Giảng viên triết học đại học Fordham: Công bố của Pháp Luân Công gợi nhớ tới Plato
Đại học Fordham, một trường đại học nghiên cứu Công giáo tại Manhattan, Hoa Kỳ. (Ảnh: EQRoy, Shutterstock)

Vào dịp năm mới Trung Quốc, ông Lý Hồng Chí, người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công, đã công bố một bài viết có tựa đề “Vì sao có nhân loại”. Ông Lý viết mình mong muốn tiết lộ “Thiên cơ” nhằm giúp “con người biết được chân tướng, lại cấp cơ hội được cứu cho con người”.

Chia sẻ cảm nghĩ sau khi đọc bài viết, ông William Baumgarth, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Fordham ở thành phố New York, cho biết ông cảm thấy rằng “con đường khả thi duy nhất” để một người tốt vượt qua giai đoạn khó khăn là trau dồi đạo đức và trở thành một người tốt hơn nữa.

“Các phần đề cập đến sự sáng thế và các chu kỳ của vũ trụ khiến tôi nhớ đến các chủ đề phổ biến trong triết học Hy Lạp (và La Mã) cổ điển: Plato, đặc biệt là trong cuốn Timaeus của ông, cũng như những nhà Khắc kỷ, trong vũ trụ luận về sự phát triển [thành, trụ] và cuối cùng là hủy hoại [hoại, diệt] và tái sinh. Tôi thấy những học thuyết này sáng tạo, sâu sắc, nhưng không cảm thấy thuyết phục”, ông Baumgarth nói với tờ Epoch Times vào ngày 27 tháng 1.

“Tôi cảm thấy thuyết phục hơn với lời giải thích của ông Lý Hồng Chí về lý do tại sao chúng ta lại tới đây, trong một cảnh giới vũ trụ tồi tệ như vậy. Điều này gợi nhớ đến ‘Thần thoại Trái Đất’ ở cuối tác phẩm ‘Cộng hòa’ của Plato. Ông Lý Hồng Chí nói về tầm quan trọng của việc trau dồi tri thức, nâng cao đức hạnh và dám đối diện với hoàn cảnh hiện nay. Và dường như hoàn cảnh thời đại của chúng ta cho thấy rằng sự hủy diệt [nhân loại] đang tiến đến cận kề. Chú trọng đạo đức và dám đối diện có thể là con đường khả thi duy nhất của chúng ta”, ông Baumgarth nói.

William Baumgarth nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Harvard, là phó giáo sư tại Khoa Khoa học Chính trị, phó chủ nhiệm Khoa Kinh tế. Ông từng là chủ nhiệm Khoa Khoa học Chính trị, quyền chủ nhiệm Khoa Cổ điển, chủ nhiệm Ủy ban Đánh giá Nhiệm kỳ Đại học và giám đốc Chương trình Danh dự Rose Hill. Ông giảng dạy trong các lĩnh vực Triết học Chính trị Cổ điển, Trung cổ, Hiện đại và Đương đại.

Baumgarth cho biết điều đầu tiên ông học được từ bài viết của Pháp Luân Công đó là “cuộc sống có ý nghĩa”, đồng thời ý nghĩa cuộc sống của một người là kết quả của những quyết định mà người đó đã đưa ra. “Những quyết định tồi tệ dẫn đến những hoàn cảnh tồi tệ, và thay vì tức giận, thất vọng hay chán nản, bạn nên chấp nhận những gì đã xảy ra và tiến về phía trước”.

Ông Baumgarth tin rằng ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, có hiểu biết sâu sắc về thế giới và về con người. “Tôi nghĩ thông điệp mà ông ấy đưa ra trước hết là đừng tiêu cực về hoàn cảnh của bạn… Thứ hai, hãy tích đức, rèn luyện phẩm chất và đạo đức. Cách duy nhất để những người tốt vượt qua hoàn cảnh hiện nay là trở thành những người tốt hơn. Đó là tình huống mà ông ấy nhìn thấy về chúng ta, đó là sự tuột dốc. Có thể chúng ta đang trên bờ vực của sự hủy diệt, nhưng lại không rõ chúng ta đã tiến gần đến mức nào.”

Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp được ông Lý Hồng Chí giới thiệu ra công chúng vào năm 1992. Môn tu luyện này dựa trên nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”, dạy những người tập trở về với các giá trị truyền thống phổ quát, trở thành người tốt và cố gắng trở nên tốt hơn cho đến khi họ có thể trở về với bản chất của sinh mệnh, điều mà Đạo gia gọi là “phản bổn quy chân”.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên quy mô lớn vào tháng 7 năm 1999. Trong hơn 20 năm qua, người tập Pháp Luân Công trên thế giới đã kiên trì phản đối cuộc đàn áp một cách hòa bình. Đồng thời, môn tu luyện này đã lan rộng khắp nơi. Ngày nay, Pháp Luân Công được thực hành tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.

Theo Epoch Times tiếng Anh
Tác giả: Jenny Li, Olivia Li

Xem thêm:

Mời xem video: