Từng được xem như một biểu tượng của hoàng quyền trong lịch sử Trung Hoa, quạt xếp đã dần thoát khỏi sự độc hữu của hoàng tộc. Nó trở nên phổ biến vào những năm giữa đời nhà Minh (1368-1644). Vào thời điểm đó, quạt xếp đã là một phụ kiện không thể thiếu của giới văn nhân, gắn liền với cuộc sống tao nhã. Nó cũng là nơi để những nghệ sĩ và thợ thủ công thể hiện tài hoa của mình.

00 24

Chúng ta hãy cùng nhau khám phá vẻ đẹp và nét quyến rũ ẩn mình trong những tác phẩm tinh tế được thể hiện trên những chiếc quạt.

Lịch sử của nghệ thuật quạt xếp

Có hai quan điểm chính trong giới học giả về nguồn gốc của quạt xếp Trung Hoa. Một quan điểm cho rằng hình thức nghệ thuật này xuất hiện ở Trung hoa sớm nhất vào thời kỳ Nam Bắc triều (420-589), trong khi những người khác lại khẳng định rằng chúng được du nhập từ Nhật Bản vào những năm đầu của triều đại Bắc Tống (960-1127).

Nghệ thuật của những chiếc quạt xếp

Trong triều đại nhà Minh, quạt xếp đã trở nên phổ biến một cách nhanh chóng nhờ sự ủng hộ của triều đình và trở thành một vật dụng tượng trưng cho cuộc sống thanh tao. Hình thức nghệ thuật này đạt đến đỉnh cao của nó vào những năm cuối triều đại nhà Thanh (1644-1912).

Việc trao tặng cho nhau một chiếc quạt xếp với những bức tranh thư pháp vẽ cảnh sơn thủy hữu tình như một biểu tượng của tình bằng hữu trong giới Nho sĩ đã trở thành một truyền thống phổ biến, đặc biệt là ở vùng Giang Nam, hạ lưu sông Dương Tử, nơi những văn nhân và nghệ sĩ tập trung vào thời kỳ đó.

image2 1

Đến thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949), quạt xếp đã trở thành món đồ sưu tập giá trị trong khi vẫn tiếp tục giữ vững vai trò thể hiện tình bằng hữu của mình. Sự đa dạng trong vật liệu, hình dạng và nghệ thuật trang trí đã phản ánh cả một nền văn hóa phong phú đi kèm với chúng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau.

Nghệ thuật của những chiếc quạt xếp
Quạt xếp hiện đại với thân quạt để tự nhiên và được tô điểm bằng những sợi mảnh có nguồn gốc từ thiên nhiên.
image4 2
Chiếc quạt này có thân quạt được làm từ một loại giấy được phủ lên các sợi thực vật trông giống như tóc, không những làm tăng độ bền mà còn làm tăng vẻ đẹp của quạt.
Nghệ thuật của những chiếc quạt xếp
Chiếc quạt xếp tranh thư pháp mạ vàng cuối đời nhà Thanh. Chiếc quạt này có thân quạt được làm bằng một loại giấy được phủ một chất màu làm bằng bột vàng và keo, được gọi là “bùn vàng”. Những chiếc quạt loại này thường có ba màu vàng là “vàng tiêu chuẩn”, “vàng chùa” và “vàng rơm”.
Nghệ thuật của những chiếc quạt xếp
“Vàng tiêu chuẩn” là tên của màu vàng gốc. “Vàng chùa” là một màu vàng đậm hơn do có đồng trong chất màu, và “vàng rơm” là một màu vàng nhạt vì có thêm 20% bạc trong hỗn hợp chất màu. Bề mặt “bùn vàng” của thân quạt, trong khi tạo cảm giác xa hoa và lộng lẫy cho quạt, nhưng cũng khiến cho việc đưa mực và chất màu lên nó trở nên khó khăn hơn.

Người ta có thể sử dụng rất nhiều nguyên liệu để làm nan quạt, bao gồm tre, gỗ đàn hương, gỗ mun, mai rùa, ngà voi, xà cừ, xương động vật… trong đó tre là phổ biến nhất. Việc sử dụng các nguyên liệu quý không chỉ làm cho quạt trở nên đẹp mắt mà còn làm tăng giá trị của chúng.

Nghệ thuật của những chiếc quạt xếp
Quạt xếp có nan quạt được làm bằng ngà voi.

Hình dạng của đầu quạt cũng bắt đầu trở nên phong phú vào cuối đời nhà Thanh và đầu thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, với những hình dạng như hình vuông, tròn, phẳng, đầu uốn nhẹ, hình bầu, nhọn …

image8 1
Quạt xếp với đầu uốn nhẹ.

Ngành công nghiệp sản xuất quạt ở Trung Hoa cổ đại được phát triển chủ yếu bởi các hộ gia đình, thường là quy mô nhỏ, với cửa hàng ở phía trước và xưởng ở phía sau. Thành phố Hàng Châu đã chứng kiến một ngành công nghiệp sản xuất quạt phồn vinh trong triều đại Nam Tống (1127-1279).

Là vật truyền tải những bức họa và thư pháp của giới văn nhân

Vào thời Trung Hoa cổ đại, giới văn nhân và nghệ sĩ có sở thích để lại những bức họa và thư pháp của mình lên những đồ vật mà họ yêu thích. Đó là lí do tại sao quạt xếp trở thành vật truyền tải nghệ thuật khi chúng thuộc sở hữu của các bậc nho sĩ. Ban đầu, việc vẽ tranh và viết thư pháp lên quạt là một cách để trang trí cho quạt, nhưng sau này quạt lại được chọn làm nền để các văn nhân và nghệ sĩ để lại những tác phẩm đắc ý của mình.

Nghệ thuật của những chiếc quạt xếp
Chiếc quạt với thư pháp của Chu Deyi, một nhà văn hóa và bậc thầy khắc dấu sinh tại tỉnh Chiết Giang.

Việc vẽ tranh thư pháp lên quạt đạt đến thời kỳ phồn vinh vào những năm giữa triều đại nhà Minh. Các bức họa và thư pháp, với phong cách tự nhiên, tươi mới và sinh động, đã trở nên phổ biến nhờ sự kết hợp độc đáo với hình dạng của thân quạt. Nhiều người lúc bấy giờ cảm thấy tự hào về việc họ được sở hữu chiếc quạt có vẽ bức họa hoặc thư pháp của một nghệ sĩ nổi tiếng.

Quạt vào thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc được chọn làm quà tặng tượng trưng cho tình bạn và thiện chí, với nan quạt bằng tre được chạm khắc tinh tế, được giới sưu tập ngày nay săn lùng.

Quạt xếp qua các triều đại

Nghệ thuật của những chiếc quạt xếp
Chiếc quạt xếp đời nhà Thanh được vẽ bởi Ren Yu (1853-1901), còn được gọi là Lifan. Ông là một hoạ sĩ xuất sắc trong nhiều thể loại tranh Trung Hoa truyền thống như sơn thủy, người và hoa điểu.
Nghệ thuật của những chiếc quạt xếp
Chiếc quạt xếp đời nhà Thanh với bức tranh Chuồn chuồn và Hoa của Sha Fu. Sha Fu (1831-1906), còn được gọi là Shanchun, là một họa sĩ cuối đời nhà Thanh được sinh ra ở Tô Châu. Ông là bậc thầy về nhiều loại tranh Trung hoa truyền thống bao gồm tranh vẽ người, các loại hoa và nữ quan trong nội cung.
Nghệ thuật của những chiếc quạt xếp
Chiếc quạt với bức họa cây thông của Tang Di, người được biết đến với những bức tranh phong cảnh thanh lịch và nhẹ nhàng theo phong cách của họa sĩ đời nhà Minh Li Liufang (1575-1629) và đã tạo dựng họa pháp độc đáo của riêng mình trong những bức họa xinh đẹp và duyên dáng về mận, tre, lan, thông và bách.
image17 1
Chiếc quạt vẽ Hoa mai của Wu Zheng. Wu Zheng (1878-1949), là một họa sĩ chuyên vẽ các loại hoa và phong cảnh trứ danh sinh tại tỉnh Chiết Giang miền đông Trung Quốc.
Nghệ thuật của những chiếc quạt xếp
Chiếc quạt với bức tranh về những con sóc của Cai Xian. Cai Xian (1897-1960), là một họa sĩ có phong cách vẽ độc đáo nổi tiếng ở Tô Châu của tỉnh Giang Tô miền Đông Trung Quốc. Ông rất giỏi trong việc vẽ minh hoạ khỉ và sóc đến nỗi ông có biệt danh là “Khỉ Cai” và “Sóc Cai”.
Nghệ thuật của những chiếc quạt xếp
Mặt trước của chiếc quạt là bức tranh vẽ hoa của Mei Lanfang. Mei Lanfang (1894-1961 AD), với nghệ danh là Lanfang, là một bậc thầy Kinh Kịch nổi tiếng quê ở Thái Châu thuộc tỉnh Giang Tô miền đông Trung Quốc.
image20 1
Mặt sau.
Nghệ thuật của những chiếc quạt xếp
Mặt trước của một chiếc quạt xếp thời Trung Hoa Dân Quốc với nhiều bức họa nhỏ được vẽ bởi các họa sĩ trong đó có Lu Xiaoman, một họa sĩ nổi tiếng.
Nghệ thuật của những chiếc quạt xếp
Mặt sau.

Quạt xếp gồm nhiều bức họa nhỏ được vẽ trên thân quạt là một trường phái đặc biệt của loại hình nghệ thuật này, gồm nhiều bức tranh hoặc thư pháp được vẽ trên những phần riêng biệt phân cách bởi các nan quạt. Những phần này được vẽ bởi các họa sỹ hoặc nhà thư pháp khác nhau và thường tập trung vào cùng một chủ đề như những ước nguyện đẹp hay cuộc lữ hành…

Quạt xếp cận đại

image9 1
Chiếc quạt với bức thư pháp được viết theo kiểu lệ thư của Liang Sicheng, một chuyên gia kiến trúc nổi tiếng và là một nhà giáo dục.
Nghệ thuật của những chiếc quạt xếp
Chiếc quạt với bức thư pháp được viết bởi Wu Hufan, bậc thầy của hội họa truyền thống Trung Hoa, được sinh ra tại Tô Châu, Trung Quốc.

Huy Minh

Tham khảo từ bài viết: The Art of Folding Fans
Ảnh trong bài được lấy nguồn từ Bảo tàng Công nghệ Mỹ thuật Hàng Châu, Google Art & Culture

Xem thêm:

Mời xem video: