Trong các kiến trúc cổ của nhà Hán, chúng ta thường thấy “Thiên tỉnh” (giếng trời). Nhưng trong một số cung điện, miếu đình, ở chính giữa mái nhà thường thấy kiến trúc hình ô lọng, có dạng giếng lõm hình vuông, đa giác hoặc hình tròn; các hoa văn điêu khắc bên trong rất phức tạp, tinh mỹ xa hoa phi thường. Đó chính là “Tảo tỉnh” (giếng tảo). Người Trung Hoa nhìn nhận “trời tròn đất vuông”, người xưa cũng đặc biệt coi trọng “trời” trong nhà, do đó Tảo tỉnh với “mái vòm cao khởi, như ô như lộng” ra đời từ đó.

Tảo Tỉnh - Vẻ đẹp của mái vòm kiến trúc cổ điển Trung Hoa
(Ảnh: Husky221, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)

Tảo tỉnh gửi gắm hy vọng của con người mong gia trạch bình an, tránh xa hỏa hoạn. Trong “Phong tục thông” có ghi chép: “Điện này làm giếng trời (Thiên tỉnh). Tỉnh (giếng) này cũng giống như Đông Tỉnh. Lăng (cây củ ấu) là loài thủy sinh, vậy nên cũng đều trấn hỏa.” Đông Tỉnh tức là Tỉnh Tú, một trong nhị thập bát tú, người xưa nhìn nhận đó là chủ thủy, tại chỗ cao nhất của điện đường, lầu cát mà làm giếng (Tỉnh), và trang hoàng chúng bằng các loại thủy sinh thảo vật (tảo) như hà (sen), lăng (cây củ ấu), liên (sen),… đều là mong muốn dựa vào đó có thể trấn áp ma hỏa gây loạn, bảo hộ cho công trình kiến trúc được an toàn.

Sự xuất hiện của Tảo tỉnh có một lịch sử lâu dài, từ hơn 2000 năm trước Tảo tỉnh đã được trang hoàng trên đỉnh của các mộ thất nhà Hán, sau đó chúng xuất hiện nhiều trong các kiến trúc hoàng gia và tôn giáo. Sau thời nhà Minh, cấu trúc và hình thức của Tảo tỉnh đã phát triển vượt bậc, chúng cực kì tinh xảo và lộng lẫy tráng lệ; vào thời nhà Thanh, các Tảo tỉnh phần nhiều là một đám rồng cuộn được điêu khắc sống động, vì vậy Tảo tỉnh được đổi tên thành “Long tỉnh”.

Tao tinh kien truc Trung Hoa 05
(Ảnh: Y . l yeh, Flickr, CC BY-NC-ND 2.0)

Kỹ nghệ của Tảo tỉnh rất phức tạp. Thợ thủ công không dùng đinh, mà dùng kỹ thuật chuẩn mão (tra mộng gỗ) và đấu củng chồng lên nhau tạo thành, đây được nhìn nhận là một kỹ thuật trang hoàng phức tạp của kiến trúc gỗ của Trung Hoa, cũng là những người thợ thủ công khéo léo của Trung Hoa cổ đại đã đem văn minh lịch sử, sự hiển hách tôn quý của hoàng thất, và mong muốn tốt đẹp đối với tự nhiên mà dung hòa thành một, vận dụng vào kỹ thuật cao nhất trong các kiến trúc cổ đại.

Tảo Tỉnh - Vẻ đẹp của mái vòm kiến trúc cổ điển Trung Hoa
(Ảnh: Mrmarkertw, Wikipedia, CC BY-SA 4.0)
Tảo Tỉnh - Vẻ đẹp của mái vòm kiến trúc cổ điển Trung Hoa
(Ảnh: Weichen_kh, Flickr, CC BY-NC-ND 2.0)
Tao tinh kien truc Trung Hoa 07
(Ảnh: Siyuwj, Wikipedia, CC BY-SA 4.0)
Tảo Tỉnh - Vẻ đẹp của mái vòm kiến trúc cổ điển Trung Hoa
(Ảnh: LiChieh Pan, Flickr, CC BY-NC-SA 2.0)
Tao tinh kien truc Trung Hoa 03
(Ảnh: Mummyyx, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)
Tảo Tỉnh - Vẻ đẹp của mái vòm kiến trúc cổ điển Trung Hoa
(Ảnh: 寺人孟子, Wikipedia, CC BY-SA 4.0)
Tao tinh kien truc Trung Hoa 02
(Ảnh: 猫猫的日记本, Wikipedia, CC BY-SA 4.0)

Theo “Tảo Tỉnh – Vẻ đẹp của mái vòm kiến trúc cổ điển Trung Quốc
Đăng lại từ Chanhkien.org
Bổ sung ảnh minh họa

Xem thêm:

Mời xem video: