Chủ nghĩa cộng sản và
những bộ mặt biến hóa khôn lường (P3)

Ngày nay, nếu đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa cộng sản và các hình thái của nó như chủ nghĩa xã hội, người ta sẽ ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng chủ nghĩa cộng sản có mặt ở khắp mọi nơi, mang theo đủ loại bộ mặt khác nhau, với biểu hiện có tính mâu thuẫn: chế độ chuyên chế, chế độ dân chủ; kinh tế kế hoạch, kinh tế thị trường; kiểm soát ngôn luận toàn diện, tự do ngôn luận cực đoan; nước thì phản đối đồng tính, nước lại hợp pháp hóa đồng tính; có lúc trắng trợn phá hoại môi trường, có lúc hô hào bảo vệ môi trường… Những điều này không phải ít gặp nếu thực sự nghiêm túc nghiên cứu về phong trào cộng sản.

Nhiều người không biết rằng, chủ nghĩa cộng sản có thể chủ trương bạo lực cách mạng, nhưng cũng có thể tín phụng diễn biến hòa bình. Nó có thể biểu hiện thành một loại chế độ kinh tế chính trị, cũng có thể biểu hiện thành một trào lưu tư tưởng văn hóa nghệ thuật. Nó có thể biểu hiện là chủ nghĩa lý tưởng thuần túy, cũng có thể biểu hiện là âm mưu máu lạnh. Các chế độ cộng sản chuyên chế chỉ là một trong những hình thái biểu hiện của cộng sản. Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Mao Trạch Đông kỳ thực chỉ là một bộ phận của trào lưu cộng sản, chứ không phải là toàn bộ.

*

Kỳ 3: Những cuộc vận động cộng sản
xuyên thấu xã hội phương Tây

Tiến sỹ Fred Schwartz, người tiên phong trong phong trào chống cộng ở Hoa Kỳ, đã chỉ ra một cách sắc bén rằng: “Cố gắng đánh giá ảnh hưởng của Đảng Cộng sản từ số người của nó cũng giống như xác định thân tàu có an toàn hay không bằng cách so sánh diện tích của lỗ thủng và diện tích của phần bề mặt hoàn hảo. Một lỗ thủng này cũng đủ để làm cho toàn bộ con tàu chìm đắm. Lý luận của chủ nghĩa cộng sản là số ít người có kỷ luật khống chế và chỉ huy lý luận người khác. Một người nắm giữ vị trí nhạy cảm có thể khống chế và thao túng hàng ngàn người.” [1]

Tóm tắt bài viết:

  • Lý luận chiến tranh toàn diện không giới hạn thủ đoạn và Alinsky
  • Đại Cách mạng Văn hóa ở phương Tây và phái Frankfurt
  • Phong trào Hòa bình Phản chiến và Liên Xô
  • Phải đạo chính trị: Cảnh sát tư tưởng

Yuri Bezmenov, bí danh là Thomas Schumann, một điệp viên KGB của Liên Xô cũ, đã đào thoát thành công khỏi Liên Xô sang phương Tây vào năm 1970, đã tiết lộ trong các cuốn sách và các bài diễn giảng của mình về các thủ đoạn bí mật nhằm lật đổ phương Tây. Ông phân tích chi tiết về quá trình và chiến lược, lĩnh vực và thủ đoạn của chiến lược lật đổ. Nhìn chung, việc lật đổ được chia thành bốn giai đoạn: Giai đoạn đầu, gây ra suy đồi văn hóa và đạo đức ở các quốc gia đối địch; giai đoạn hai, tạo ra tình trạng bất ổn xã hội tại các quốc gia này; giai đoạn ba, tạo ra khủng hoảng và khủng hoảng sẽ dẫn đến ba cục diện có thể xảy ra, đó là nội chiến, cách mạng, hoặc bị kẻ địch bên ngoài xâm lược, lúc này Đảng Cộng sản sẽ bắt đầu giai đoạn thứ tư, là nắm bắt cơ hội đoạt chính quyền, sau đó tiến đến “ổn định cục diện” để xây dựng quốc gia độc tài có chế độ một đảng dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản, gọi là “bình thường hóa”. Trong bài phát biểu năm 1984, ông đã nói rằng giai đoạn đầu đã hoàn thành, và hiệu quả của nó vượt xa sự tưởng tượng của chính quyền Liên Xô.

Theo lời của Bezmenov, mục tiêu Đảng Cộng sản thâm nhập chủ yếu gồm ba lĩnh vực lớn: 1) lĩnh vực tư tưởng, gồm có tôn giáo, giáo dục, truyền thông và văn hóa; 2) các tổ chức quyền lực gồm chính phủ, tòa án, cảnh sát, quân đội, và ngoại giao; 3) hoạt động xã hội, gồm gia đình và cộng đồng, y tế, quan hệ giữa người thuộc các sắc tộc khác nhau, quan hệ giữa tầng lớp lao động và tư bản. [2]

Theo lời tự thuật của rất nhiều quan chức tình báo và điệp viên của Liên Xô cũ, cũng như các nghiên cứu giải mật các hồ sơ lưu trữ sau Chiến tranh Lạnh, chiến thuật thâm nhập của Liên Xô cũ là động lực thúc đẩy chủ yếu đằng sau phong trào chống văn hóa phương Tây những năm 1960 của Thế kỷ 20.

Năm 1950, Thượng nghị sỹ Joseph McCarthy bắt đầu phơi bày sự thâm nhập của chủ nghĩa cộng sản vào chính phủ và xã hội Hoa Kỳ. Nhưng bốn năm sau, Thượng viện bỏ phiếu không tán thành, nỗ lực loại bỏ chủ nghĩa cộng sản trong nội bộ chính phủ Hoa Kỳ bị bỏ dở giữa chừng. Đó là lý do quan trọng cho sự xuống dốc nhanh chóng của Hoa Kỳ.

Lý luận chiến tranh toàn diện và Alinsky

Vào những năm 1960, khi cách mạng đường phố của thanh niên phương Tây nương theo phong trào cộng sản tiến hành hừng hực khí thế thì có một người coi sự ngây thơ, chân thành và chủ nghĩa lý tưởng của họ không ra gì. Người này chính là Saul Alinsky, một phần tử cấp tiến, thông qua viết sách, bồi dưỡng học sinh, và đích thân giám sát việc thực thi lý luận của mình mà trở thành người theo chủ nghĩa cộng sản mới có ảnh hưởng lớn nhất, tai hại nhất trong nhiều năm qua. Hình bóng Alinsky có thể thấy rõ ràng trong các cuộc biểu tình gần đây tại Hoa Kỳ, với phong trào đập phá tượng danh nhân Hoa Kỳ và đòi tự trị nhằm “dụ dỗ” (nhưng không thành) Tổng thống Trump dùng lực lượng giải tán “Khu Tự trị Capitol Hill”

Khác với “Cánh tả Cũ” (cánh tả chính trị) của những năm 1930 và “Cánh tả Mới” (cánh tả văn hóa) của những năm 1960, Alinsky không thể hiện rõ ràng lý tưởng chính trị của mình. Quan điểm tổng quan của ông ta là thế giới có người “hữu sản” (the have), người thiểu sản (có ít tài sản nhưng muốn có nhiều hơn), và người vô sản (the have-nots). Ông ta kêu gọi người vô sản lật đổ người hữu sản để cướp đoạt quyền lực và tài phú nhằm đạt được một xã hội “công bằng” tuyệt đối.

Phương pháp của Alinsky là sử dụng mọi thủ đoạn, đồng thời phá hủy hệ thống xã hội hiện có. Có học giả gọi ông ta là “Lenin của thế hệ cánh tả hậu cộng sản” và là “Tôn Tử” của nó. [3] Trong bộ sách Quy tắc của những người cấp tiến (Rules for Radicals) xuất bản năm 1971, Alinsky diễn giải một cách hệ thống lý luận và phương pháp “tổ chức cộng đồng”. Những quy tắc này bao gồm: “tốc chiến tốc quyết”, “đối với kẻ địch thì duy trì áp lực thật lớn”, “uy hiếp còn đáng sợ hơn đánh thật”; “chế nhạo là vũ khí mạnh nhất”; “phân hóa kẻ địch, cô lập mục tiêu, tiến hành công kích” v.v. [4] Bản chất của quy tắc này chính là vì để đạt được mục tiêu và đoạt quyền lực mà không từ thủ đoạn nào.

Những “quy tắc tổ chức cộng đồng” tưởng như vô vị này khi vận dụng thực tế sẽ lộ ra bộ mặt hung ác của nó. Năm 1972, khi chiến tranh Việt Nam đang diễn ra, cựu tổng thống George H.W.Bush, bấy giờ là đại sứ của Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, đi diễn giảng ở Đại học Tulane. Những sinh viên phản chiến của đại học này đã đi xin ý kiến của Alinsky. Alinsky đáp lại rằng, công khai phản đối sẽ thiếu đi tính mới mẻ, hiệu quả chỉ ở mức trung bình, hơn nữa có thể khiến cho người phản đối bị khai trừ, tốt hơn là nên mặc đồ in phù hiệu của KKK (Ku Klux Klan), mỗi lần Bush biện hộ cho chiến tranh Việt Nam, thì đều đứng lên hoan hô, và giương biển cổ vũ có nội dung “KKK ủng hộ Bush”. Sinh viên theo kế hành động, quả nhiên tạo thành thanh thế rất lớn. [5]

Năm 1964, để ép chính quyền Chicago chấp nhận điều kiện của họ, Alinsky đã âm thầm lên kế hoạch. Sân bay quốc tế O’Hare của Chicago là một trong những sân bay bận rộn nhất thế giới. Alinsky dự định, nếu biểu tình ở bên ngoài sân bay, thì cho dù tổ chức vài nghìn người cũng không cách nào dẫn khởi được bao nhiêu chú ý. Nhưng nếu như phái người chiếm cứ nhà vệ sinh của sân bay trong thời gian dài, thì sẽ tạo thành hỗn loạn cực lớn, chính quyền Chicago sẽ trở thành nhân vật chính bị thế giới gièm pha. Alinsky phái người tiến hành khảo sát thực địa, thấy rằng để thực hiện việc này, thì cần khoảng 2.500 người. Trước khi thực thi, ông ta cố ý để lộ tin tức này cho chính quyền Chicago, chính quyền chỉ còn cách ngoan ngoãn mời họ đi đàm phán. [6]

Để ép chính quyền thành phố Rochester tăng tỷ lệ tuyển dụng người da đen, Alinsky lại nghĩ đến âm mưu tương tự. Dàn nhạc Giao hưởng Rochester diễn xuất là sự kiện văn hóa trọng đại của địa phương, chính quyền thành phố cũng hết sức trân trọng truyền thống này. Nếu như có thể làm loạn diễn xuất của dàn nhạc, khiến cho Rochester trở thành trò hề cho người trong cả nước, thì sẽ có thể ép chính quyền thành phố chấp nhận điều kiện mà họ đặt ra. Kế hoạch hành động của Alinsky như sau: mướn 100 người da đen, mua cho mỗi người một vé xem nhạc, trước khi diễn xuất, cho họ một bữa tối miễn phí, chỉ có một loại thức ăn, chính là hạt đậu nướng. Sau khi ăn hạt đậu, những khán giả được thuê này sẽ không ngừng đánh rắm (xì hơi), như vậy sẽ có thể làm hỏng đi một hoạt động văn hóa có tính thanh nhã cao như vậy. Tin này truyền ra, chính quyền thành phố không thể không chấp nhận điều kiện. [7]

Đọc sách của Alinsky, khiến cho người ta cảm giác âm hiểm lạnh lẽo, khiến người ta không rét mà run. Cái gọi là “tổ chức cộng đồng” mà ông ta ủng hộ là một loại cách mạng với hình thức tiệm tiến, thay đổi bộ mặt. Lý luận cách mạng và thực tiễn của nó có những đặc điểm như sau:

Thứ nhất, phái cánh tả mới hay cũ, ít nhất về mặt tu từ, vẫn còn một tầng sắc thái “chủ nghĩa lý tưởng”, Alinsky đã lột bỏ đi tất cả lớp vỏ ngoài của “chủ nghĩa lý tưởng”, biến cách mạng thành sự tranh đoạt quyền lực một cách trần trụi. Sổ tay bồi dưỡng của ông ta viết như sau: “Cho dù không ham muốn quyền lực thì chúng ta cũng không trở nên đức hạnh.” Trên sổ tay bồi dưỡng của những người đi theo còn viết: “Hãy thanh trừ đi những người muốn làm điều tốt trong giáo hội và đoàn thể của mọi người.” [8]

Thứ hai, những năm 1960, những thanh niên phản loạn lớn giọng chống đối chính quyền, phản đối xã hội; đối với điều này Alinsky không bận tâm nhiều. Ông ta nhấn mạnh rằng chỉ cần có khả năng, thì nên tiến vào trong thể chế, thậm chí thể hiện ra tâm thái hợp tác, rồi chờ thời cơ hoặc tạo ra cơ hội lật đổ.

Thứ ba, mục tiêu cuối cùng của Alinsky là lật đổ và hủy diệt, chứ không phải là đem lại điều tốt cho bất kỳ nhóm người nào. Do vậy, khi thực thi kế hoạch, nhất định phải che giấu mục đích chân thực, dùng những mục tiêu vô hại hoặc có vẻ hợp lý, có tính giai đoạn hoặc cục bộ để vận động nhóm người trên diện rộng cùng hành động. Trong Quy tắc của những người cấp tiến, Alinsky nói: “Trước bất kỳ sự biến đổi có tính cách mạng nào, trước quần chúng, phải có thái độ bị động, khẳng định, không đối lập đối với sự biến đổi đó… Hãy nhớ: khi tổ chức quần chúng để phản đối vấn đề nào đó vốn đã có sự đồng thuận -như vấn đề ô nhiễm chẳng hạn- thì đám quần chúng được tổ chức đó sẽ bắt đầu hành động. Từ ‘ô nhiễm’ đến ‘ô nhiễm chính trị’, lại cho đến ‘ô nhiễm Lầu Năm Góc’ chỉ còn là một bước nhỏ, mà lại diễn ra một cách tự nhiên.”

Một người đứng đầu Tổ chức Sinh viên Đấu tranh vì một Xã hội Dân chủ (SDS) chịu ảnh hưởng sâu sắc của Alinsky ghi lại câu nói của ông ta về bản chất của hành động biểu tình cực đoan: “Ý nghĩa của vấn đề không nằm ở bản thân vấn đề, vấn đề luôn dẫn đến cách mạng.” Sau những năm 1960, cánh tả cấp tiến chịu ảnh hưởng thâm sâu của Alinsky, và luôn biến phản ứng trước bất cứ vấn đề xã hội nào thành sự bất mãn đối với chế độ và chính quyền đương nhiệm. Bất kỳ nghị đề xã hội nào trong tay họ đều trở thành một bàn đạp thúc đẩy cách mạng.

Thứ tư, Alinsky biến chính trị thành một cuộc chiến tranh du kích và chiến tranh toàn diện không còn giới hạn đạo đức nào. Khi giải thích rõ về sách lược “tổ chức cộng đồng”, Alinsky bảo những người theo ông ta cần phải khiến cho hành động biểu tình có tác dụng với mắt, tai, mũi của kẻ địch. Trong Quy tắc của những người cấp tiến, ông ta viết: “Trước hết là mắt; nếu như tổ chức được số người đủ nhiều, thì ban ngày ban mặt diễu hành huy trương thanh thế, khiến kẻ địch nhìn thấy. Hai là tai; nếu như nhân số không đủ, thì làm giống như Gideon: trốn ở nơi âm ám mà cổ vũ ầm ĩ, khiến kẻ địch nghe thấy mà tưởng rằng tổ chức của các vị có nhiều người hơn thực tế. Thứ ba là mũi; nếu như số người quá ít, ngay cả hò hét ồn ào cũng không làm được, thì biến nơi đó thành thối không ngửi được.”

Thứ năm, trong những hành động chính trị, Alinsky nhấn mạnh phải lợi dụng những mặt ác nhất trong nhân tính của con người như thích nhàn sợ mệt, tham lam, đố kỵ, thù hận, v.v.. Có lúc, các chiến dịch của ông ta sẽ tranh đoạt về cho người tham gia một chút lợi ích nhỏ nhoi, nhưng điều này chỉ khiến họ càng thấy lợi quên nghĩa, không biết xấu hổ. Để lật đổ thể chế chính trị và trật tự xã hội của các quốc gia tự do, Alinsky không ngại làm băng hoại đạo đức con người.

Các cuộc biểu tình kiểu chiến tranh du kích không gì cản nổi mà Alinsky đề xướng đã hoành hành ở Hoa Kỳ từ những năm 1970 trở đi. Điều này được thể hiện rõ ở cuộc biểu tình “nôn vào” (vomit-in) năm 1999 ở Seattle để phản đối Tổ chức Y tế Thế giới WTO (người biểu tình uống một loại thuốc gây nôn, sau đó tập trung ở quảng trường hoặc trung tâm hội nghị để nôn), cuộc vận động ‘Chiếm phố Wall’, phong trào Antifa, v.v. và những cuộc biểu tình gần đây là những ví dụ như thế. Ví dụ ngày nay có rất nhiều, chẳng hạn KKK ủng hộ Trump, Antifa ủng hộ Trump, v.v. đều chỉ là sự lặp lại lịch sử của trường phái Alinsky mà thôi.

Đáng chú ý, trong lời tựa cho cuốn sách được truyền bá rộng nhất Alinsky là “Quy tắc của những người cấp tiến” có đoạn: “Hãy đừng quên ít nhất là sự tri ân thành kính đến người cấp tiến đầu tiên: từ tất cả các truyền thuyết, thần thoại và lịch sử của chúng ta (và những ai cần biết thần thoại khép lại và lịch sử mở ra từ đâu – hay đâu là thần thoại, đâu là lịch sử), người cấp tiến đầu tiên mà nhân loại biết đến là người nổi loạn chống lại đấng quyền uy và làm điều đó hiệu quả đến mức ít nhất ông đã giành được vương quốc của riêng mình – Lucifer.” Lucifer chính là quỷ Satan, kẻ đã nổi loạn trên thiên đàng và tạo lập vương quốc riêng cho mình dưới địa ngục.

Không lâu trước khi qua đời, khi nhận phỏng vấn của tạp chí Playboy, Alinsky cho hay, nếu như sau khi chết vẫn còn tri giác, ông ta sẽ không ngại ngần gì mà lựa chọn xuống địa ngục, hơn nữa còn bắt đầu tổ chức những người vô sản ở đó, vì “họ là đồng loại của tôi.” [9]

Đại Cách mạng Văn hóa ở phương Tây và phái Frankfurt

Những năm 60 của thế kỷ 20 là ranh giới của lịch sử hiện đại. Một cuộc vận động phản văn hóa trước đây chưa từng có tiền lệ đã bao phủ toàn thế giới. Đại Cách mạng Văn hóa không chỉ có ở phương Đông, nó hiện hữu cực kỳ rõ ràng ở phương Tây.

Khác với Đại Cách mạng Văn hóa Trung Quốc do ĐCSTQ khởi phát, cuộc vận động phản văn hóa của các quốc gia phương Tây trên bề mặt là cuộc vận động có nhiều trung tâm, hay nói cách khác là không có trung tâm. Trong thời gian hơn mười năm từ những năm 60 đến những năm 70, những người tham gia cuộc vận động quy mô lớn này (phần lớn là thanh niên) dường như xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau, có những theo đuổi khác nhau. Trong đó, có người phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam của Hoa Kỳ, có người đấu tranh nhân quyền cho người da màu, có người phản đối phụ quyền, đấu tranh cho nữ quyền, có người đấu tranh đòi quyền lợi cho người đồng tính luyến ái. Trong đó còn hỗn tạp với phản văn hóa truyền thống, chống đối chính quyền, truy cầu chủ nghĩa giải phóng tính dục và hưởng lạc, thúc đẩy sử dụng ma túy, âm nhạc ma quái, v.v.. khiến người ta hoa cả mắt.

Mục tiêu của “Đại Cách mạng Văn hóa phương Tây” là hủy đi văn minh chính thống, tín ngưỡng Thiên Chúa, và văn hóa truyền thống của phương Tây. Điều này có vẻ như hiện tượng văn hóa toàn cầu loạn tạp bừa bãi, nhưng căn bản là đến từ chủ nghĩa cộng sản. Marx, Marcuse và Mao Trạch Đông (gọi là trào lưu “3M”) là đối tượng mà những thanh niên nổi loạn sùng bái.

Herbert Marcuse là thành viên quan trọng của “phái Frankfurt”, một nhóm trí thức theo chủ nghĩa Marx là thành viên của Viện Nghiên cứu Xã hội của Đại học Goethe ở Frankfurt, Đức. Năm 1923, viện nghiên cứu này vừa mới thành lập, vì để che giấu, đã chuyển từ tên gọi “Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Marx” thành một cái tên trung tính là “Viện Nghiên cứu Xã hội”. [10]

György Lukács, một trong những người sáng lập phái Frankfurt, một người Hungary theo chủ nghĩa Marx, có “câu nói nổi tiếng”: “Ai có thể cứu chúng ta khỏi nền văn minh phương Tây?” [11] Marcuse đã phát triển câu nói này như sau: “Phương Tây đã phạm vào tội diệt chủng đối với mỗi một nền văn minh và văn hóa mà nó tiếp xúc. Văn minh của Hoa Kỳ và phương Tây là nơi tập hợp của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, kỳ thị giới tính, chủ nghĩa bài ngoại, chủ nghĩa phản Do Thái, chủ nghĩa Phát-xít và chứng tự yêu bản thân. Xã hội Hoa Kỳ là áp bức con người, là tà ác, không xứng đáng để thành tâm cống hiến sức lực.”

Hiển nhiên là phái Frankfurt coi văn hóa truyền thống phương Tây là kẻ thù chủ yếu, muốn thông qua việc hủy diệt văn hóa để cuối cùng giành được quyền lãnh đạo ý thức hệ và quyền lãnh đạo chính trị.

Năm 1935, những người theo chủ nghĩa Marx phái Frankfurt sang Hoa Kỳ và liên kết với trường Đại học Columbia ở New York. Phái Frankfurt và những trí thức cánh tả bản địa Hoa Kỳ cùng nhau truyền bá chủ nghĩa Marx và biến thể của nó, làm hỏng nhiều thế hệ thanh thiếu niên của Hoa Kỳ sau này.

Lý luận của Marcuse đã hấp thu chủ nghĩa Marx và tư tưởng loạn tính dục của Sigmund Freud, hình thành trường phía Freudo-Marxism, chủ trương giải phóng sự áp chế của văn minh đối với tính dục, là một trong những bàn tay chủ yếu thúc đẩy trào lưu giải phóng tình dục. Marcuse cho rằng, nếu muốn đạt được tự do và giải phóng, tất phải xóa bỏ sự tiết chế quá mức của xã hội chủ nghĩa tư bản đối với bản năng con người, vì thế, tất phải phản đối tất cả các tôn giáo và đạo đức, trật tự, và quyền lực truyền thống, biến xã hội thành Utopia, tức là một xã hội không tưởng có thể hưởng lạc vô độ mà không phải làm việc. Vấn đề giải phóng tình dục này được thực hiện trên quy mô toàn quốc trước tiên là ở Liên Xô. (Xem bài: Nguồn gốc sự nở rộ phong trào giải phóng tình dục trên thế giới)

Tác phẩm tiêu biểu của Marcuse “Ái dục và văn minh” chiếm một vị trí quan trọng trong số lượng khổng lồ các tác phẩm của phái Frankfurt, điều này có hai nguyên nhân. Thứ nhất, trong quyển sách này, Marcuse đã hoàn thành sự kết hợp giữa tư tưởng của Marx và Freud, biến phê bình của Marx về chính trị kinh tế thành phê bình tâm lý và văn hóa; thứ hai, quyển sách này đã trở thành cầu nối giữa phái Frankfurt và độc giả thanh niên, trực tiếp gây ra cuộc nổi loạn văn hóa của những năm 60 thế kỷ trước.

Marcuse nói: “[Cuộc vận động phản văn hóa có thể được gọi là] cuộc cách mạng văn hóa, bởi vì đối tượng bị nhắm tới là toàn bộ thể chế văn hóa, bao gồm đạo đức của xã hội hiện nay… Có một điểm xác thực không thể nghi ngờ: quan niệm cách mạng truyền thống và chiến lược cách mạng truyền thống đã tới hồi kết. Những khái niệm này quá cổ hủ… Chúng ta phải dùng phương thức phân tán để khiến thể hệ này sụp đổ và tan rã.” [12]

Số thanh niên nổi loạn có thể đọc hiểu lý luận rắc rối của phái Frankfurt thì chẳng được bao nhiêu, nhưng những ý chính của tư tưởng của Marcuse lại rất đơn giản rõ ràng: phản truyền thống, chống đối chính quyền, phản đạo đức. Chìm đắm trong tình dục, ma túy, âm nhạc ma quái, không kiềm chế, “Hãy làm tình, đừng chiến tranh”. Chỉ cần nói “không” với tất cả quyền lực và khuôn phép, thì đã được tính là tham gia vào “sự nghiệp cách mạng cao thượng”, loại cách mạng tự cảm thấy mình là tốt đẹp này rẻ tiền và dễ thực hiện biết mấy!

Điều nhất thiết phải nhấn mạnh là, mặc dù rất nhiều thanh niên nổi loạn là tự phát, nhưng rất nhiều lãnh đạo sinh viên cấp tiến nhất, thuộc hàng ngũ tiên phong của phong trào này lại chịu sự huấn luyện và thao túng của chủ nghĩa cộng sản quốc tế, trong đó có các lãnh đạo “Tổ chức Sinh viên Đấu tranh vì Xã hội Dân chủ” (SDS) được huấn luyện ở Cuba; các cuộc biểu tình của sinh viên là do các đoàn thể chủ nghĩa cộng sản trực tiếp tổ chức và xúi giục.

Từ “Tổ chức Sinh viên Đấu tranh vì Xã hội Dân chủ” đã phân hóa ra phe cực tả “Người dự báo thời tiết” (Weathermen). Năm 1969, phe cực tả này đã tuyên bố: “Mâu thuẫn giữa nhân dân cách mạng châu Á, châu Phi, Hoa Kỳ Latinh và chủ nghĩa đế quốc do Hoa Kỳ đứng đầu là mâu thuẫn chủ yếu của thế giới hiện nay. Sự phát triển của mâu thuẫn này đang thúc đẩy sự đấu tranh của nhân dân toàn thế giới phản đối chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ và tay sai của nó.” Đây là lời của nhân vật quyền lực số hai của ĐCSTQ, Lâm Bưu, trong loạt bài viết mang tên “Chiến tranh nhân dân thắng lợi vạn tuế!” [13]

Cũng như Đại Cách mạng Văn hóa đã gây ra sự phá hoại không thể cứu vãn đối với Trung Quốc và xã hội, sự sụp đổ của văn hóa xã hội phương Tây do cuộc vận động phản văn hóa cũng khiến người ta kinh tâm động phách như thế. Thứ nhất, nó biến văn hóa ngoài lề, văn hóa hạ lưu, văn hóa biến dị trở thành văn hóa chủ lưu. Giải phóng tình dục, ma túy, âm nhạc kỳ quái nhanh chóng ăn mòn quan niệm đạo đức của thanh thiếu niên, “bồi dưỡng” họ thành lực lượng ăn mòn tiềm ẩn phản Thần, phản truyền thống và phản xã hội. Thứ hai, nó đã tạo ra tiền lệ cho cách mạng đường phố, nuôi dưỡng phương thức tư duy phản xã hội, phản Hoa Kỳ rộng rãi, đã tạo nên tiền lệ cho cách mạng đường phố sau này. Thứ ba, sau khi cách mạng đường phố thập niên 60 của những người trẻ tuổi bị thất bại, họ vào đại học, vào viện nghiên cứu, hoàn thành học vị thạc sỹ, tiến sỹ, sau đó bước vào giới chủ lưu Hoa Kỳ, đưa thế giới quan và giá trị quan của chủ nghĩa Marx vào giáo dục, truyền thông, chính trị, công thương, phát động một cuộc cách mạng phi bạo lực nhằm quét sạch xã hội Hoa Kỳ.

Sau thập niên 80 của thế kỷ trước, hầu hết các phương tiện truyền thông, các trường đại học, cao đẳng, và Hollywood đã trở thành đại bản doanh của những người bị ảnh hưởng bởi phong trào cộng sản. Khi Tổng thống Reagan còn tại chức, trong giới chính trị đã có xu thế hơi đảo ngược trào lưu này, nhưng từ thập niên 90 trở đi lại tiếp tục chuyển hướng về phía cực tả, và đạt đến đỉnh điểm vào những năm gần đây.

Phong trào Hòa bình Phản chiến và Liên Xô

Trong tiểu thuyết “1984” của George Orwell, một trong bốn bộ của Châu Đại dương là Bộ Hoà bình, cơ quan giám sát các vấn đề quân sự; nhiệm vụ của bộ này là phát động chiến tranh. Cái tên khá hài hước này thực ra có ý nghĩa sâu sắc: Khi sức mạnh của mình không bằng quân địch, sách lược tốt nhất là tuyên bố nguyện vọng hòa bình. Khi muốn phát động chiến tranh, cách che đậy tốt nhất là giương cao cành ôliu (biểu tượng hòa bình). Không chỉ Liên Xô và các quốc gia cộng sản khác sử dụng những sách lược này vô cùng thành thạo, cho đến hôm nay chủ nghĩa cộng sản Quốc tế vẫn hay sử dụng danh nghĩa này làm công cụ chủ yếu để thâm nhập vào phương Tây, làm tê liệt và tấn công nhân dân của thế giới tự do.

Hội đồng Hòa bình Thế giới được thành lập vào năm 1948. Joliot Curie, chủ tịch đầu tiên của tổ chức này là nhà vật lý người Pháp, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp. Tại thời điểm kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, Hoa Kỳ vẫn là nước duy nhất phát triển thành công bom nguyên tử. Sau thất bại lớn trong Thế chiến II, Liên Xô ra sức thúc đẩy “Hoà bình thế giới” như một thủ đoạn để giảm áp lực của phương Tây. Hội đồng Hòa bình Thế giới do Ủy ban Hòa bình Xô-viết thuộc ĐCSLX trực tiếp kiểm soát. Tổ chức này rêu rao khắp thế giới rằng Liên Xô là quốc gia yêu hòa bình, và lên án Hoa Kỳ là kẻ gây chiến số một thế giới, là kẻ thù của hòa bình.

Mikhail Suslov, lãnh tụ hệ tư tưởng và là quan chức cấp cao của Liên Xô tung hô khẩu hiệu “đấu tranh vì hòa bình” mà sau này trở thành một uyển ngữ của Liên Xô.

Trong một bài tiểu luận tuyên truyền năm 1950, Suslov viết: “Phong trào chống chiến tranh cho thấy ý chí và nguyện vọng của quần chúng khắp nơi đối với việc bảo vệ hòa bình và phòng chống quân xâm lược đẩy nhân loại xuống vực thẳm của một cuộc thảm sát khác. Nhiệm vụ lúc này là biến ý chí của quần chúng thành hành động cụ thể, thiết thực nhằm đẩy lùi kế hoạch và biện pháp của bè lũ kích động chiến tranh người Hoa Kỳ gốc Anh.” [14]

Liên Xô đã nuôi dưỡng một lượng lớn các tổ chức, đoàn thể như Hội Liên hiệp Thanh niên Thế giới, Hội Liên hiệp Công đoàn Thế giới, Hội Liên hiệp Phụ nữ Quốc tế, Hiệp hội Nhà báo Quốc tế, Liên đoàn Thanh niên Dân chủ Thế giới, Hiệp hội các Nhà Khoa học Thế giới, v.v. với chức năng phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Hòa bình Thế giới. “Hoà bình thế giới” trở thành trận địa tuyến đầu của cuộc chiến dư luận của chủ nghĩa cộng sản nhắm vào thế giới tự do. Hội đồng Hòa bình Thế giới thực sự là một tổ chức ngoại vi của Quốc tế Cộng sản.

Năm 1982, Vladimir Bukovsky viết: “Những người thuộc thế hệ trước chắc vẫn còn nhớ những cuộc diễu hành, biểu tình, và thỉnh nguyện những năm 1950… Giờ đây, việc toàn bộ chiến dịch đó là do Moscow tổ chức, tiến hành, và tài trợ thông qua cái gọi là Quỹ Hòa bình và Hội đồng Hòa bình Thế giới do Liên Xô chi phối chẳng còn là bí mật nữa.” [15]

Năm 1961, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev nói: “Mỗi ngày đều phải lôi kéo nhiều người hơn tham gia vào cuộc đấu tranh đòi hòa bình. Lá cờ hòa bình giúp chúng ta khiến quần chúng đoàn kết xung quanh chúng ta. Giương cao lá cờ này, chúng ta sẽ thu được nhiều thắng lợi hơn.” Hall, Bí thư Đảng Cộng sản Hoa Kỳ lập tức đáp lại: “Cần phải mở rộng cuộc đấu tranh vì hòa bình, khiến nó thăng cấp, thu hút nhiều người hơn nữa, biến nó trở thành vấn đề nóng của mỗi cộng đồng, mỗi đoàn thể nhân dân, mỗi công đoàn, mỗi giáo hội, mỗi gia đình, mỗi con đường, mỗi nơi tụ tập quần chúng…” [16]

Có ba cao trào trong phong trào hòa bình phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Lần đầu tiên xuất hiện vào đầu những năm 1950. Phong trào chống chiến tranh lên đỉnh điểm lần thứ hai trong cuộc chiến tranh Việt Nam vào những năm 1960 và 1970. Theo lời khai của Stanislav Louv, cựu quan chức thuộc cấp cao nhất của GRU (viết tắt của Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Tổng Tham mưu Liên Xô cũ), người đào thoát khỏi Nga sang Hoa Kỳ vào năm 1992, hỗ trợ tài chính của Liên Xô cho tuyên truyền phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam tại các quốc gia phương Tây nhiều gấp đôi tài trợ quân sự và kinh tế cho Bắc Việt. Ông nói: “GRU và KGB đã tài trợ cho hầu hết các cuộc vận động và các nhóm phản chiến ở Hoa Kỳ và các nước khác.” [17]

Ronald Radosh, một người từng theo chủ nghĩa Marx, từng hoạt động trong phong trào phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam, đã thừa nhận rằng, “ý đồ thực sự của phong trào phản chiến từ trước đến nay không phải là để kết thúc chiến tranh mà là lợi dụng tâm lý phản chiến để tạo ra một cuộc vận động xã hội chủ nghĩa mới cho cách mạng trong nội bộ Hoa Kỳ.” [18]

Cao trào thứ ba của phong trào phản chiến xảy ra vào đầu những năm 1980, khi Hoa Kỳ triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung ở Tây Âu. Mặc dù phong trào phản đối hạt nhân ở Châu Âu yêu cầu cả Liên Xô và Hoa Kỳ đồng thời hạn chế vũ khí hạt nhân, nhưng Liên Xô chưa bao giờ tuân thủ bất cứ hiệp ước quốc tế nào.

Một nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp thuộc Thượng Viện Hoa Kỳ vào năm 1955 đã phát hiện rằng, trong 38 năm kể từ khi thành lập, Liên Xô đã ký kết gần 1.000 hiệp định song phương hoặc đa phương với các quốc gia trên thế giới và vi phạm gần như tất cả các cam kết trong các hiệp định này. Tác giả của nghiên cứu này nhận định rằng Liên Xô có lẽ là nước ít đáng tin cậy nhất trong tất cả những nước lớn trong lịch sử. [19] Bởi vậy, phong trào phản đối vũ khí hạt nhân thực ra chỉ nhắm vào Hoa Kỳ.

Đằng sau các phong trào dân quyền ở Hoa Kỳ vốn được đánh giá tích cực trong nhiều sách lịch sử, cũng có bóng dáng của chủ nghĩa cộng sản. So sánh với các cuộc cách mạng cộng sản ở Trung Quốc, Cuba và Algeria, nhà tư tưởng người Hoa Kỳ G.Edward Griffin đã khám phá ra rằng phong trào dân quyền ở Hoa Kỳ có cùng hình thức với các cuộc cách mạng trên: trong giai đoạn đầu, người dân được phân thành các nhóm đối địch nhau; giai đoạn thứ hai là thành lập mặt trận thống nhất, tạo ra ảo tưởng rằng phong trào này đã được ủng hộ rộng rãi; giai đoạn thứ ba là tiến công dẹp phái phản đối; giai đoạn thứ tư là kích động bạo lực; giai đoạn thứ năm là “trình diễn” một cuộc cách mạng, thực tế là phát động một cuộc đảo chính và chờ thời cơ đoạt chính quyền. [20]

Người dân khắp thế giới đều mong cầu hòa bình, và những tư tưởng và thực tiễn của chủ nghĩa hòa bình khởi nguồn từ thời cổ đại hàng ngàn năm trước. Từ thế kỷ 20 đến nay cũng có nhiều người giàu tình thương và có tầm nhìn xa đã vất vả bôn ba để tiêu trừ đi hiểu lầm và thù địch giữa các quốc gia. Vì nguyên nhân lịch sử, nhiều quốc gia phương Tây như Hoa Kỳ vẫn tồn tại hiện tượng xã hội mang tính cố hữu. Người ta thông qua giáo dục và tuyên truyền, thậm chí là biểu tình của dân chúng để xóa bỏ vấn nạn xã hội là điều dễ lý giải. Chủ nghĩa cộng sản lợi dụng các xu hướng tư tưởng và mâu thuẫn ma sát tồn tại trong xã hội để kích động hận thù, khích bác ly gián, gây ra bạo lực, lừa gạt và lôi kéo rất nhiều dân chúng vốn ban đầu không có ác ý.

Phải đạo chính trị: Cảnh sát tư tưởng

Cảnh sát tư tưởng có lẽ là từ dành riêng cho các quốc gia cộng sản? Nhưng từ những năm 1980, ở các nước phương Tây xuất hiện một hình thái quản chế đối với tư tưởng và ngôn luận, nó lấy cờ hiệu “phải đạo chính trị” (political correctness) làm cảnh sát tư tưởng, ngang nhiên hoành hành trong hệ thống giáo dục, truyền thông và các giới trong xã hội, trở thành công cụ để kiềm chế tư tưởng và ngôn luận của con người. Cho dù rất nhiều người đã cảm nhận được lực khống chế tiêu cực của nó, nhưng vẫn chưa lý giải được căn nguyên của hình thái ý thức đó.

Những từ ngữ như “phải đạo chính trị” cùng với “tiến bộ”, “đoàn kết” đều là những từ ngữ mà đảng cộng sản các nước đã sử dụng từ lâu. Ý nghĩa bề mặt của những từ này là không được sử dụng những ngôn từ có sắc thái kỳ thị đối với những tộc duệ thiểu số, phụ nữ, người khuyết tật và các nhóm người đặc thù. Ví dụ như phải gọi “người da đen” thành “người Hoa Kỳ gốc Phi”, gọi “người Ấn gốc Hoa Kỳ” (người da đỏ Anh-điêng) thành “Người Hoa Kỳ bản xứ”, gọi người nhập cư phi pháp thành “người lao động chưa vào sổ”, v.v..

“Phải đạo chính trị” còn có một tầng ý nghĩa sâu hơn, đó là phân hóa các nhóm người theo mức độ “bị áp bức”. Người “bị áp bức” nghiêm trọng nhất cần phải nhận được sự tôn trọng và kính lễ ở mức độ cao nhất. Kiểu đánh giá chỉ dựa trên thân phận, chỉ xét xem người ta thuộc về thành phần xã hội nào mà không kể đến phẩm hạnh và tài năng của cá nhân, gọi là “chính trị dựa trên thân phận” (identity politics).

Kiểu tư duy này đang cực kỳ phổ biến ở Hoa Kỳ và các nước châu Âu. Theo logic đó, phụ nữ da đen đồng tính đồng thời chiếm hữu ba loại thân phận là bị áp bức chủng tộc, bị áp bức giới tính và bị áp bức về xu hướng tình dục, do vậy trong bảng xếp hạng của “phải đạo chính trị” thì được xếp hàng đầu. Trong khi đó, nam giới da trắng có xu hướng tình dục bình thường thì, ngược lại, trở thành đối tượng bị kỳ thị. Điều này một khi nói trắng ra thì ai cũng thấy là phi logic, nhưng lại đang hiện hữu tại Hoa Kỳ.

Kỳ thực kiểu phân loại này giống hệt với việc các quốc gia cộng sản dựa trên tài sản mà phân người ta thành giai cấp “năm loại đỏ”, “năm loại đen”. Đảng Cộng sản Trung Quốc tiêu diệt, đàn áp các nhà tư bản và địa chủ vì địa vị xã hội của họ là “sai”, gọi các phần tử trí thức là “xú lão cửu”, ca tụng “người bần tiện là thông minh nhất, người cao quý là ngu xuẩn nhất”.

Một số nhóm người có địa vị chính trị, kinh tế, văn hóa không cao là do nguyên nhân lịch sử hết sức phức tạp, bao gồm nguyên nhân xã hội và nguyên nhân của bản thân, không thể dùng một câu “bị áp bức” là có thể tóm lại đơn giản như vậy. Song, “phải đạo chính trị” đã vạch ra giới hạn nhân tạo cho tư tưởng con người, võ đoán mà chụp lên đầu người ta cái mũ “phân biệt chủng tộc”, “kỳ thị giới tính”, “bài xích người đồng tính”, “bài xích Hồi giáo”…

Các trường đại học đáng lẽ là nơi thúc đẩy tự do thảo luận thì nay lại trở thành nhà tù tư tưởng. Toàn xã hội câm như ve sầu mùa đông, không cách nào nghiêm túc thảo luận các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa. Một số tổ chức còn lấy danh nghĩa “phải đạo chính trị” mà tiến thêm một bước chèn ép không gian của các tôn giáo truyền thống. Một số quốc gia còn quá hơn khi mở rộng khái niệm “ngôn luận thù hận”, dựa vào “ngôn luận thù hận” này để lập pháp, hoặc dùng hình thức pháp luật để giới hạn tự do ngôn luận, bức bách trường học, truyền thông, và các công ty mạng phải làm theo. [21] Điều này cũng như tiến một bước tới sự quản chế hà khắc về ngôn luận thường thấy ở các quốc gia cộng sản.

Sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, Hoa Kỳ lại bị chia cắt thêm một bước nữa. Ngoài các cuộc diễu hành bùng phát ở các thành phố lớn ra, hiện tượng xâm phạm tự do ngôn luận liên tục xuất hiện. Tháng 9/2017, Ben Shapiro, một tác giả theo phái bảo thủ nhận lời mời đến cơ sở Berkeley của Đại học California để diễn giảng, nhưng phải thay đổi vì tổ chức Antifa dọa gây xung đột bạo lực. Cảnh sát Berkeley dàn trận, cho xuất kích ba máy bay trực thăng, chi phí an ninh tối hôm đó lên đến hơn 600.000 USD. [22]

Một phóng viên hỏi một sinh viên đến biểu tình: “Các bạn hiểu thế nào về Tu Chính án Thứ nhất?” (luật bảo vệ tự do ngôn luận của Hoa Kỳ). Sinh viên này liền thốt ra khỏi miệng “Tu chính án thứ nhất đã lỗi thời từ lâu rồi!”. Trớ trêu thay, chính tại cơ sở Berkeley của Đại học Carlifornia năm 1964 đã diễn ra sự kiện mang tính dấu mốc của cuộc vận động sinh viên, đó là “cuộc đấu tranh cho tự do ngôn luận”. Đây gọi là dùng quyền ngôn luận mà cướp đoạt tiếng nói chính đáng của người khác.

Tháng 3/2017, khi nhà khoa học xã hội Hoa Kỳ Charles Murray nhận lời mời đến diễn giảng tại Đại học Middlebury ở bang Vermont, Hoa Kỳ, ông bị tấn công bạo lực, còn một giáo sư trong trường đi cùng ông bị đánh bị thương. Tháng 3/2018, giáo sư trọn đời Amy Wax của Trường Luật, Đại học Pennsylvania, vì phát hành một bài viết về “phi phải đạo chính trị” mà bị đình chỉ một số công tác giảng dạy. [23] Còn có một số tổ chức dùng danh nghĩa phản đối “ngôn luận thù hận”, đã dán nhãn “nhóm thù hận” cho các tổ chức xã hội bình thường thuộc phái bảo thủ. Ngoài ra, còn phát sinh việc rất nhiều trường hợp các hoạt động có các học giả, tác giả phái bảo thủ bị uy hiếp mà phải hủy bài phát biểu hoặc không tham gia nữa. [24]

Sự xâm phạm của phong trào cộng sản đối với tự do ngôn luận kỳ thực không phải là cuộc tranh luận bình thường giữa những người có quan điểm khác nhau. Nói thẳng ra, “phải đạo chính trị” là bóp méo sự thật và chèn ép tiếng nói chính đáng bình thường. Thực chất của phải đạo chính trị là dùng tiêu chuẩn chính trị đã bị méo mó để thay thế tiêu chuẩn đạo đức; nó chính là cảnh sát tư tưởng tại phương Tây.

Đăng lại có chỉnh sửa từ loạt bài của The Epoch Times (thespecterofcommunism.com)
Nguyễn Vĩnh biên tập

Tài liệu tham khảo:

[1] “The Truth about the American Civil Liberties Union”, Congressional Record: Proceedings and Debates of the 87the Congress, 1st session.
https://sites.google.com/site/heavenlybanner/aclu.
[2] Thomas Schuman, Love Letter to America (Los Angeles: W.I.N. Almanac Panorama, 1984), pp. 21–46.
[3] David Horowitz, Barack Obama’s Rules for Revolution: The Alinsky Model (Sherman Oaks, CA: David Horowitz Freedom Center, 2009), p. 6, p.16.
[4] Saul Alinsky, “Tactics,” Rules for Radicals: A Practical Primer for Realistic Radicals (New York: Vintage Books, 1971).
[5] David Horowitz, Barack Obama’s Rules for Revolution: The Alinsky Model (Sherman Oaks, CA: David Horowitz Freedom Center, 2009), pp. 42–43.
[6] “Playboy Interview with Saul Alinsky,” New English Review,
http://www.newenglishreview.org/DL_Adams/Playboy_Interview_with_Saul_Alinsky/.
[7] David Horowitz, Barack Obama’s Rules for Revolution: The Alinsky Model (Sherman Oaks, CA: David Horowitz Freedom Center, 2009).
https://newrepublic.com/article/61068/the-agitator-barack-obamas-unlikely-political-education
[8] Như trên.
[9] “Playboy Interview with Saul Alinsky,” New English Review,
http://www.newenglishreview.org/DL_Adams/Playboy_Interview_with_Saul_Alinsky/
[10] William L. Lind, Chapter VI, “Further Readings on the Frankfurt School,” in William L. Lind, ed., Political Correctness: A Short History of an Ideology (Free Congress Foundation, 2004), p. 4–5. Refer to the text at:
http://www.nationalists.org/pdf/political_correctness_a_short_history_of_an_ideology.pdf
[11] William S. Lind, “What is Cultural Marxism?”
http://www.marylandthursdaymeeting.com/Archives/SpecialWebDocuments/Cultural.Marxism.htm
[12] Raymond V. Raehn, Chapter II, “The Historical Roots of ‘Political Correctness,’” in William L. Lind, ed., Political Correctness: A Short History of an Ideology (Free Congress Foundation, 2004), p. 10.
[13] Shen Han, Huang Feng Zhu, “The Rebel Generation: The Western student movement in the 1960s” (Refer to Lin Biao’s translated text at
https://www.marxists.org/reference/archive/lin-biao/1965/09/peoples_war/ch08.htm.
[14] Mikhail Suslov, “The Defense of Peace and the Struggle Against the Warmongers” (New Century Publishers, February 1950).
[15] Vladimir Bukovsky, “The Peace Movement & the Soviet Union” (Commentary Magazine, 1982). Refer to the link:
https://www.commentarymagazine.com/articles/the-peace-movement-the-soviet-union/
[16] Jeffrey G. Barlow, “Moscow and the Peace Movement,” The Backgrounder (The Heritage Foundation, 1982), p. 5.
[17] Stanislav Lunev, Through the Eyes of the Enemy: The Autobiography of Stanislav Lunev (Washington D.C.: Regnery Publishing, 1998), p. 74, p. 170.
[18] Robert Chandler, Shadow World: Resurgent Russia, the Global New Left, and Radical Islam(Washington, D.C.: Regnery Publishing, 2008), p. 389.
[19] Anthony C. Sutton, “Conclusions,” The Best Enemy You Can Buy (Dauphin Publications, 2014).
[20] G. Edward Griffin, Anarchy U.S. A.: In the Name of Civil Rights (DVD), John Birch Society.
[21] Pinkoski, Nathan. 2018. “Jordan Peterson Marks Right And Left’s Side-Switch On Free Expression.” The Federalist. 02/03/2018.
http://thefederalist.com/2018/02/02/jordan-peterson-marks-fulcrum-right-lefts-side-switch-free-expression/
[22] “Antifa protests mean high security costs for Berkeley Free Speech Week, but who’s paying the bill?” Fox News, 15/09/2017.
http://www.foxnews.com/us/2017/09/15/antifa-protests-mean-high-security-costs-for-berkeley-free-speech-week-but-whos-paying-bill.html.
[23] “Penn Law professor loses teaching duties for saying black students ‘rarely’ earn top marks,” New York Daily News, 15/03/2018,
http://www.nydailynews.com/news/national/law-professor-upenn-loses-teaching-duties-article-1.3876057.
[24] “Campus Chaos: Daily Shout-Downs for a Week,” National Review, October 12, 2017,
https://www.nationalreview.com/corner/campus-chaos-daily-shout-downs-week-free-speech-charles-murray/.