét các loại quan niệm biến dị cho học sinh từ nhỏ, khiến cho các em sau khi trưởng thành thì những quan niệm ấy sẽ trở nên thâm căn cố đế, gần như không thể nhận ra và chỉnh sửa lại.

Thứ năm, nuôi dưỡng tính ích kỷ, tham lam, phóng túng dục vọng của sinh viên, nuôi dưỡng khuynh hướng chống lại chính quyền, đi ngược lại truyền thống, phóng đại quan niệm tự do, luôn coi mình là trung tâm, giảm khả năng nhẫn nại và năng lực lý giải của sinh viên đối với những ý kiến bất đồng, đồng thời cũng giảm năng lực chịu đựng những cú sốc về tâm lý.

Nhìn sâu vào giáo dục Hoa Kỳ, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng chủ nghĩa cộng sản gần như đã thực hiện được năm mục tiêu nêu trên. Hình thái ý thức cánh tả đã trở thành hình thái ý thức chủ đạo trong các trường học Hoa Kỳ. Những học giả có khuynh hướng tư tưởng bất đồng sẽ không được vào giảng dạy tại trường đại học hoặc không được phát biểu những quan điểm truyền thống của mình.

Trải qua những năm học phổ thông, rồi bị nhồi nhét cường độ cao ở bậc đại học, rất nhiều sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp đều có xu hướng thiên về chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa “tiến bộ”, tiếp thu thuyết vô Thần, thuyết tiến hóa, chủ nghĩa duy vật một cách tự nhiên không cần suy xét, trở thành những người theo chủ nghĩa hưởng thụ, thiếu kiến thức phổ thông và ý thức trách nhiệm, trở thành những “bông tuyết” (snowflakes) mong manh dễ vỡ. Trong số những người bị tổn hại nghiêm trọng nhất, trừ một số người theo tư tưởng giáo điều của phái tự do, thì những người tri thức nông cạn, tầm nhìn hạn hẹp, hiểu biết nửa vời, thậm chí không biết chút gì về lịch sử thế giới cũng như lịch sử nước Hoa Kỳ, đã trở thành những nhóm người chủ yếu bị ma quỷ lừa dối.

Trong mắt của người dân thế giới, Hoa Kỳ vẫn luôn là cường quốc về giáo dục, điều này tất nhiên có nguyên nhân của nó. Trong quá khứ, nó đích thực là như vậy. Hơn nữa suốt một thế kỷ nay, Hoa Kỳ là cường quốc về quân sự, kinh tế, chính trị hết sức quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới, kinh phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học và giáo dục của Hoa Kỳ vượt xa hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Trong và sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, chế độ dân chủ tự do và điều kiện sống sung túc của Hoa Kỳ đã thu hút những nhân tài ưu tú trên toàn thế giới. Hoa Kỳ đến nay vẫn đứng đầu thế giới về đào tạo nghiên cứu sinh và đào tạo chuyên ngành trong ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ, toán học (STEM).

Nhưng đằng sau sự thịnh vượng ấy đã ẩn chứa những nguy cơ lớn sau khi chủ nghĩa cộng sản thâm nhập. Tỷ lệ du học sinh của các chương trình STEM đã vượt xa số sinh viên Hoa Kỳ học ngành này, và khoảng cách này vẫn tăng lên hàng năm. [2] Điều này cho thấy giáo dục tiểu học, trung học, đại học trên khắp Hoa Kỳ đã bị xói mòn nghiêm trọng, bắt đầu xuất hiện hiện tượng cố tình làm hư hỏng sinh viên và làm thui chột kiến thức của sinh viên. Hậu quả tệ hại đã hiển hiện sơ bộ, hậu quả xấu hơn nữa cũng sẽ bộc lộ ra.

Yuri Bezmenov, cựu điệp viên KGB của Liên Xô trong những năm 1980 tiết lộ rằng chủ nghĩa cộng sản sắp hoàn thành việc thâm nhập vào hệ tư tưởng của Hoa Kỳ: “Cho dù có bắt đầu giáo dục một thế hệ người Hoa Kỳ mới ngay bây giờ thì vẫn cần 15 đến 20 năm nữa mới có thể đảo ngược xu thế này, thay đổi nhận thức về hình thái ý thức của con người đối với hiện thực, khiến con người nhận thức trở lại trạng thái bình thường”. [3]

Đã qua một phần ba thế kỷ kể từ khi Bezmenov đưa ra những lời nhận xét này. Trong hơn 30 năm qua, cho dù chúng ta đã chứng kiến sự sụp đổ của Liên Xô và các quốc gia xã hội chủ nghĩa Đông Âu, nhưng điều đó không có nghĩa là chủ nghĩa cộng sản đã buông lơi tiến trình thâm nhập làm biến dị xã hội phương Tây. Các phần tử cộng sản ở phương Tây coi giáo dục là một trong những mục tiêu thâm nhập hàng đầu. Họ tiếp quản các cơ sở giáo dục các cấp, truyền bá những lý luận méo mó của họ về giáo dục, sư phạm, và dạy dỗ con cái.

Cần phải nhấn mạnh rằng, hiện nay hầu như tất cả mọi người trên thế giới, nhất là những người vào đại học sau những năm 1960, ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của tư tưởng cộng sản chủ nghĩa, đặc biệt những sinh viên chuyên ngành khoa học xã hội nhân văn là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy nhiên, họ hầu hết đều bị ma quỷ tẩy não trong vô thức, những người có chủ ý thức truyền bá tư tưởng cộng sản thì rất ít thấy.

Mục tiêu của giáo dục cộng sản tại phương Đông

Với mục tiêu phá hoại giáo dục ở phương Tây, chủ nghĩa cộng sản, thông qua giáo dục cấp tiến, kiên nhẫn chờ đợi cả trăm năm, thay đổi vài thế hệ để dần đạt được mục đích. Còn tại phương Đông, có thể lấy Trung Quốc làm ví dụ điển hình.

Trung Quốc tuy rằng có bề dày 5.000 năm văn hóa truyền thống, nhưng lợi dụng điều kiện chiến tranh khi lên nắm quyền, chủ nghĩa cộng sản đã tạo cho người Trung Quốc tâm lý chỉ vì cái lợi trước mắt, dụ dỗ họ sử dụng các thủ đoạn cấp tiến, chỉ trong mấy chục năm đã khiến con người nhanh chóng cắt đứt với truyền thống, khiến con người vứt bỏ giá trị truyền thống. Theo đó, chủ nghĩa cộng sản đã đạt được mục đích làm bại hoại giáo dục ở Trung Quốc.

Đầu thế kỷ 20, không lâu sau khi giáo dục cấp tiến của Dewey bắt đầu thâm nhập Hoa Kỳ, các học trò người Trung Quốc của ông ta cũng lần lượt học xong và trở về nước, họ trở thành người tiên phong của giáo dục cận đại Trung Quốc. Lúc bấy giờ, lợi dụng lòng tự tôn của người Trung Quốc sau khi bị chiến hạm Anh đánh bại và nguyện vọng tốt đẹp của những người trí thức muốn mau chóng đưa dân tộc trở nên hùng mạnh, chủ nghĩa cộng sản đã dẫn dụ người Trung Quốc dấy khởi một cuộc vận động mạnh mẽ phủ nhận truyền thống gọi là “Cuộc Vận động Văn hóa Mới ”.

Thực chất, đây là một cuộc vận động phá hoại văn hóa, là sự chuẩn bị cho cuộc Đại Cách mạng Văn hóa những năm 1960. “Cuộc Vận động Văn hóa Mới ” có ba nhân vật đại diện chủ yếu là Hồ Thích – học trò của Dewey, Trần Độc Tú – một trong những người sáng lập ĐCSTQ sau này, và Lỗ Tấn – người sau này được Mao Trạch Đông ca ngợi là “tổng tư lệnh của Cách mạng Văn hóa Trung Quốc”. Lý Đại Chiêu – một người sáng lập khác của ĐCSTQ sau đó – cũng trở thành một nhân vật chủ chốt của cuộc vận động văn hóa này.

Cuộc Vận động Văn hóa Mới nhằm vào những mặt trái trong quá trình phát triển của xã hội truyền thống Trung Quốc, nó đổ lỗi cho “tam cương ngũ thường”, đạo đức chuẩn mực của Nho giáo là nguyên nhân gây ra sự suy yếu của xã hội Trung Quốc 100 năm, hô hào khẩu hiệu “đả đảo Khổng gia điếm”, coi văn hóa truyền thống là “văn hóa cũ”, coi tất cả các thứ của văn hóa phương Tây là “văn hóa mới”, dùng khẩu hiệu “khoa học” và “dân chủ” để phê phán tín ngưỡng truyền thống. Cuộc vận động này đã mở đường cho cuộc vận động “Ngũ Tứ” khốc liệt hơn sau đó, dấy lên làn sóng đầu tiên lật đổ hoàn toàn giá trị và luân lý truyền thống, đồng thời cũng tạo điều kiện cho chủ nghĩa Marx xâm nhập vào Trung Quốc.

Trong giới giáo dục, một trong những tác hại lớn nhất mà cuộc Vận động Văn hóa Mới gây ra là cuộc vận động “văn bạch thoại”. Theo đề xuất của Hồ Thích, giáo dục quốc văn tiểu học hoàn toàn biến thành văn bạch thoại. Như vậy, sau một thế hệ, đa số người Trung Quốc hầu như không hiểu được văn cổ, các kinh điển truyền thống như “Chu Dịch”, “Xuân Thu”, “Đạo Đức Kinh”, “Hoàng Đế Nội Kinh” v.v., chỉ là nội dung nghiên cứu của các học giả chuyên nghiệp, không liên quan tới học sinh phổ thông, 5.000 năm văn minh huy hoàng của Trung Hoa đã trở thành thứ đồ trang trí.

Trong lịch sử, Trung Quốc đã trải qua nhiều lần dung hợp các dân tộc lớn cũng như nhiều lần dịch chuyển vị trí địa lý của các trung tâm văn hóa, từ đó khiến ngôn ngữ văn nói liên tục thay đổi. Nhưng do sự tách biệt giữa ngôn ngữ văn viết và văn nói, nên về tổng thể, nó vẫn duy trì được tính liên tục. Học sinh thời nhà Thanh vẫn có thể đọc hiểu được sách vở của thời nhà Tống, nhà Đường thậm chí là thời Tiên Tần. Điều này khiến cho văn hóa truyền thống Trung Hoa thông qua chữ viết mà được truyền lại hàng nghìn năm không gián đoạn.

Tuy nhiên, chủ nghĩa cộng sản lừa gạt người Trung Quốc, thông qua việc thay đổi chữ viết mà cắt đứt gốc rễ văn hóa của mình. Đồng thời, việc hợp nhất văn viết với văn nói cũng khiến văn viết dễ bị lai tạp, biến dị thêm một bước nữa, đẩy người Trung Quốc rời xa truyền thống hơn.

Trước và sau khi ĐCSTQ thành lập, giáo dục “xóa mù chữ” và giáo dục tiểu học phổ cập văn hóa đã trực tiếp nhồi nhét, tẩy não học sinh một cách trắng trợn. Những câu đầu tiên mà học sinh lớp xóa mù chữ và học sinh lớp 1 bậc tiểu học được học mang đầy lập trường giai cấp “yêu ghét rõ ràng”: “Mao Chủ tịch vạn tuế”, “xã hội cũ có vạn điều xấu”, “chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ có vạn điều xấu”… những thứ này cùng với chủ nghĩa cấp tiến đã tiêm nhiễm những tư tưởng biến dị vào các sách báo mà trẻ em đọc, mặc dù có sự tương phản rõ rệt về phương thức thực hiện, nhưng về bản chất đều là nhồi nhét hình thái ý thức. Những trẻ em được giáo dục bằng phương pháp này khi lớn lên sẽ chủ động bảo vệ cho bạo lực chính trị của ĐCSTQ. Những người vẫn thường thóa mạ, công kích, bình luận về những giá trị phổ quát truyền thống trên mạng internet; những đứa trẻ sống trong môi trường giáo dục như vậy khi lớn lên sẽ lấy lý do “kỳ thị” để không cho phép người ta nói về những quan niệm truyền thống.

Không lâu sau khi thành lập chính quyền, ĐCSTQ lại bắt đầu cuộc “vận động cải tạo tư tưởng phần tử trí thức”, trọng điểm là các trường đại học và trung học. Mục đích chủ yếu của nó là cải tạo quan niệm nhân sinh của phần tử trí thức, cưỡng ép họ vứt bỏ chuẩn mực đạo đức truyền thống, vứt bỏ quan niệm nhân sinh tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, lựa chọn sử dụng phương pháp phân tích giai cấp của chủ nghĩa Marx, đứng trên lập trường “giai cấp vô sản” mà nhìn nhận thế giới và con người. Đặc biệt là các giáo sư được đào tạo trong “thời đại cũ”, cần phải đánh giá nhiều lần và thẳng thắn, phải tiếp nhận sự phê phán và tố cáo của học sinh và đồng nghiệp, ngay cả “tư tưởng phản động” ẩn sâu trong tiềm ý thức cũng phải thanh trừ, đây không còn là “công kích vi mô” nữa mà là “điên cuồng công kích” giai cấp vô sản. Đương nhiên việc này còn kịch liệt hơn cả “đào tạo về các vấn đề nhạy cảm” ở phương Tây ngày nay, thậm chí một số người không nhẫn chịu được sự sỉ nhục và áp lực này nên đã tự sát. [4]

Tiếp sau đó, ĐCSTQ triển khai “điều chỉnh lại các khoa viện” trong các trường đại học, cắt giảm, sáp nhập, xóa bỏ rất nhiều khoa nhân văn trong các trường đại học như triết học, xã hội học…, rất nhiều trường đại học tổng hợp chỉ còn lại ngành khoa học tự nhiên theo mô hình Liên Xô. Nếu duy trì các môn khoa học nhân văn như mô hình đào tạo tự do trong thời kỳ Trung Hoa Dân quốc thì chắc chắn sẽ dạy cho học sinh có quan điểm tư tưởng độc lập đối với các vấn đề chính trị và xã hội. Điều này là sự “uy hiếp” mà chính quyền bạo lực ĐCSTQ không thể chịu được. Thay vào đó, triết học và chính trị chủ nghĩa Marx trở thành môn học bắt buộc của tất cả học sinh. Toàn bộ quá trình này phải hoàn thành trong 2-3 năm. Ở phương Tây, chủ nghĩa cộng sản dùng cả một thế hệ người để tạo ra những môn học mới nhằm mục đích nhồi nhét hình thái ý thức và tiêm nhiễm tư tưởng chủ nghĩa Marx vào các trường đại học. Về hành động là trái ngược nhau, thời gian thực hiện cũng khác nhau rất lớn giữa phương Đông và phương Tây, nhưng kết quả đạt được thì gần như nhau.

Năm 1958, ĐCSTQ bắt đầu công cuộc “cải cách giáo dục”, đặc điểm nổi bật của nó là: Trước tiên, nhấn mạnh giáo dục để phục vụ giai cấp vô sản, “phá trừ tư tưởng mê tín của các chuyên gia thuộc giai cấp tư sản”, dưới sự lãnh đạo của đảng ủy, tổ chức sinh viên đã biên tập lại đại cương và tài liệu giảng dạy. Trong thời gian vỏn vẹn 30 ngày, 60 sinh viên khoa tiếng Trung của Đại học Bắc Kinh đã biên tập một bộ “Lịch sử Văn học Trung Quốc” dài tới 700.000 chữ. [5]

Điều này đã thể hiện rõ quan điểm lấy “người học làm trung tâm”, “học tập theo phương thức tìm tòi”, “học tập theo phương thức hợp tác” mà giáo dục cấp tiến nhấn mạnh – nghĩa là, học cái gì, học thế nào đều do học sinh tự quyết định. Mục đích rất rõ ràng: chính là phá bỏ sự “mê tín” đối với những nhân vật có quyền uy (thực chất là nhồi nhét quan niệm phản truyền thống), phóng đại chủ nghĩa lấy bản thân làm trung tâm của học sinh, đặt nền móng cho bước “tạo phản” tiếp theo trong cuộc Cách mạng Văn hóa.

Thứ nữa là việc nhấn mạnh kết hợp giáo dục và lao động sản xuất. Các trường học đều trở thành công xưởng, trong thời kỳ đỉnh cao của cuộc Đại nhảy vọt, giáo viên và học sinh đã luyện thép và làm việc trong trang trại. Ngay cả một trường đại học xã hội thuần túy như Đại học Nhân dân cũng có tới 108 công xưởng. Về danh nghĩa là để học sinh “học tập bằng thực tiễn” (learning by doing), kỳ thực là khiến học sinh chẳng học được gì.

Trong cuộc “Đại Cách mạng Văn hóa”, học sinh bị huy động đập nát tất cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể liên quan đến văn hóa truyền thống. Điều này rất ăn khớp với phong trào phản văn hóa ở phương Tây. Sau khi Đại Cách mạng Văn hóa bùng phát, Mao Trạch Đông tuyên bố “hiện tượng phần tử trí thức giai cấp tư sản thống trị trong các trường học của chúng ta không thể tiếp tục diễn ra nữa”. Ngày 13/06/1966, ĐCSTQ ra thông báo cải cách phương thức tuyển sinh đại học, thực thi “hành động sửa chữa”: xóa bỏ kỳ thi tuyển sinh đầu vào đại học, thu nhận một lượng lớn học sinh thuộc đội ngũ “công nông binh”.

Bộ phim “Quyết liệt” trong Đại Cách mạng Văn hóa đã đưa ra lý do cải cách tuyển sinh như sau: “Một người thanh niên xuất thân bần nông, văn hóa thấp, nhưng nhờ vào đôi bàn tay chai sần do làm nông mà đủ tư cách nhập học. Hiệu trưởng cho rằng: Văn hóa thấp, có thể trách chúng ta được không? Không thể! Món nợ này chỉ có thể tính lên Quốc Dân đảng, địa chủ, giai cấp tư sản!”

Ở phương Tây lúc bấy giờ, có một giáo sư đăng bài luận tuyên bố rằng kỳ thi toán học sẽ dẫn đến kỳ thị chủng tộc (vì học sinh của một số dân tộc thiểu số có điểm toán học thấp hơn học sinh da trắng). [6] Cũng có giáo sư xuất bản bài luận nói rằng việc đem trình độ toán học cao của học sinh nam để áp cho tất cả các học sinh đã gây nên sự kỳ thị giới tính đối với học sinh nữ. [7 Quy định bàn tay chai sần mà lên đại học và việc quy kết điểm toán học thấp của học sinh là do kỳ thị chủng tộc và giới tính đều là thủ đoạn mà chủ nghĩa cộng sản dùng để làm học sinh kém phát triển trí tuệ.

Sau Đại Cách mạng Văn hóa, Trung Quốc khôi phục lại kỳ thi đại học. Từ đó, “thi đại học” trở thành cây gậy chỉ huy cho giáo dục, giáo dục trung học và tiểu học; thi đại học trở thành mục đích cuối cùng. Dưới chế độ giáo dục chú trọng kết quả và lợi ích này, một lô lớn học sinh trở thành cỗ máy thi cử, không có năng lực tư duy độc lập, cũng không có năng lực phân biệt đúng sai. Đồng thời, triết học và kinh tế chính trị chủ nghĩa Marx trở thành môn học bắt buộc, không thể bỏ qua.

Trong quá trình tẩy não khiến học sinh đoạn tuyệt với truyền thống, tiêu chuẩn thiện ác, đúng sai đều được nhận định theo quan điểm của chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, rất nhiều học sinh, sinh viên Trung Quốc sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9 ở Hoa Kỳ còn vui mừng; học sinh tiểu học tuyên bố “lớn lên muốn trở thành quan tham nhũng”; sinh viên đại học làm nghề mại dâm; và mang thai hộ để kiếm tiền trở thành trào lưu ở các trường đại học.

Chủ nghĩa cộng sản đã thao túng mất thế hệ sau của chúng ta rồi.

Lời kết

Giáo dục là phương tiện để truyền thừa nền văn minh của một quốc gia, dân tộc và nhân loại cho thế hệ tương lai, là kế sách lớn cho trăm nghìn năm. Nhìn lại 100 năm qua, nền giáo dục Hoa Kỳ, dưới ảnh hưởng và thâm nhập của chủ nghĩa cộng sản, đã phải hứng chịu trăm ngàn vết thương. Phụ huynh và giáo viên bị bó buộc đến mức không thể mang đến cho học sinh, sinh viên sự giáo dục tốt. Trường học, vốn là nơi để cho học sinh, sinh viên rèn luyện thành tài, lại trở thành nơi phóng túng, dẫn dắt các em lạc lối. Sự khiếm khuyết về đạo đức, kỹ năng kém cỏi, suy giảm sức chịu đựng tâm lý cùng các thói hư tật xấu, dâm loạn, phản truyền thống, phản xã hội của học sinh, sinh viên khiến toàn xã hội lo lắng. Chủ nghĩa cộng sản đang nuốt chửng thế hệ sau và tương lai của nhân loại.

Trong cuốn sách kinh “Người cộng sản trần trụi” (The Naked Communist) xuất bản năm 1958, đã nêu ra những mục tiêu liên quan đến giáo dục trong 45 mục tiêu của đảng cộng sản là: “Khống chế trường học. Biến trường học thành vành đai trung gian cho chủ nghĩa xã hội và tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản hiện tại. Giảm độ khó của giáo trình học. Khống chế hiệp hội giáo viên. Đưa cương lĩnh của đảng vào sách giáo khoa.” [8]

Nhìn vào giáo dục của Hoa Kỳ, có thể thấy những mục tiêu này không những đã đạt được, mà thực trạng còn nghiêm trọng hơn. Do thực lực kinh tế chính trị lớn mạnh của Hoa Kỳ, văn hóa Hoa Kỳ cũng là đối tượng để các quốc gia khác trên khắp thế giới ngưỡng mộ và học tập. Đại bộ phận các quốc gia đều noi theo Hoa Kỳ để cải cách giáo dục. Quan niệm giảng dạy, tài liệu giáo dục, phương pháp giảng dạy và quản lý giáo dục của Hoa Kỳ đã ảnh hưởng tới rất nhiều quốc gia. Vì thế, ở một mức độ nhất định, cải biến giáo dục Hoa Kỳ đồng nghĩa với cải biến giáo dục toàn thế giới.

Từ khi thuở đầu của Tạo hóa và khi nền văn minh nhân loại trở nên bại hoại, đều có các Giác giả hay Thánh nhân xuất thế. Những Giác giả hay Thánh nhân này chính là những người mà người ta gọi là “Thầy”, “Sư phụ”. Chẳng hạn như, Socrates, người đặt nền móng cho văn minh Hy Lạp cổ đại là một nhà giáo dục; trong sách Phúc âm, Jesus cũng tự xưng là thầy; Phật Thích Ca Mâu Ni có 10 danh xưng, trong đó cũng có một danh xưng là “Thiên nhân chi sư” (thầy của người trời); Khổng Tử, Lão Tử cũng lại như thế. Họ dạy con người cách làm người căn bản, kính Thần thế nào, đối nhân xử thế ra sao, làm sao để đề cao đạo đức.

Những Giác giả và Thánh nhân được gọi là “Thầy” này là những nhà giáo dục vĩ đại nhất của nhân loại, lời dạy của họ đã bồi đắp nên hình thái của các nền văn minh lớn, trở thành kinh điển căn bản nhất của các nền văn minh lớn. Phương pháp đề cao đạo đức và giá trị quan mà họ truyền thụ mới là Đại Đạo giúp mỗi cá nhân đạt đến tinh thần lành mạnh, mà mỗi cá nhân có tinh thần lành mạnh mới có thể bảo đảm cho các yếu tố căn bản của một xã hội thịnh vượng. Không lạ gì khi những nhà giáo dục vĩ đại nhất này đều đưa ra một kết luận như nhau: Giáo dục là để bồi dưỡng phẩm cách lương thiện.

Giáo dục cổ điển phương Đông và phương Tây đã từng trải qua thực tiễn hàng nghìn năm, kế thừa văn hóa mà Thần truyền cho con người, lưu giữ rất nhiều tài nguyên và kinh nghiệm quý giá. Theo tinh thần của giáo dục cổ điển, đức tài toàn vẹn là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá giáo dục có thành công hay không. Trong quá trình nhân loại tìm kiếm con đường trở về với giáo dục truyền thống, kho tàng giáo dục cổ điển xứng đáng để chúng ta kiên trì nghiên cứu và học hỏi.

Người có đạo đức cao thượng có khả năng chế ngự, kiểm soát bản thân. Đây là hình thái xã hội mà những người thành lập Hoa Kỳ hằng kỳ vọng. John Adams, Tổng thống thứ Hai, một trong các vị Cha Lập quốc của Hoa Kỳ đã nói: “Hiến pháp của chúng ta chỉ dành cho người có đạo đức VÀ tín ngưỡng. Nó hoàn toàn không thích hợp cho chính quyền của những kiểu người khác.”

Người có đạo đức cao thượng sẽ được Thần ban phúc, dựa vào cần cù lao động và trí tuệ mà có được vật chất đầy đủ và tinh thần sung mãn. Quan trọng hơn, người có đạo đức cao thượng mới có thể giúp xã hội phồn vinh, trường tồn, không ngừng phát triển. Đây là khải thị của những Thánh nhân và Giác giả – những nhà giáo dục vĩ đại nhất của nhân loại – về việc đưa con người quay về với truyền thống.

Đăng lại có chỉnh sửa từ loạt bài của The Epoch Times
(thespecterofcommunism.com)

Tài liệu tham khảo:

[1] Robby Soave, “Elite Campuses Offer Students Coloring Books, Puppies to Get Over Trump,” Daily Beast,

[2] Elizabeth Redden, “Foreign Students and Graduate STEM Enrollment,” Inside Higher Ed, October 11, 2017,
https://www.insidehighered.com/quicktakes/2017/10/11/foreign-students-and-graduate-stem-enrollment.

[3] G. Edward Griffin, Deception Was My Job: A Conversation with Yuri Bezmenov, Former Propagandist for the KGB, (American Media, 1984).

[4] Zhou Jingwen, Ten Years of Storm: The True Face of China’s Red Regime [風暴十年:中國紅色政權的真面貌], (Hong Kong: shi dai pi ping she [時代批評社], 1962). Web version available in Chinese at
https://www.marxists.org/chinese/reference-books/zjw1959/06.htm#2

[5] Luo Pinghan, “The Educational Revolution of 1958,” Literature History of the Communist Party, Vol. 34

[6] Robert Gearty, “White Privilege Bolstered by Teaching Math, University Professor Says,” Fox News, October 24, 2017,
http://www.foxnews.com/us/2017/10/24/white-privilege-bolstered-by-teaching-math-university-professor-says.html.

[7] Toni Airaksinen, “Prof Complains about ‘Masculinization of Mathematics,’” Campus Reform, August 24, 2017,
https://www.campusreform.org/?ID=9544.

[8] W. Cleon Skousen, The Naked Communist (Salt Lake City: Izzard Ink Publishing, 1958, 2014), Chapter 12.