Thầy giáo của hai vị Hoàng đế cuối đời nhà Thanh đã dạy bảo học trò của mình rằng: “Đối diện với mỗi việc lớn cần phải tĩnh khí”. Ông cho rằng, từ xưa đến nay, các bậc thánh nhân, hiền nhân, càng gặp phải những việc lớn kinh thiên động địa, việc nguy hiểm thì càng có thể tĩnh tâm như nước, thấy biến mà không hề sợ hãi. Từ xưa đến nay, phàm là người làm được việc lớn nhất định phải là người có thể “tĩnh tâm như nước”. Vậy vì sao một người có thể “tĩnh tâm như nước”?

tĩnh tâm như nước
(Hình minh họa: Qua read01)

Vào đầu thời kỳ Tam Quốc, có một người tên là Tư Mã Huy, là người Dương Địch, Toánh Xuyên, luôn chú trọng tu dưỡng đạo đức của bản thân. Tư Mã Huy vô cùng giỏi trong việc đoán biết nhân tài, nhưng không bao giờ tùy tiện đàm luận về người khác. Nếu có ai đó hỏi ông về một người khác, ông đều chỉ nói một từ: “Tốt”, không quản đó là người tốt hay người xấu.

Bàng Thống, mưu sĩ của Lưu Bị thời Tam Quốc là cháu của Tư Mã Huy. Năm Bàng Thống 16 tuổi, một lần tới thăm Tư Mã Huy thì thấy ông đang ngồi trên cây bẻ lá dâu. Bàng Thống ngồi dưới gốc, Tư Mã Huy ngồi trên cây, cứ như thế hai người đàm đạo từ sáng đến khuya vẫn chưa hết chuyện. Tư Mã Huy rất khen ngợi Bàng Thống, quả quyết rằng tương lai Bàng Thống nhất định sẽ trở thành thủ lĩnh trong các văn nhân ở Nam Quận.

Về sau, Tư Mã Huy trở về quê nhà Toánh Xuyên sinh sống. Bàng Thống đi hơn 2000 dặm đường từ Nam Quận đến thăm hỏi ông. Khi Bàng Thống đến nơi Tư Mã Huy sống, thấy ông vẫn là đang ở trên cây hái lá dâu. Lúc này, tư tưởng của Bàng Thống đã khác xưa rất nhiều.

Bàng Thống nói với Tư Mã Huy: “Con nghe nói bậc đại trượng phu sống trên đời nên là khoác hoàng kim đại ấn, mang ấn đai tử sắc. Vì sao ông lại có thể vứt bỏ tài năng của mình, sống giống như một người đàn bà nuôi tằm, luôn làm công việc này như vậy?”

Tư Mã Huy nghe xong bật cười nói: “Con chỉ biết tiểu đạo có thể sớm đạt được mục đích, nhưng lại không biết những nguy hiểm của tiểu đạo, không biết như vậy thì rất dễ bị lạc đường. Năm xưa, Bá Thành Tử cáo biệt chư hầu, đi đến thôn quê cày ruộng mà không thèm muốn vinh hiển của công danh. Nguyên Hiến ở trong lều cỏ tranh rách lát mà không hâm mộ nhà cao cửa rộng của quan lại. Những người này không thích sống ở những nơi xa hoa, điều khiển tuấn mã, sai bảo cả đàn thị nữ. Đây chính lý do để người đời ca ngợi các ẩn sĩ thời cổ đại. Tấm lòng rộng lượng cũng là nguyên nhân đủ để Bá Di, Thúc Tề kiêu ngạo.

Lã Bất Vi chọn dùng thủ đoạn gian trá, lừa được quan chức, nhưng kỳ thực nhân cách của ông ta rất thấp hèn. Lưu Cảnh Công tuy rằng có được tuấn mã trong tay nhưng chỉ là một vị quân chủ ngu ngốc. Những người này đều khiến người đời khinh bỉ, là không có gì để phô trương cả.” 

tĩnh tâm như nước
(Hình minh họa: Qua kknews)

Bởi vậy, một người có tài cán thì cũng nên có cả phẩm đức cao thượng. Nếu chỉ có tài cán mà không có đạo đức thì trước sau cũng gặp tai họa, dù có làm được sự nghiệp cũng bị người đời khinh ghét.

Một người chỉ có thể ung dung chấp nhận được cuộc sống thanh bần mới có thể đứng trước danh lợi mà làm được “tâm như chỉ thủy” (tâm như mặt nước tĩnh). Một người có thể “tĩnh tâm như nước”, đứng trước lợi ích mà không bị dẫn động thì trí tuệ mới cao và tầm nhìn mới xa, mới làm thành được việc lớn.

Cuối cùng, Bàng Thống cảm tạ Tư Mã Huy, nói: “Con vẫn sống ở mảnh đất biên cương, rất ít có cơ hội được nghe những lời thuyết giảng chứa đạo lý tinh thâm như vậy! Hôm nay nếu không phải là đến đây thăm hỏi, được nghe những lời như vậy thì vẫn không biết rằng trong thiên hạ còn có một loại ‘ngẩng cao đầu’ như vậy!”

Về sau, Bàng Thống thực sự đã làm được điều ấy, sống thanh bần đạo hạnh, có được đại mỹ đức cùng tu dưỡng trong đời người. Chỉ có những người chịu đựng được cuộc sống nghèo khó, đứng trước lợi ích mà tĩnh hạ được tâm mới có thể chân chính có thành tựu, làm nên việc. Có lẽ chính vì thế mà Bàng Thống cuối cùng đã trở thành quân sư, trung lang tướng của Lưu Bị, trợ giúp Lưu Bị thành tựu đại nghiệp.

Ghi chú: Theo Sử ký, Bá Di là con trai lớn nhất của Á Vi – vua nước Cô Trúc thời Vua Trụ nhà Thương. Vua cha muốn lập người em thứ 3 là Thúc Tề. Sau khi cha mất, Thúc Tề nhường lại ngôi vua cho Bá Di nhưng ông không nhận, nói rằng phải theo mệnh lệnh của cha và bỏ trốn. Thúc Tề thấy ông bỏ khỏi nước Cô Trúc cũng đi theo ông. Người trong nước bèn lập Á Bằng – người em của Bá Di và anh của Thúc Tề lên ngôi. Câu chuyện về lòng rộng lượng của Bá Di và Thúc Tề được hậu nhân ca ngợi.

An Hòa (t/h)

Xem thêm: