Đội quân La Mã là một trong những đôi quân thiện chiến và hùng mạnh nhất trong lịch sử châu Âu. Để có được điều này quân La Mã đã có những đội hình chiến thuật độc đáo gắn liền với những trận đánh vang dội trong lịch sử.

Những đội hình dàn trận nổi tiếng của quân đội La Mã
Phục dựng trang phục binh lính La Mã. (Ảnh: ChrisO, Wikipedia, Public Domain)

Quân La Mã đề cao kỷ luật, điều này giúp họ có được tiếng nói chung, kết hợp ăn ý trên chiến trường, gắn kết hành một khối, nên rất khó bị đánh bại. Việc có được nhiều đội hình chiến thuật giúp họ thích ứng được nhanh trước những diễn biến bất ngờ của trận đánh, dù đối thủ có thay đổi thế nào, họ cũng sắp xếp được đội hình thích hợp để chống lại. Mỗi khi dàn quân, người La Mã sử dụng nhiều ô hình chữ nhật hay hình tam giác khác nhau, mỗi một đội hình này được gọi là Legion.

Testudo: Đội hình mai rùa

Đội hình này có hình dạng giống như mai rùa khi những chiến binh đứng sát nhau với những tấm khiên tạo thành một khối kín kẽ lại vững chắc.

mai rua11
Đội hình mai rùa thường được quân đội La Mã sử dụng khi tham chiến. (Ảnh: Neil Carey, FlickrCC BY-SA 2.0)

Nhìn vào có thể thấy nhược điểm của đội hình này là sẽ rất khó di chuyển. Thực tế đội hình này chỉ được sử dụng để tránh cung tên và ném lao của đối phương. Khi đối phương bắn tên, những chiến binh sẽ xếp thành đội hình mai rùa khiến cung tên trở thành vô dụng.

Danh tướng nổi tiếng lịch sử sử dụng đội hình Testudo là Mark Antony, ông đã sử dụng đội hình mai rùa để chống lại đội quân Parthia vào năm 36 TCN.

Đội hình mai rua chủ yếu dùng để phòng thủ đón đánh đối thủ, mỗi khi tấn công, người La Mã dùng các đội hình khác dưới đây.

Triple Line

Đây là đội hình cải tiến từ đội hình Phalanx nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại. Đội hình Phalanx có dạng hình chữ nhật, những binh sĩ đi hàng đầu sẽ giương cao ngọn giáo sắc bén để tạo nên bức tường không thể thâm nhập. Thêm vào đó, mỗi binh sĩ sẽ mang khiên Hoplon bên ngực trái để bảo vệ tim và phần bên phải của binh sĩ bên cạnh. Chính yếu tố này giúp họ hầu như bất khả chiến bại khi tấn công trực diện từ phía trước. Kẻ thù không thể tấn công họ trực tiếp cũng như không thể phóng lao từ xa do hệ thống khiên rất chắc chắn.

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới
Tranh mô tả đội hình Phalanx của người Hy Lạp đánh bại quân của Đế quốc Achaemenes. (Tranh: NYPL Digital collections, Wikipedia, Public Domain)

Đội hình Phalanx thường có 8 hàng, dài khoảng 300m. Bốn hàng quân đầu tiên sẽ giương giáo về phía trước, các hàng sau sẽ nâng giáo lên phía trên để tạo một hàng rào bảo vệ theo kiểu con nhím. Hàng rào này bảo vệ có hiệu quả các cuộc tấn công trên cao bằng tên và lao.

Đội hình Phalanx là biến hóa, có thể tập trung số quân đông hơn, hoặc tinh nhuệ hơn ở giữa hay hai cánh, tùy vào tài của tướng chỉ huy và tình hình thực tế. Ví như nếu bố trí quân đông và thiện chiến hơn ở 2 cánh, thì khi đối mặt với đối phương, 2 cánh có thể dễ dàng vượt lên, trong khi ở giữa giữ yên, như thế sẽ hình thành thế trận bao vây đối phương.

Người La Mã khi dùng đội hình Phalanx thì giữ nguyên khung hình chữ nhật nhưng chia làm 3 tuyến bộ binh (gọi là Triple line). Đứng đầu là những binh sĩ Hastati mặc giáp nhẹ mang giáo dài; nhóm đứng tiếp theo là Principes gồm những binh sĩ có nhiều kinh nghiệm hơn được trang bị vũ khí tốt; nhómsau cùng là nhưng binh sĩ triarius có nhiều kinh nghiệm nhất và trang bị vũ khí tốt nhất.

Quân Hy Lạp bố trí quân đứng không sát vào nhau mà cách một chút, giúp cho binh sĩ cơ động hơn khi tham chiến. Binh lính cũng được trang bị cả những loại vũ khí ngắn như kiếm.

Đội hình tam giác

Thay vì bố trí quân theo hình chữ nhật, người La Mã cũng có thể chuyển thành hình tam giác, hay mũi nhọn, giúp cho có nhiều binh sĩ hơn tham gia trận đánh trong cùng một phạm vi diện tích.

Trong trận Watling Street vào năm 60 SCN, người La Mã đã dùng đội hình tam giác để ngăn cuộc nổi loạn của nữ tướng Boudica. Đây là cuộc chiến mà lực lượng chênh lệch đáng kinh ngạc, 100.000 quân nổi loạn Briton dưới sự lãnh đạo của nữ tướng Boudica bị đánh bại bởi 10.000 quân La Mã của tướng Suetonius.

Con số thiệt hại 2 bên cũng đáng kinh ngạc, quân nổi loạn bị mất 80% số quân, trong khi quân La Mã của tướng Suetonius chỉ mất 400 người. Kết quả này có được là nhờ sự kỷ luật của binh sĩ cùng việc sử dụng tốt thế trận này.

Mỗi trận đánh, tùy vào tình huống mà quân La Mã sử dụng 1 hay cả 3 đội hình chiến thuật này, hoặc đội hình này cũng có thể thay đổi thành đội hình khác tùy theo tình huống cụ thể.

Doi hinh Legion bien hoa 01
Bố trí đội hình trong trận Pydna. (Tranh: Marsyas, Mkr bu50, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)

Trong trận Pydna nổi tiếng diễn ra vào năm 168 trước Công Nguyên, người La Mã đã dùng đội hình chiến thuật biến hóa của mình để đánh bại Đế quốc Macedonia mà Alexander Đại đế xây dựng trước đó.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video: